PHẦN 10

CỔ TRƯỚNG (Ascites)

Đại Cương

Bình thường ở màng bụng chỉ là một khoảng trống giữa lá Tạng và lá thành. Trong trường hợp bị bệnh hoặc khi có rối loạn điều hòa động và thủy tĩnh học của cơ thể, dịch thể xuất hiện trong ổ màng bụng, gọi là Cổ Trướng.

Dịch đó có thể lưu thông trong khắp ổ màng bụng, gọi là Cổ trướng tự do. Cũng có trường hợp dịch đó khu trú trong một vùng của ổ màng bụng bởi các màng dính tạo thành vách ngăn, đó là Cổ trướng ngăn cách.

Thiên ‘Phúc Trung Luận’ (Tố Vấn 40) viết: “Có bệnh đầy vùng Tâm phúc, ăn được buổi sáng không ăn được buổi tối, đó là bệnh gì ? Trả lời: Gọi là bệnh Cổ trướng”.

Chương ‘Thủy Khí Bệnh’(Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Chứng Thạch thủy mạch thấy Trầm, biểu hiện ra ngoài là đầy bụng mà không suyễn. Chứng Can thủy thấy to bụng không xoay chuyển người được, dưới sườn và đau bụng. Chứng Tỳ thủy thấy to bụng, tay chân nặng nề, tân dịch không sinh ra, nhưng lại thiểu khí, tiểu tiện khó. Chứng Thận thủy thấy to bụng, vùng rốn sưng và đau lưng, không tiểu tiện được”.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận - Thủy Cổ Hậu’ viết: “Đây là do Thủy độc khí kết tụ ở trong khiến cho bụng to dần, có tiếng nước óc ách, muốn uống nước, da đen sạm giống như bị phù, gọi là chứng Thủy cổ”.

Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ viết: “Phàm có các chứng Trưng Hà, tích khối, bỉ khối, tức là có gốc rễ của bệnh Trướng, tích lũy ngày tháng, bụng to như cái chum, gọi là chứng Đơn phúc trướng”.

Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Trong đục lẫn lộn, toại đạo bị ủng tắc,... thấp và nhiệt cùng phát sinh sẽ thành trướng đầy”.

Sách ‘Trương Thị Y Thông’ viết: “Người nghiện rượu bị bệnh trướng bụng như cái đấu, đó là thấp nhiệt làm hại Tỳ. Vị tuy ăn vào được nhưng Tỳ không vận hóa, cho nên thành chứng Bỉ trướng”.

Cổ trướng là một trong tứ chứng nan y: Phong (chứng kinh phong, động kinh), Lao (bệnh lao), Cổ (cổ trướng), Lại (phong cùi).

Người xưa, tùy thể bệnh còn gọi các tên Thủy cổ, Trùng cổ, Tri thù cổ (có mạch sao), Đơn phúc trướng... Các học giả đời sau theo nguyên nhân bệnh chia làm 4 loại: Khí cổ, Huyết cổ, Thủy cổ, Trùng cổ.

Nhưng khí huyết, thủy cổ có liên quan mật thiết chứ không xuất hiện riêng lẻ mà chỉ có cái nào là chính mà thôi.

Chứng cổ trướng trên lâm sàng gặp trong nhiều loại bệnh như Xơ Gan Cổ Trướng, Hội Chứng Gan Lách To, Thận Hư Nhiễm Mỡ, Lao Màng Bụng, Ung Thư Ổ Bụng.

Xem thêm bài ‘Xơ Gan’.

Nguyên Nhân

Theo YHHĐ: trong cổ trướng tự do, dịch thâm nhập vào ổ màng bụng có thể có hai nguồn gốc:

. Từ màng bụng tiết ra, do màng bụng bị nhiễm khuẩn, bị kích thích: đó là Cổ trướng xuất tiết (biểu hiện trong xét nghiệm sinh hóa qua phản ứng Rivalta dương tính và đậm độ Protein cao). Gặp trong Lao màng bụng, Ung thư màng bụng tiên phát hoặc hậu phát.

. Từ các tổ chức chung quanh màng bụng thẩm thấu vào ổ bụng. Đó là Cổ trướng thẩm thấu (Biểu hiện qua Rivalta âm tính có đậm độ Protein thấp). Các trường hợp bệnh lý gây ứ trệ tuần hoàn hồi quy hoặc ứ trệ hệ thống tĩnh mạch cửa và các trường hợp gây phù nề nhiều do thay đổi áp lực keo trong máu, do ứ NaCl hoặc do cường Aldosteron thứ phát đều có thể gây cổ trướng thẩm thấu. Thường gặp trong Xơ Gan, Ung Thư Gan, Viêm Tắc Tĩnh Mạch Cửa, Viêm Thận Mạn, Thận Hư Nhiễm Mỡ, Suy Tim Kéo Dài, Suy Dinh Dưỡng.

Theo các sách Đông y, qui nạp lại có mấy nguyên nhân sau:

1- Rối loạn tình chí (thất tình): Sự rối loạn tình chí con người sinh chứng cổ trướng, thí dụ như hay tức giận hại can, can khí uất làm tổn thương tỳ khí (can khắc tỳ), chức năng vận hóa của tỳ rối loạn gây nên bệnh. mặt khác, ưu tư lo lắng nhiều làm hại tỳ... (đây là yếu tố tinh thần ảnh hưởng xấu đến bệnh tật).

2. Ăn uống thiếu điều độ: ăn quá no, nhiều chất béo, mỡ, uống nhiều rượu bia cũng hại tỳ khiến cho chức năng vận hóa của Tỳ bị rối loạn sinh bệnh.

3. Bệnh tật lâu ngày (nhất là bệnh gan thận) làm cho cơ thể, tạng phủ mà chủ yếu là tỳ thận hư nhược, vận hóa rối loạn sinh cổ trướng.

4. Lao lực, phòng dục quá độ, tinh, khí huyết suy giảm cũng gây tổn thương can, tỳ, thận.

5. Một số nguyên nhân khác như trùng tích (chủ yếu là hấp huyết trùng (schistospmiasis), hàn tích (do ăn nhiều chất sống lạnh), hàn nội sinh tích tụ ở trung tiêu làm tổn thương tỳ vị.

Bệnh lý chủ yếu là do 3 tạng Can, Tỳ, Thận bị tổn thương: can khí uất kết, mạch lạc không thông đạt, khí huyết tích tụ gây bỉ mãn. Tỳ vị hư yếu thủy cốc đình trệ, bệnh lâu ngày thận khí suy không chủ được thủy gây ra cổ trướng. Ở mức độ nhất định, bệnh của tâm và phế (tâm chủ huyết, phế chủ khí) cũng ảnh hưởng đến sự hình thành cổ trướng.

Biểu Hiện Của Cổ Trướng

Tùy theo số lượng dịch nhiều hoặc ít trong ổ màng bụng mà cổ trướng thuộc loại nhiều, trung bình hoặc ít. Cổ trướng càng to, càng dễ chẩn đoán.

+ Nhìn: Bụng to, xệ xuống khi đứng và bè sang hai bên khi nằm ngửa, rốn lồi thường lồi nhiều hoặc ít.

+ Sờ: bụng mềm hoặc căng nhiều hoặc ít tùy số lượng nước trong ổ màng bụng.

+ Gõ: là dấu hiệu quan trọng nhất. Bảo người bệnh nằm nghiêng sang bên phải rồi bên trái, thầy thuốc gõ ở vùng thấp của bụng trong mỗi tư thế đó. Bình thường các vùng đó dù ở tư thế nào cũng vẫn trong. Khi có cổ trướng, do dịch tập trung vào các vùng thấp, gõ sẽ thấy các vùng đó bị đục và giới hạn trên của vùng đục là một đường cong ngửa lên trên (một yếu tố cần chú ý để phân biệt với nang nước). Gõ đục vùng thấp không những có giá trị xác định cổ trướng mà còn xác định cổ trướng đó là loại cổ trướng tự do.

Biện Chứng Luận Trị

Biện chứng luận trị cổ trướng thường chia làm 2 thể bệnh chính: Thực Trướng là bệnh mới mắc, cơ thể người bệnh còn khỏe, phép trị chủ yếu là khu tà bao gồm hành khí, tiêu tích, trục thủy, phá ứ. Hư Trướng là bệnh đã lâu ngày, cơ thể người bệnh yếu, phép trị chủ yếu là bổ hư, tư dưỡng can, kiện tỳ, ích thận là chính. Tuy nhiên chứng cổ trướng đa số là ‘bản hư tiêu thực’, cho nên phép trị chính vẫn là phù chính công tà, tiêu bản kiêm trị ".

THỰC TRƯỚNG

1- Khí Trệ Thấp Ứ: Mạn sườn đau có lúc, ấn có cục mềm, tức, bụng đầy, ăn ít, ợ hơi, tiểu ít, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền.

Điều trị: Sơ can, lý khí, trừ thấp.

Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sài hồ, Chỉ xác, Thược dược, Cam thảo, Hương phụ, Xuyên khung.

(Sài hồ, Bạch thược, Xuyên khung, Cam thảo, Chỉ xác, Hương phụ sơ can, lý khí, kiện tỳ). Thêm Xa tiền tử, Trư linh, Trạch tả để lợi thấp).

Bụng đầy thêm Mộc hương, Đại phúc bì để hành khí. Trường hợp nặng, thêm Đại hoàng, Nhân trần, Chi tử để thanh hóa thấp nhiệt. Hàn thấp bụng đầy, tiêu lỏng, thêm 'Hương Sa Lục Quân Hoàn’ mỗi lần 6 - 8g, ngày 2 lần với nước gừng.

2. Nhiệt Uất Huyết Ứ: Bụng đầy cứng, đau, sắc mặt vàng xậm hoặc da mặt vàng, đầu cổ lưng ngực bụng có vết máu vạch, môi tím, bứt rứt, miệng khô, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, hoá ứ.

Dùng bài Nhân Trần Cao Thang (Thương Hàn Luận): Nhân trần, Sơn chi, Đại hoàng. hợp với Hoá Ứ Thang gia giảm (Nghiệm Phương): Đương qui, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Sơn giáp, Bạch truật..

(Nhân trần, Sơn chi, Đại hoàng để thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu độc; Đương quy, Xích thược, Đơn bì, Đơn sâm, Thanh bì, Hương phụ để hành khí, hoạt huyết, hoá ứ. Có thể thêm Gừng, Táo để hoà trung).

Bụng nước nhiều có thể dùng 'Bị Cấp Hoàn’ để trục thủy (Kim Quĩ Yếu Lược): Đại hoàng, Ba đậu, Can khương. Lượng bằng nhau. Ba đậu ép hết dầu thô, tán bột mịn, hoàn với mật ong. mỗi lần uống 1 – 2g.

HƯ TRƯỚNG

1- Tỳ Thận Dương Hư: Bụng đầy trướng, về chiều tối nặng hơn, mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh hoặc 2 chân phù lõm, tiểu ít, sắc mặt vàng nhợt hoặc tái nhợt, lưỡi tím nhợt, mạch Trầm Tế Huyền.

Điều trị: ôn bổ tỳ thận, hành khí lợi thủy.

Dùng bài Chân Vũ Thang (Thương Hàn Luận): Thục Phụ tử, Sinh khương, Bạch truật, Bạch thược.

Phối hợp với Ngũ Bì Ẩm gia giảm (Trung Tàng Kinh) Tang bạch bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Bạch linh bì, Trần bì, lượng bằng nhau, chế thành thuốc tán. Mỗi lần uống 8 - 12g.

(Thục Phụ tử ôn bổ tỳ thận, Bạch truật, Bạch linh kiện tỳ lợi thủy, Đạïi phúc bì, Trần bì, Tang bạch bì hành khí lợi thủy, Sinh khương ôn tán thủy khí, tăng tác dụng các thuốc lợi thủy; Bạch thược dưỡng can, chỉ thống, điều hòa tính nóng của Phụ tử).

Có thể cho uống thêm Thận Khí Hoàn (Tế Sinh Phương): Thục địa. Sơn dược, Sơn thù, Đan bì. Phục linh, Trạch tả, Phụ tử, Quế nhục, Ngưu tất, Xa tiền để tư âm, trợ dương, hóa khí, lợi thủy.

2. Can Thận Âm Hư: Bụng đầy trướng, nổi gân xanh, người gầy, da khô nóng, sắc da sạm đen, môi tím, miệng khô, bứt rứt, răng và nướu răng chảy máu hoặc chảy máu cam, tiểu ít, vàng đậm, thân lưỡi thon, đỏ thẫm, khô, mạch Huyền Tế Sác.

Điều trị: Tư dưỡng can thận, lương huyết, hóa ứ.

Dùng bài Nhất Quán Tiễn (Llễu Châu Y Thoại): Sa sâm. Mạch môn, Đương quy, Sinh địa, Câu kỷ tử, Xuyên luyện tử.

Hợp với Cách Hạ Trục Ứ Thang gia giảm (Y Lâm Cải Thác): Ngũ linh chi, Đương qui, Xuyên khung, Đào nhân, Xích thược, Đơn bì, Ô dược, Diên hồ sách, Cam thảo, Hương phụ, Hồng hoa, Chỉ xác.

(Sinh địa, Bắc Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử tư dưỡng can thận; Đương qui dưỡng huyết hòa can; Xích thược, Đơn bì thêm Huyền sâm, Địa cốt bì lương huyết; Mao căn lương huyết, chỉ huyết; Ô dược, Hương phụ, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa hành khí, hoạt huyết, chỉ thống).

Trường hợp bệnh nhân hôn mê, sốt cao cần dùng viên An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (Ôn Bệnh Điều Bìện): Ngưu hoàng, Uất kim, Tê giác, Hoàng liên, Chu sa, Băng phiến, Trân châu (Ngọc trai), Sơn chi, Hùng hoàng, Hoàng cầm, Xạ hương để cấp cứu, lương huyết, giải độc, thanh nhiệt, khai khiếu.

Trường hợp cổ trướng nặng gây nên khó thở cần công trụïc cổ trướng, có thể dùng một trong những bài sau: Bị Cấp Hoàn (Ba đậu bỏ vỏ, ép hết dầu, Đại hoàng, Can khương, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn, luyện mật ong, làm viên), mỗi lần uống 1-2g với nước ấm. Ngũ Công Tán (Khiên ngưu tử 120g, Tiểu hồi hương 30g, tán bột, làm viên. Mỗi lần uống l,5-3g, nuốt ngày 1-2 lần. Gia Vị Thập Táo Thang: Đại kích (chế dấm), Nguyên hoa, Cam toại, Hổ phách, Trầm hương, Hắc Bạch sửu, lượng bằng nhau, tán bột mịn, trộn đều) mỗi lần uống l,5-3g với nưóc sắc Táo tàu. Chu Xa Hoàn (Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, Đại hoàng, Hắc sửu, Mộc hương, Trần bì, Thanh bì, Khinh phấn, Binh lang). Mỗi lần uống 07,5 – 1g.

Nói chung cổ trướng là một chứng bệnh nan y trong nhiều loại bệnh nan y cho nên trong điều trị cần hết sức thận trọng. Cần kết hợp với phương pháp điều trị Tây y, thí dụ như có thể vừa cho thuốc trục thủy vừa phải truyền dịch cho khỏi mất tân dịch hoặc đối với các tình huống bệnh nguy kịch cần kết hợp Tây y cấp cứu kịp thời.

Những bài thuốc trục thủy có thể dùng trị chứng cổ trướng (trị tiêu):

(l) Bột Hắc, Bạch sửu. Mỗi lần 1,5 - 3g, ngày uống l - 2 lần.

(2) Ngô công tán bột, Hắc bạch sửu 120g, Tiểu hồi hương 3 – 5g. Tán bột mịn, mỗi lần uống nuốt 1,5 - 3g, ngày 1 - 2 lần.

(3) Bột Cam toại, mỗi lần uống nuốt 0,5 - 1g. Thuốc xổ mạnh vì vậy cần lưu ý lúc dùng.

Có thể dùng thang Lý Ngư Xích Tiểâu Đậu Thang: Cá chép 1 con 500g, đánh vảy sạch, bỏ lòng ruột. Xích tiểu đậu 60g, không cho muối, nấu chín nhừ lọc qua vải lấy nước uống, ngày uống 1 thang, uống liền trong 2-3 tuần có kết qủa tốt.

BỆNH ÁN CỔ TRƯỚNG

(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)

Chu X, nữ, 35 tuổi.

Bệnh sử: Tháng 3-1965, sau khi sinh nở, kém ăn, yếu sức. Trước đây 2 tuần, thấy đi tiểu ít, trướng bụng, chân phù. Năm 1958 sau lần sinh thứ tư, cũng phát bệnh như vậy. Xét nghiệm: Vòng bụng 103 cm, thể trọng 138 cân (cân Trung quốc). Tròng trắng mắt mầu vàng, da vàng chưa rõ rệt, chưa xuất hiện dấu mạng nhện (dấu sao). Tim phổi bình thường, Gan Lách không to, gõ có âm đục và chi dưới phù, ấn lõm ( +).

Chẩn đoán: Cổ trướng (sơ Gan phúc thủy).

- Y án: Bệnh nhân sau sinh nở khí huyết đều suy, TỳVị yếu, thủy thấp ứ đọng đến nỗi bụng to như cái trống, chân phù, ăn không ngon, thấp uất hóa nhiệt, nung nấu không giải được cho nên mặt và mắt vàng, tiểu ít và đỏ. Dùng các phương thuốc ích khí, thanh nhiệt, lợi thấp, bệnh không giảm.- Đó là thủy tà bành rường, chính khí không thắng nổi tà khí gây nên. Giờ nên coi trọng lợi thủy, hỗ trợ thuốc ích khí. Cho dùng Mộc phòng kỷ 12g, Xuyên tiêu mục 12g, Điều đình lịch 12g, Sinh xuyên quân 8g, Tang bạch bì 16g, Đại phúc bì 12 g, Xích linh 12g, Trư linh 12g, Xa tiền tử 40g, Hoàng kỳ 20g, Trần bì 8g, Hồng hoa 6g. Sau khi uống thuốc 1 tuần, lượng tiểu tiện chưa tăng rõ rệt, nhưng trướng bụng hơi giảm, ăn cũng khá hơn, cho thấy vận hóa của Vị đã có xu thế khôi phục dần, nhưng thủy tà chưa lui, cần cho thuốc lợi thủy nặng hơn. Vì vậy tăng Đình lịch lên thành 40g; Ngày hôm tăng lượng thuốc, tiểu tiện nhiều hơn, lượng nước uống vào với lượng tiểu tiện cân bằng, những ngày sau có phần còn nhiều hơn, trướng bụng đỡ nhiều, chu vi vòng bụng cũng nhỏ đi, ăn có tiến bộ rõ rệt. Uống đơn thuốc này tiếp tục 1 tháng. Kiểm tra vòng bụng còn 87cm, thể trạng còn 122 cân, trọc âm di động vùng bụng không rõ nữa. Kiểm tra chức năng Gan, chưa ổn định hoàn toàn. Bệnh nhân vào viện ngày 1 tháng 6 năm 1965, ra viện ngày 24 tháng 7, cộng 53 ngày. Tình trạng ra viện nói chung khá tốt, sau đó bệnh nhân tiếp tục đến khám 2 lần nữa. Sau đó 5 tháng, viết thư kể sức khỏe rất tốt.

Nhận xét: Bệnh nhân phúc thủy sơ Gan, biểu hiện chứng hậu Tỳ Vị hư nhược nhưng lại có tình huống nghiêng về thủy thấp nặng, chính khí không thắng nồi tà khí. Vì vậy trong điều kiện mới dùng thang thuốc liều cao vừa ích khí vừa khư tà. Bệnh án này trước dùng thang thuốc ích khí lợi niệu, kết quả không cao, chỉ sau khi tăng liều lượng Đình lịch, lượng tiểu tiện mới nhiều rõ rệt. Qua đó thì thấy đối với điều trị phúc thủy sơ Gan, trọng dụng Hoàng kỳ để ích khí, kiện Tỳ, Đình lịch tử để tả Phế trục thủy, rõ ràng có tác dụng nhất định.

BỆNH ÁN CỔ TRƯỚNG

(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)

Bệnh nhân: Nghiêm X, nam, 40 tuổi.

Khám lần 1: Từng bị Cổ trướng năm 1958, đã điều trị khỏi. Năm nay, hồi tháng 3 đi kiểm tra phân có trứng giun móc dương tính. Trước đó 2 tuần bắt đầu thấy tiểu tiện ít, kém ăn, mỏi mệt, sắc mặt vàng bủng, mắt vàng, tính tình nóng nảy, Gan to dưới bờ sườn 2 khoát, mạch Trầm Huyền, chất lưỡi xanh nhợt, rêu lưỡi mỏng. Bệnh thuộc loại khí trệ huyết ứ, nước đục ứ đọng.

Điều trị hướng sơ Can lý khí, hóa ứ hành thủy. Dùng Sài hồ 6g, Xích thược 12g, Chỉ xác (sao) 8g, Uất kim 12g, Mộc hương 6g, Thanh bì 12g, Trần bì 12g, Đan sâm 20g, Xích linh 12g, Trư linh 12g, Xa tiền tử 40, Xuyên tiêu mục 12g, Đình lịch tử 12g.

- Khám lần 2: sau khi uống 4 thang, mặt vàng hơi bớt, tiểu tiện nhiều, bụng trướng giảm dần, ăn khá hơn, tinh thần tỉnh táo, nhưng hai chân còn cảm giác yếu sức, tính tình nóng nẩy, tình trạng bệnh hơi có khởi sắc, tiếp tục theo phương pháp cũ, đơn thuốc trên tăng Đình lịch tử lên 20 gam.

- Khám lần 3: Bụng trướng tiếp tục giảm, tiểu tiện thông lợi vàng mặt nhạt hơn, tinh thần và ăn uống khá, chất lưỡi đỏ, khô miệng, mạch Tiểu Huyền, tà khí lui, chính khí hư, vẫn dùng nguyên phương gia giảm, đơn thuốc cũ bỏ Đình lịch tử, gia Xuyên Thạch hộc 16 gam.

- Khám lần 4: Bụng trướng đã nhẽo, to bụng giảm rõ rệt ăn tốt, đã hết vàng mắt, đã lao động bình thường, nhưng hai chân còn cảm giác yếu, mạch Tế, chất lưỡi đỏ nhạt, điều trị tiếp bằng thuốc hoàn. Hoàng kỳ phiến, mỗi phiến trọng lượng 1 gam, mỗi lần dùng 5 phiến, ngày uống 2 lần. Sau khi uống liên tục 10 ngày, bệnh nhân đã làm nông nghiệp bình thường, tinh thần sảng khoái, theo lời kể 1 tháng trở lại, vùng bụng nhẹ nhàng, tiểu tiện bình thường, ăn uống rất tốt.

Nhận xét: Bệnh nhân khám lần đầu ngày 16 tháng 10 năm 1965 vòng bụng 90cm, sau khi điều trị, phúc thủy rút đi nhanh. Uống được 11 thang, vòng bụng chỉ còn 78cm; trướng bụng tiêu trừ cơ bản. Ngày 20 tháng 12 cho bệnh nhân uống thuốc chữa huyết hấp trùng.

Bệnh nhân bị huyết hấp trùng giai đoạn cuối, khí trệ huyết ứ, thủy trọc ứ đọng dẫn đến phúc thủy. Ngoài các triệu chứng bụng to tiểu tiện ít, mấu chốt là ở tình tự nóng nảy, mạch Trầm Huyền, chất lưỡi xanh nhạt, đó chủ yếu là chứng hậu khí trệ huyết ứ, cho

nên lập pháp sử phương, đầu tiên coi trọng sơ Can lý khí, hỗ trợ bằng hóa ứ lợi thủy mà thu được kết quả. Nếu quả là chỉ lợi thủy đơn thuần mà không chú ý tới Can lý khí, cho dù dùng liều cao thông lợi tiểu tiện thậm chí dùng thuốc trục thủy mạnh cũng khó

làm cho tiểu tiện thông lợi, phúc thủy tiêu đi. Cuối cùng, dùng độc vị Hoàng kỳ phiến nhằm ích khí để hành thủy, củng cố hiệu quả, đề phòng phúc thủy tái phát.

Bệnh Án Xơ Gan Cổ Trướng Do Thấp Nhiệt Ủng Trệ

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Phan XX, nam 45 tuổi, nông dân, Khám lần đầu ngày 18-5-1963. Trong một tháng lại đây bụng mỗi ngày một to ra như­ cái trống, bệnh viện chẩn đoán là xơ gan cổ trướng kèm lách to lên. Gan lách đều to 6cm. Sắc mặt vàng, mặt có nếp nhăn, nướu răng chảy máut, ăn không được, n­ước tiểu ít, đỏ, mạch Huyền Sác, chất lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Bệnh này thuộc chứng thấp nhiệt ủng trệ, n­ước tụ, khí trệ, huyết ứ, cổ trướng. Điều trị: phải thanh nhiệt, hóa thấp, trục ứ, tiêu thũng. Cho dùng bài Hóa Thấp Trục Ứ Tiêu Thũng Thang (Miết giáp 30g, Cù mạch 30g, Xa tiền tử 20g, Tam lăng 6g, Nga truật 6g, Phục linh 12g, Trạch tả 18g, Xuyên giáp 6g, Xích th­ợc 10g, Đào nhân 9g, Tiểu kế 30g, Phúc bì 12g, Hồ lô nửa quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.). Sau khi uống 5 thang nữa, đồng thời pha 30g Đại Tiểu kế nấu thành nư­ớc thay trà uống nhiều lần. Uống xong bụng nư­ớc rút hết, ăn uống dần tăng lên, lách co lại. Tiếp theo cho thêm một số vị kiện tì d­ưỡng huyết như­ Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đ­ương qui v.v... vào bài thuốc trên, uống liền trong hơn 4 tháng. Thời gian uống kiêng muối. Lách bệnh nhân trở lại như­ bình thường, các chứng bệnh tiêu tan, đã có thể làm một số công việc đồng áng. Theo dõi người bệnh 15 năm, không thấy tái phát.

Bệnh Án Xơ Gan Cổ Trướng Do Can Uất Khí Trệ, Tỳ Vị Hư Tổn

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Khương XX, nam, 47 tuổi, nông dân. Người bệnh tiêu hóa không tốt, bụng trướng, nặng nhất là về ban đêm, đã 7-8 năm, khám ở một bệnh viện chẩn đoán là viêm gan mạn tính, xơ gan giai đoạn đầu. 3 tháng gần đây bệnh nặng lên, ăn uống giảm sút, tiêu hóa kém, bụng trướng tăng. Toàn thân yếu sức, gầy còm, bụng to dần như­ cái trống, n­ước tiểu ít, màu vàng. Mạch Trầm, Hoãn. Đã rút nư­ớc ở bụng 2 lần, mỗi lần 1000ml. Điều trị:phải hành khí lợi thủy, thư­ can giải uất. Cho uống phối hợp Thanh Oa Tán với Mẫu Kê Sâm Kỳ Thang. Sau khi dùng thuốc 100 ngày, cổ trướng rút hết, các chứng dần tiến triển, đã có thể làm các công việc chân tay thông thường.

Bệnh Án Xơ Gan Cổ Trướng Do Thấp Nhiệt Đình Trệ

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Từ X X, nam, 58 tuổi. Bệnh nhân vốn nghiện r­ượu, ăn ít bụng trướng. Gần đây lư­ợng nư­ớc tiêu giảm, bụng căng như­ trống. Xét nghiệm chức năng gan thấy tỉ lệ albumin/globulin đảo ngư­ợc, chẩn đoán là xơ gan cổ trướng. Dùng thuốc đông y và tân dược để chữa nhưng kết quả không rõ rệt. Do người bệnh vốn nghiện rượu nên gan lách đều bị thương tổn, thể hiện sắc mặt xạm đen, mũi đỏ, không đói, tiểu tiện ít, miệng hơi đắng bụng trướng đầy, lưỡi hơi đỏ, rêu đục bẩn, mạch Huyền Sác. Đó là do thấp nhiệt giao trở, gan lách tổn thương dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn mà thành cổ trướng. Cho uống Đan Khê Tiểu Ôn Trung Hoàn (Bạch truật 60g, Phục linh 30g, Trần bì 30g, Khương bán hạ 30g, Sinh cam thảo 10g, Tiêu thần khúc 30g, Sinh hương phụ 45g, Khổ sâm 15g, Hoàng liên sao 15g, C­ương châm xa 45g (tẩm dấm sao đỏ, tán nhỏ). Các vị thuốc trên sau khi tán thành bột mịn, lấy dấm và nư­ớc (mỗi thứ một nửa) trộn thành hồ Thần khúc rồi làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 70-80 hoàn, uống với nư­ớc thuốc sau: Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát, sắc uống. Đối với người bệnh hư­ nặng, thì bỏ vị Hoàng liên, thêm Hậu phác 15g.), trước hết đem thuốc hoàn sắc thành thang để uống 10 thang rồi mới dùng thuốc hoàn 500g. Sau khi uống thuốc, bụng trướng giảm dần, tiểu tiện trong và dài, các chứng chuyển biến tốt rõ rệt. Lại cho uống 1000 hoàn, uống xong hết cổ trướng, ăn ngon hơn, kiểm tra chức năng gan, tỷ lệ albumin/globulin trở lại bình thường, đã có thể tham gia công tác như­ thường. Theo dõi vài tháng thấy sức khoẻ vẫn tốt.

Bàn luận: Đan Khê Tiểu Ôn Trung Hoàn do Chu Đan Khê sáng chế. Dùng bài thuốc này chữa xơ gan, đặc biệt là với bệnh nhân có tỉ lệ albumin/globulin đảo ngư­ợc, dù là có cổ trướng hay không đều thu được hiệu quả tốt. Thông thường uống từ 180g đến 210g là có thể khiến nư­ớc tiểu trong và nhiều, bệnh nặng thì uống 500g đã được nh­ư thế. Một số bệnh nhân sau khi đã hết các triệu chứng bệnh chức năng gan bình thường thì ngừng thuốc, nhưng rồi do không điều độ, làm việc quá sức thì lại tái phát, khi đó lại dùng bài thuốc trên vẫn có hiệu quả tốt. Những bệnh nhân loại này được chữa khỏi đã 20 năm mà vẫn khoẻ mạnh. Vị C­ương châm sa trong bài thuốc còn có tên là Châm sa hay C­ương sa.

CUỒNG

Cuồng là loại bệnh do ngũ chí quá mức hoặc do tiên thiên di truyền, làm cho đờm hỏa ủng thịnh, bế tắc tâm khiếu, thần cơ bị hỗn loạn dẫn đến tinh thần thác loạn, cuồng táo không yên, dễ tức giận thậm chí có thể giết người.

Thanh niên và tráng niên bị bệnh nhiều hơn.

Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Các chứng táo cuồng dại đều thuộc về hỏa”.

Thiên ‘Bệnh Năng Luận’ (Tố Vấn 46) viết: “Có người bị bệnh cuồng nộ, do đâu mà có? Kỳ Bá đáp: Do dương khí sinh ra. Hoàng Đế hỏi: Làm sao dương có thể làm cho người ta bị cuồng? Kỳ Bá đáp: Dương khí vì đè nén, không phát lên được, thành ra chứng cuồng nóä. Bệnh đó gọi là Dương quyết…”.

Thiên ‘Dương Minh Mạch Giải’ (Tố Vấn 30) viết: “Có chứng bệnh nặng, cởi bỏ áo mà chạy, trèo lên nơi cao mà hát, hoặc có khi không ăn tới vài ngày, lại trèo qua tường, leo lên nóùc nhà. Những nơi leo trèo đó, đều không phải những nơi mà lúc không bệnh có thể trèo lên được”.

Thiên ‘Điên Cuồng’ (Linh Khu 22) viết: “Khi bệnh cuồng bắt đầu sinh ra, trước hết bệnh nhân thấy buồn, thường hay quên, giận dữ, lo sợ, tất cả đều do lo lắng và đói… Bệnh cuồng bắt đầu phát ra thì bệnh nhân ít nằm, không đói, tự cho mình là người hiền ở trên cao, tự coi mình là người trí, tự cho mình là tôn quý, thường hay mạ lỵ người khác ngày đêm không nghỉ… Bệnh mà cuồng ngôn, kinh sợ, hay cười, thích ca hát, thường hay đi lang thang, đó là do quá khủng khiếp, quá sợ…”.

Tương ứng chứng tâm thần thể hưng phấn.

Nguyên Nhân

+ Do Âm Dương Không Điều Hòa: Do âm dương mất chức năng bình hoành, không tương giao lẫn nhau, âm hư đi xuống còn dương thịnh bốc lên, tâm thần bị xáo trộn, thần minh nghịch loạn gây nên.

. Tình Chí Uất Ức: Thường hay giận dữ, sợ hãi làm tổn thương Can Thận hoặc thích giận dữ làm cho Tâm dương bị hao tổn, âm dịch của Can Thận bị bất túc mộc (Can) không được nhu nhuận. Hoặc Tâm âm bất túc, Tâm hỏa bùng lên. Hoặc ước muốn mà không được thỏa mãn, suy nghĩ quá sức làm tổn thương tâm thần, tâm thần không được nuôi dưỡng, thần không làm chủ được. Hoặc âm của Tỳ Vị bị tổn thương, nhiệt ở Vị nhiều quá khiến cho hỏa của Can và Tâm bốc lên khiến cho thần minh bị nghịch loạn gây nên điên cuồng.

+ Do Đờm Trọc Đưa Lên Trên che lấp thanh khiếu, che lấp tâm thần khiến cho thần chí nghịch loạn gây nên điên cuồng.

+ Do Di Truyền: Tức là nhiễm độc từ trong thai như quá kinh sợ làm cho thai khí bị ảnh hưởng, mất chức năng thăng giáng, âm dương mất quân bình khiến cho tiên thiên không đủ, não và thần bị hư tổn, sau khi sinh ra, khí cơ bị nghịch loạn, thần cơ hỗn loạn gây nên bệnh.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp:

+ Đờm Hỏa Nhiễu Tâm: Bệnh phát nhanh, hai mắt dữ tợn, giận dữ, mặt đỏ, mắt đỏ, lúc cười, lúc hát, nói sàm, có khi cởi quần áo ra, đánh đập người khác, đập phá, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.

Điều trị:

. Tả Can, chấn Tâm, tả hỏa, thông đờm. Dùng bài Giản Chứng Chấn Tâm Thang: Ngưu bàng tử, Viễn chí, Linh dương giác, Mạch môn đều 12g, Chân châu mẫu 40g, Hoàng liên 10g, Xương bồ, Toan táo nhân đều 8g, Cam thảo, Đởm tinh, Phục thần đều 6g. Sắc, hòa với 4g bột Thần sa, uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

. Thanh tiết Can hỏa, địch đờm, tỉnh thần. Dùng bài Thôi Thị Sinh Thiết Lạc Ẩm.

(Sinh thiết lạc bình Can trọng trấn, giáng nghịch, tiết hỏa; Câu đằng vị ngọt, hơi hàn, không độc trừ nhiệt ở Tâm, bình Can phong, tiết hỏa; Đởm tinh, Bối mẫu, Quất hồng địch đờm, hóa trọc; Xương bồ, Viễn chí, Phục thần, Thần sa tuyên khiếu, ninh Tâm, phục thần; Thiên môn, Mạch môn, Huyền sâm, Liên kiều dưỡng âm thanh nhiệt, hóa ứ, giải độc).

Nếu đờm hỏa nhiều mà rêu lưỡi vàng bệu có thể dùng Mông Thạch Cổn Đờm Hoàn để trục đờm, tả hỏa. Hoặc dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để thanh Tâm, khai khiếu. Nếu thần trí còn tỉnh, dùng Ôn Đởm Thang hợp với Chu Sa An Thần Hoàn làm chính (Trung Y Nội Khoa Học).

+ Hỏa Thương Âm: Sau cơn kịch phát, chứng cuồng lâu ngày cơn có dịu hơn, người bệnh mỏi mệt nhưng còn nói nhiều, gầy ốm, mặt đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.

Điều trị: Tư âm, giáng hỏa, an thần, định chí

. Dùng Cam Mạch Đại Táo Thang: Tiểu mạch, Mạch môn, Đại táo đều 12g, Sơn thù, Bạch thược, Bán hạ (chế), Cam thảo đều 8g, Trúc lịch 12ml. Sắc xong hòa với Trúc lịch uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

. Dùng Nhị Âm Tiễn hợp Định Chí Hoàn gia giảm (Sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm để dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa ứ; Hoàng liên, Mộc thông, Trúc diệp, Đăng tâm tả Tâm hỏa, thanh Tâm, an thần; Phục thần, Toan táo nhân, Cam thảo dưỡng Tâm, an thần, định chí. Dùng chung với Định Chí Hoàn có tác dụng ích khí, an thần, hóa đờm (Trung Y Nội Khoa Học).

+ Đờm Kết Huyết Ngưng: Bị cuồng lâu ngày không khỏi, da mặt tối như tro, nói nhiều, giận dữ, ca hát, trèo lên cao, vong tưởng, vong thính, đầu đau, kinh sợ, lưỡi đỏ tối, có nốt ứ huyết, có ít rêu hoặc rêu lưỡi khô, hơi vàng, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sáp.

Điều trị: Cổn đờm, hóa ứ. Dùng bài Điên Cuồng Mộng Tỉnh Thang.

(Trong bài dùng Đào nhân để lấy vị đắng để hoạt huyết, vị ngọt, hoãn để ích Can sinh huyết, trục ứ, nhuận táo, làm quân; Xích thược tán tà, hành huyết trệ, phá ứ huyết; Sài hồ bình tướng hỏa ở Can, Đởm, Tam tiêu và Tâm bào, thăng thanh dương, tán kết khí, tuyên thư khí huyết; Đại phúc bì hạ khí, khoan trung; Trần bì đạo đờm, tiêu trệ, lợi thủy, giải uất, trừ phiền; Thanh bì sơ Can Đởm, tả Phế khí, phá kiên tích, tán trệ khí tích kết; Tô tử hành khí, khoan trung, khai Vị, ích Tỳ; Tang bì giáng khí, tán huyết, tả Phế hỏa, khứ thủy khí, lợi thủy đạo; Bán hạ tiêu trừ hàn đờm ứ kết, bản chất của nó hoạt có thể thắng táo, vừa tẩu vừa tán, hòa Vị, kiện Tỳ, trừ thấp, hóa đờm, là thuốc chủ yếu để hạ nghịch khí, thấp đờm, làm thần; Cam thảo dùng sống để tả Tâm hỏa, hoãn cấp, điều hòa các vị thuốc, làm thông 12 đường kinh, giải độc, làm tá; Mộc thông giáng Tâm hỏa, thanh Phế nhiệt, thông lợi cửu khiếu, huyết mạch, quan tiết, trừ phiền nhiệt, làm sứ (Trung Y Nội Khoa Học).

+ Huyết Ứ Trở Khiếu: Ngủ ít, kinh sợ, hoang tưởng, vong nhĩ, vong ngôn, sắc mặt u tối, lưỡi xanh tím hoặc có nốt ban, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Tiểu, Huyền hoặc Tế Sáp.

Điều trị: Sơ ứ thông khiếu. Dùng bài Định Cuồng Trục Ứ Thang.

(Trong bài dùng Đan sâm, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Hổ phách (tán nhuyễn), Đại hoàng để hóa ứ, thông lạc; Thạch xương bồ, Uất kim khai thông cơ khiếu; Sài hồ, Uất kim, Hương phụ sơ Can, giải uất (Trung Y Nội Khoa Học).

+ Tâm Thận Thất Điều: Bị cuồng lâu ngày, lúc phát lúc không, lúc nhẹ lúc nặng, nói xàm, khó ngủ, ngủ không yên, phiền nhiệt, miệng khô, táo bón, đầu lưỡi đỏ, không rêu hoặc có vết nứt, mạch Tế Sác.

Điều trị: Dục âm, tiềm dương, giao thông Tâm Thận. Dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang hợp với Hổ Phách Dưỡng Tâm Đơn`.

(Trong bài dùng Hoàng liên, Ngưu hoàng, Hoàng cầm thanh Tâm tả hỏa; Sinh địa, A giao, Quy thân, Bạch thược (sống) tư âm, dưỡng huyết, theo cách tả Nambôr Bắc; Nhân sâm, Phục thần, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Viễnchis, Thạch xương bồ giao thông Tâm Thận, an thần, định chí; Long xỉ (sống), Hổ phách, Chu sa trấn Tâm, an thần (Trung Y Nội Khoa Học).

Tâm hỏa vượng quá thêm Chu Sa An Thần Hoàn. Ngủ không yên thêm Khổng Thánh Chẩm Trung Đơn (Trung Y Nội Khoa Học).

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Bình Cuồng Thang ((Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Kim mông thạch 25g, Uất kim 15g, Tam lăng, Nga truật đều 10g, Mộ hương 5g, Hắc sửu, Bạch sửu, Đào nhân đều 15g, Chỉ xác 10g, Đại hoàng (sống) 15g, Can khương 5g, Mang tiêu 30g (chia ra cho vào thuốc sắc uống). Sắc uống.

TD: Bình Can, giải uất, tả nhiệt hóa đờm, lý khí, tán kết. Trị tinh thần phân liệt (Can uất khí trệ, đờm hỏa kháng Tâm).

+ Cuồng Tỉnh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sài hồ 12g, Đại hoàng, Chỉ thực đều 9g, Đơn bì, Đào nhân đều 12g, Xích thược, Bán hạ, Trúc nhự đều 9g, Sinh khương 12g, Chi tử, Uất kim, Trần bì đều 9g. Sắc uống.

TD: Thông tạng, tả nhiệt, hành ứ, tán kết. Trị tinh thần phân liệt (Khí hỏa giao uất, nhiệt và hỏa kết, phủ khí không thông, ứ nhiệt nung đốt bên trên).

Đã trị 1 ca, uống 1 thang là khỏi.

+ Tả Can Định Cuồng Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng liên, Hoàng bá đều 9g, Hoàng cầm, Hoàng liên, Lô hội, Thanh đại (bọc vào, nấu trước), Sơn chi (sống) đều 10g, Đương quy 15g, Long đởm thảo 10g, Mộc hương 6g, Long não băng phiến 0,5g, Chu sa (nghiền nát hòa thuốc sắc uống).

TD: Thanh Can, tả hỏa. Trị cuồng (Tinh thần phân liệt).

+ Tứ Vị Đạt Doanh Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1982, 9): Tam lăng, Nga truật đều 60g, Đại hoàng, Xích thược đều 30g. Sắc uống.

TD: Điều khí, phá ứ, lương huyết, tả nhiệt. Trị bệnh tâm thần có chu kỳ(Chu kỳ tính tinh thần bệnh).

Đã trị 44 ca, khỏi 40. Đạt tỉ lệ 90%.

+ Phân Kỳ Bình Cuồng Thang (Tân Trung Y 1985, 6):

1. Thanh mông thạch, Hải phù thạch, Hoàng bá (tẩm muối), Hoàng cầm, Đại giải thạch, Cúc hoa, Nhị sửu đều 12g, Trúc nhự, Chi tử (sống), Thiên hoa phấn, Mạch môn, Tri mẫu đều 9g, Đại hoàng (cho vào sau), Mang tiêu (cho vào nước thuốc sắc uống) đều 15g.

2. Chi tử, Long đởm thảo, Huyền sâm, Sài hồ, Uất kim, Bạch thược, Địa long, Cúc hoa, Mạch môn, Tri mẫu, Nữ trinh tử, Nhị sửu, Đại hoàng(cho vào sau), Mang tiêu (trộn chung với nước thuốc sắc uống) đều 12g, Sinh địa, Đại giả thạch đều 15g.

3. Sài hồ, Mộc hương, Xích thược, Hồng hoa đều 9g, Phục thần, Uất kim, Đương quy, Sinh địa, Xuyên khung, Đào nhân, Đan sâm, Hợp hoan bì,Viễn chí, Bá tử nhân, Nữ trinh tử đều 12g, Long xỉ 15g. Sắc uống.

TD:

. Bài 1: Thanh nhiệt, địch đờm, tả hỏa, thông tiện. Trị cuồng (đờm hỏa thực thịnh).

. Bài 2: Thanh Can, tả hỏa, tả nhiệt thông tiện. Trị cuồng Hỏa thịnh dương kháng.

. Bài 3: Thư Can, lý khí, hoạt huyết, khứ ứ. Trị cuồng (Khí trệ huyết ứ).

Đã trị 2540 ca. Trong đó loại đờm hỏa thực thịnh là 1781 ca, trị khỏi 1689, có tiến bộ 74, không kết quả 18. loại hỏa thịnh dương kháng có 482 ca, trị khỏi 433, có tiến bộ 26, không kết quả 23. loại khí trệ huyết ngưng có 277 ca, trị khỏi 162, có tiến bộ 72, không kết quả 43, đạt tỉ lệ 96,69%.

+ Dưỡng Doanh Tỉnh Thần Thang (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 8): Hoàng kỳ (nướng), Đảng sâm, Táo nhân (sao), Đan sâm 15g, Hắc phụ phiến 9~12g, Bạch truật (sao), Cửu tiết xương bồ đều 9g, Viễn chí 4,5g, Ngũ vị tử 3~4,5g, Can khương 3g. Sắc uống.

TD: Ôn Thận kiện Tỳ, thông khiếu, tỉnh thần. Trị điên cuồng.

Uống khoảng 10 thang là có kết quả dần.

+ Điên Cuồng Phương (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đại hoàng (sống), Cát hồng đều12g, Hậu phác, Sơn chi, Hoàng cầm đều 10g, Sài hồ 9g, Sinh địa 30g, Trúc nhự 15g, Long đởm thảo 10g, Phục linh 20g, Thạch cao (sống) 40g, Từ thạch 60g, Xa tiền tử 15g, Mạch môn 30g. Sắc uống.

TD: Tả Can hỏa, thanh dương minh, thông nhị tiện, trấn an thần. Trị cuồng.

Bệnh Án Tâm Thần Phân Liệt

(Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’)

Thành, nam, 28 tuổi, lái xe, nhập điều trị ngoại trú ngày 5/10/1974.

Cách đây hơn một năm bệnh nhân bị rối loạn tinh thần do hoảng hốt và sợ hãi.

Bên cạnh những triệu chứng điển hình xuất hiện trong bệnh tâm thần phân liệt, khám lâm sàng thấy thể trạng mập và yếu, rêu lười trắng, dày và nhờn, mạch Trầm, Hoạt, Huyền.

Chẩn đoán là tâm thần phân liệt.

Lần đầu châm An miên 2, Nội quan và Hậu khê và xoa cùng lúc. Ngày một lần. 7 ngày là một liệu trình.

Sau khi điều trị, tình trạng bệnh nhân khỏe hơn nhiều.

Lần thứ hai châm Bách hội, Khích môn, Khúc trì, Cưu vĩ, ngày một lần, 7 ngày là một liệu trình. Thủ pháp cũng giống như trên và liệu pháp lễ và véo được thực hiện mỗi ba ngày một lần.

Sau liệu trình thứ hai, bệnh nhân có thể tự lo sống.

Trong liệu trình thứ ba, hai huyệt ở mỗi bên của đốt sống cổ được châm bằng kim hướng về phía hàm dưới, sâu một thốn và nhóm huyệt hỗ trợ đầu tiên được châm cách ngày một lần với thủ pháp vê, trong đợt này châm 11 lần.

Sau ba đợt điều trị như trên bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và không thấy tái lại trong 4 năm.

Bệnh Án Rối Loạn Tâm Thần

(Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’)

Bệnh nhân Lưu nữ, 31 tuổi, nông dân, nhập điều tri ngoại trú ngày 18/10/1976.

Khởi phát loạn tâm thần cách đây một tháng do kích xúc tinh thần.

Chẩn đoán là loạn tâm thần phản ứng.

Châm Phong trì bên trái hướng qua Phong trì bên phải, Huyệt ở vị trí 1 thốn trên đường nách trước hướng ra đường nách sau, Khúc trì hướng vào Thiếu hải, Hợp cốc hướng ra Hậu khê, Gấp khớp góc 90o huyệt mặt trong đùi hướng ra mặt ngoài đùi, Dương lăng tuyền hướng vào Âm lăng tuyền Côn lôn hướng vào Thái khê. Sử dụng thủ pháp nâng, đẩy và vê một thời gian ngắn. Phối hợp uống Bạch phàn 30 - 90g, đường trắng 30 - 90g, nước 300 ml, uống thuốc vào buổi sáng sớm. Chỉ sau một phút uống thuốc bắt đầu nôn thải ra khoảng 300ml đờm nhầy trắng, sau đó còn nôn mỗi 1 - 2 giờ, nôn tất cả 4 lần. Lúc đó, châm theo thủ pháp nâng đẩy và vê kim.

Vào ngày hôm sau, tình trạng bệnh trở nên tốt hơn nhiều, bệnh nhân đã có thể ngủ nhiều giờ suốt bữa tối, có ý thức, có cảm giác hoảng sợ và hồi hộp.

Điều trị sáu lần nữa như trên, bệnh khỏi hoàn toàn.

Tóm kết: Hai chứng Điên và Cuồng, một chứng thuộc Đờm Khí, một chứng thuộc Đờm Hỏa, lại phân ra âm dương, hư thực, có thể bị riêng cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy, trên lâm sàng cần lưu ý cho phù hợp với bệnh chứng

HỘI CHỨNG CUSHING

Năm 1932, Harvey Williams Cushing, phẫu thuật viên thần kinh, đã mô tả một bệnh với đầy đủ chi tiết và bệnh đó đã được đặt tên ông.

Thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 20 – 40.

Sách Y học định nghĩa hội chứng Cushing: “Hội chứng có nhiều nguyên nhân khác nhau do thừa mạn tính Corticoid trong máu với đặc điểm béo phì ở mặt, thân mình, cao huyết áp, loãng xương sườn, xương sống gây đau”.

Tương đương các chứng Neng shi shan ji (Thích ăn, mau đói), Thuỷ Thủng, Phì Bàng (Béo Phì), Tự Hãn, Đạo Hãn, Thất Miên, Bất Mỵ… của Đông Y

Nguyên Nhân

Do khối u lành tính hoặc ác tính ở tuyến yên, có hoặc không có kèm theo thương tổn vùng dưới đồi. Khối u ở tuyến thượng thận hoặc ở một nơi khác Hoặc do lạm dụng uống quá nhiều loại thuốc có chứa Corticoid.

Dựa theo triệu chứng bệnh, có thể chia làm hai loại:

+ Do Tỳ Thận dương hư kèm đờm thấp. Do ăn uống suy kém, mệt nhọc quá sức, tuổi già, bệnh mạn tính, tiên thiên bất túc. Đờm trọc ngăn trở bên trong, lâu ngày hoá thành nhiệt, nhiệt nung đốt tân dịch gây nên bệnh.

+ Do Âm hư hoả vượng. Chủ yếu do dùng các vị thuốc hoặc thức ăn cay nóng quá. Các loại thuốc chứa Corticoid như Prednisolone có thể thanh được nhiệt nhờ yếu tố kháng viêm, giảm đau nhờ yếu tố hành khí. Về mặt nào đó, Prednisolone có tác dụng giống như vị Sài hồ. Nếu dùng nhiều thuốc có vị cay, nóng quá có thể làm tổn thương dương khí, làm hạ tân dịch.

Như vậy một mặt do khí và dương hư, mặt khác do âm hư hoả vượng gây nên bệnh.

Chẩn Đoán

. Dựa trên dấu hiệu khám lâm sàng: dấu hiệu ‘Mặt Trăng Rằm’.

. Nhiều test cần làm để theo dõi sự thay đổi của Corticoid: Dexamethasone test, Metyrapone test, ACTH test, CRF test…

Triệu chứng rõ nhất là ‘khuôn mặt trăng rằm’: mặt béo phì kèm cổ phình to, kèm huyết áp cao, teo cơ (nhất là các chi), suy nhược, loãng xương, suy kém ở hệ sinh dục, vết nứt đỏ da ở bụng, đùi và ngực, rậm lông ở mặt.

Trên lâm sàng thường gặp những loại sau:

+ Âm Hư, Can Dương Thượng Cang: Béo phì, mặt đỏ, choáng váng, chớng mặt, tinh thần uể oải, tai ù, họng khô, mau đói, lưng đau, gối mỏi, chân tay tê, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch Tế Sác.

Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia vị: Câu đằng 15g, Ngưu tất, Thục địa đều 12g, Cát căn, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh đều 9g, Đơn bì, Trạch tả đều 6g. Sắc uống.

(Thục địa, Ngưu tất, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh tư âm, dưỡng huyết, bổ Can Thận; Trạch tả dẫn hư hoả của Thận xuống; Đơn bì thanh Can, lương huyết; Cát căn thanh nhiệt, sinh tân, trị tai ù; Ngoài ra, Cát căn còn đi lên trên đẻ thanh được nhiệt ở trên; Câu đằng hỗ trợ Ngưu tất để tiềm dương).

Béo phì quá, thêm Hà thủ ô, Quyết minh tử đều 12g. Bừng nóng nhiều thêm Hoàng bá, Tri mẫu đều 9g. Tinh thần uể oải, ù tai thêm Thạch xương bồ 9~12g. Khát, họng khô thêm Lô căn, Thiên hoa phấn đều 12g. Mau đói thêm Thạch cao 15g, Tri mẫu 9g. Lưng đau, gối mỏi, chân yếu thêm Hà thủ ô, Tang ký sinh đều 9g. Mất ngủ thêm Dạ giao đằng, Toan táo nhân đều 15g.

+ Âm Hư Hoả Vượng: Mặt đỏ, tròn như mặt trăng, mặt có cảm giác bừng nóng, tay chân phù, ngực nóng, lòng bàn tay chân nóng, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, lưng đau, gối mỏi, tay chân tê, mệt mỏi, hồi hộp, mất ngủ, hay mơ, khát, kinh nguyệt không đều, huyết trắng, táo bón, chân có nhiều vết ban đỏ hoặc tĩnh mạch đỏ, lưỡi đỏ, đầu lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Trầm, Tế, Sác.

Điều trị: Bổ Thận, dưỡng âm, thanh hư nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Đan sâm, Sinh địa, Hoàng tinh đều 20g, Câu kỷ tử, Dạ giao đằng, Đơn bì đều 12g, Tri mẫu, Hoàng bá, Long đởm thảo đều 9g, Sơn thù du 6g. Sắc uống.

(Sinh địa Câu kỷ, Sơn thù bổ Thận, tư âm; Hoàng tinh ích khí, trợ tinh, kiện Tỳ, trợ Thận. Đây là vị thuốc được coi là chủ yếu trong điều trị hội chứng Cushing; Hoàng bá, Tri mẫu, Long đởm thảo thanh hư nhiệt. Long đởm thảo cũng là vị thuốc được dùng chủ yếu trong điều trị hội chứng Cushing; Đan sâm hoạt huyết, hoá ứ do hoả gây nên; Dạ giao đằng dưỡng Tâm và Can huyết, an hồn, an thần).

Can dương thượng cang gây nên đau đầu, váng đầu, dễ tức giận thêm Câu đằng, Cúc hoa đều 12g. Mất ngủ, ngủ hay mơ, trí nhớ giảm, mệt mỏi thêm Toan táo nhân, Viễn chí đều 15g; Táo bón thêm Úc lý nhân 9g hoặc Đại hoàng 6-9g. Tỳ khí hư thêm Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm 9g. Chân không có sức thêm Bạch thược, Thuyền thoái, Cương tằm. Chân có nhiều vết ban đỏ thêm Hồng hoa, Đào nhân.

Không thể ngưng ngang Corticoid vì nguy hiểm do hội chứng suy tuyến thượng thận cấp có khả năng gây tử vong.

CƯỜNG GIÁP

(Cường Giáp - Giáp Trạng Tuyến Công Năng Cang Tiến Chứng, Bướu Cổ Lồi Mắt, Bazedow).

Do nhiều nguyên nhân làm cho công năng tuyến giáp tăng cao. Là một bệnh nội tiết do kích thích tố tuyến giáp tăng. Thường gặp nhất là Tuyến giáp viêm mạn kèm cường giáp (bệnh Grave).

Phương pháp trị chủ yếu của YHHĐ đối với bệnh cường giáp gồm:

1- Dùng thuốc kháng giáp

(anti thyroxin ).

2- Dùng Iod.

3- Cắt bỏ 1 phần tuyến giáp.

Sau khi ứng dụng 2 phương pháp trên thấy có thích ứng với các chứng nhất định, thuốc kháng giáp có tác dụng làm giảm tế bào lymphô và sau khi điều trị dễ bị tái phát.

YHCT xếp bệnh cường giáp vào phạm trù Anh Chứng. Đương nhiên là Anh chứng không chỉ riêng về bệnh cường giáp mà còn gồm các bệnh khác về tuyến giáp nữa. Trên thực nghiệm lâm sàng dài ngày đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú về thuốc Đông y trong việc điều trị bướu cổ, trong đó việc trị bệnh cường giáp đã thu được những kết quả trị liệu khá tốt mà không có tác dụng phụ rõ rệt, đồng thời trong thực tế đã nắm vững được các chứng cường giáp thích hợp với việc điều trị bằng thuốc YHCT. Thường người ta cho rằng những dạng dưới đây thích hợp với việc dùng thuốc YHCT để điều trị:

1- Bệnh nhẹ hoặc vừa, nếu nặng có thể kết hợp Đông Tây y.

2- Trường hợp quá mẫn cảm với thuốc kháng giáp hoặc vì phản ứng độc tính mà không thể tiếp tục điều trị, không thể giải phẫu được.

3- Người bệnh có kèm bệnh gan.

4- Sau khi ngưng dùng thuốc kháng giáp thì tái phát.

5- Sau khi giải phẫu, bệnh cường giáp tái phát mà dùng thuốc kháng giáp không hiệu quả.

6- Dùng thuốc kháng giáp tuy bệnh có bị khống chế nhưng mắt bị lồi, tuyến giáp sưng to hơn trước.

YHCT chữa chứng cường giáp lấy biện chứng luận trị làm cơ sở nhưng phân từng loại cũng có sự khác biệt.

* Y viện Nam Kinh phân thành 4 loại: Can khí uất trệ, Đờm khí giao kết, Can hỏa vượng và Tâm Can âm hư.

* Y viện Thượng Hải phân làm 3 loại: Khí trệ đờm ngưng, Can hỏa cang thịnh và Tâm Can Âm hư.

* Y viện Bắc kinh cho rằng chứng trạng điển hình của bệnh cường giáp không xuất hiện đồng thời mà ở các giai đoạn khác nhau đều có các chứng khác nhau.

Các phương pháp phân loại của các tác giả tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng trên cơ bản đều cho rằng diễn biến của bệnh này có các quy luật sau:

+ Mới phát: Chủ yếu là Can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết.

+ Thời kỳ sau: Phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu Can, tư Thận.

Trong tiết này chủ yếu giới thiệu những nghiên cứu về chứng cường giáp thuộc Hư chứng.

Y viện Thượng Hải tiến hành nghiên cứu chỉnh lý đối với việc trị liệu bệnh cường giáp của Hạ-Thiếu-Nông. Phát hiện thấy trong gần 100 người bệnh cường giáp đều có chứng trạng khí và âm đều hư, cho thấy hư chứng chiếm 1 tỉ lệ rất lớn trong bệnh cường giáp, Trong đó có 1 phần bệnh nhân vừa âm hư vừa kèm Tâm hỏa vượng hoặc Can hỏa vượng. Nếu kèm Tâm hỏa vượng thì Albumin trong nước tiểu tăng cao, nếu Can hỏa vượng thì 17 Steroid (OHCS) trong nước tiểu tăng cao. Hiện tượng này cũng gặp trong các người bệnh Tâm hỏa vượng và Can hỏa vượng thuộc các loại bệnh khác (như Huyết áp cao...). Cho thấy 2 chỉ định này không phải là mối liên quan tất yếu đối với riêng bệnh cường giáp, mà chủ yếu là phản ảnh bản chất hỏa vượng của tạng phủ. Xét theo kết quả trị liệu, trên cơ sở nguyên tắc trị liệu phù hợp, thêm các vị thuốc tả Tâm hỏa (Hoàng liên), tả Can hỏa (Long đởm thảo) tương ứng thì vừa cải thiện chứng trạng của bệnh cường giáp mà các chất Albumin và 17 Steroid (OHCS) trong nước tiểu cũng hạ thấp tương ứng. Đặc điểm trị liệu cường giáp của Hạ-Thiếu-Nông là tăng ích khí, dưỡng âm. Trong bài thuốc dùng vị Hoàng kỳ là chủ yếu. Y viện Thượng Hải qua nghiên cứu chứng minh rằng: Thuốc với lượng lớn Hoàng kỳ có tác dụng quan trọng đối với việc đề cao hiệu quả. Dùng Hoàng kỳ 60g, Hạ khô thảo 40g, Bạch thược, Hà thủ ô, Sinh địa đều 20g, Hương phụ (chế) 12g, gọi là bài ‘Cường Giáp Trọng Phương ‘, và dùng phương này bỏ Hoàng kỳ để so sánh với bài Cường Giáp Trọng Phương. Theo chỉ số phân tích cường giáp:

. Ở nhóm dùng Hoàng kỳ, trước khi điều trị là 19.45 +- 0.84 hạ xuống 7.03 +-0.89 sau khi điều trị.

. Ở nhóm không dùng Hoàng kỳ thì từ 20.31+- 0.60 hạ xuống 13.11 +- 0.99. Tuy cả 2 nhóm trước và sau khi điều trị đều có sự sai biệt rõ rệt nhưng chỉ số tích phân của nhóm Hoàng kỳ sau khi điều trị thấp hơn so với nhóm không có Hoàng kỳ. Việc trọng dụng Hoàng kỳ ngoài việc thu được kết quả lâm sàng rõ rệt mà kiểm tra trong phòng thí nghiệm cũng thấy kết quả trị liệu tốt. Thí dụ:

. Huyết thanh T3 ở nhóm Hoàng kỳ trước khi điều trị là 4.22 +- 0,30mg/ml sau khi điều trị hạ xuống 2.68 +- 0,25mg/ml (P< 0.01), ở nhóm không có Hoàng kỳ thì từ 4.04 +- 0.37 mg/ml xuống 3.97 +- 0.36mg/ml (P > 0.05).

. Huyết thanh T4 ở nhóm Hoàng kỳ trước khi điều trị là 19.5 +- 1.25mg/dl sau khi điều trị xuống 12.93 +- 0.87mg/dl (P < 0.01),ở tổ không có Hoàng kỳ thì từ 17.19 +- 1.27mg/dl hạ xuống 16.39 +-1.59mg/dl(P> 0.05)

Thông thường thì sự phát bệnh cường giáp có quan hệ với sự rối loạn công năng miễn dịch và sự xuất hiện cầu đản bạch miễn dịch của tuyến giáp hưng phấn trong cơ thể. Hoạt tính Ea của người bệnh cường giáp trước khi điều trị thấp hơn người bình thường rõ rệt. Sau khi điều trị, ở nhóm Hoàng kỳ Ea tăng cao rất rõ ( P<0.05), ở nhóm không có Hoàng kỳ thì Ea tăng cao không rõ (P> 0.05). Xét theo sự sai biệt của chỉ định miễn dịch ở 2 nhóm thì tác dụng điều trị của Hoàng kỳ đối với chứng cường giáp có khả năng có quan hệ với năng lực điều chỉnh công năng miễn dịch của cơ thể. Ở nhóm không có Hoàng kỳ mà chỉ đơn thuần dùng thuốc dưỡng âm thì chỉ có khả năng cải thiện chứng trạng mà không có khả năng hạ thấp mức độ T3,T4 và nâng cao Ea, cho thấy phép điều trị bằng thuốc dưỡng âm ở đây chính là điều trị ngọn (tiêu). Chứng âm hư của bệnh nhân cường giáp có khả năng là chứng phát ra từ sự suy giảm chính khí, sau khi thêm lượng lớn Hoàng kỳ thì cải thiện được chứng trạng lâm sàng và các chỉ định trong phòng thí nghiệm, không những nâng cao tần suất khỏi bệnh mà còn hạ thấp tần suất tái phát, làm nền tảng cho việc điều trị gốc. Điều này không những có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc điều trị bệnh cường giáp mà còn làm phong phú thêm lý luận ‘ Dương sinh Âm trưởng ‘ - ‘Âm được dương trợ mà nguồn suối không cạn ‘ của YHCT. Đương nhiên cũng không thể bỏ qua tác dụng của thuốc dưỡng âm. Do mô hình thực nghiệm cường giáp tạo thành T 3 mà số lượng thụ thể của kích thích tố thượng thận tăng nhiều , lượng háo Oxy tăng lên, mà các vị thuốc tư âm như Sinh địa, Quy bản có khả năng hạ thấp 2 chỉ định này, hồi phục đến mức bình thường. Dùng chung Hoàng liên (tả Tâm hỏa) đối với bệnh nhân cường giáp có đủ chứng trạng âm hư, tâm hỏa vượng thì liền có khả năng tăng cường tác dụng điều chỉnh tính hưng phấn của giao cảm - thượng thận ở bệnh nhân. Ngoài ra ông họ Tương còn phát hiện rằng phương tổng hợp dưỡng khí ích âm có khả năng điều chỉnh sự tăng cao khác thường của hàm lượng CAMP có huyết tương của chuột cường giáp (thực nghiệm) do T3 gây ra, giảm thấp lượng háo dưỡng khí của tổ chức gan và giảm lượng nước uống ở mô hình chuột thực nghiệm, đồng thời điều chỉnh sự biến hóa dị thường của công năng kích thích tố thượng thận. Người ta cho rằng: những tác dụng thu được này không nhờ vào sự hồi phục của tuyến giáp trạng, điều này cho thấy Đông dược có thể thông qua con đường bên ngoài tuyến giáp mà có tác dụng điều tiết sự chuyển hóa của cơ thể để thu được kết quả điều trị lâm sàng.

Đông dược cũng thường dùng 1 số chứng trạng của bệnh cường giáp để đối chứng trị liệu như đối với chứng mồ hôi nhiều, có thể dùng bột Mẫu Lệ, cũng có tác giả điều trị bằng Hoàng kỳ, Phù tiểu mạch...Đối với chứng mất ngủ, hồi hộp, hay mơ thì trên cơ sở ích khí dưỡng âm có thể thêm các vị thuốc ninh tâm an thần như Toan táo nhân, Viễn chí, Long cốt, Dạ giao đằng, Trân châu mẫu...

YHCT cũng có 1 số thăm dò trong việc điều trị chứng lồi mắt (đột nhãn). Cường giáp và lồi mắt đều do tự miễn dịch gây ra, trong đó việc thiếu tính ức chế tế bào T là 1 khâu trọng yếu trong việc gây ra bệnh mà nồng độ cao của T3,T4 ở bệnh cường giáp làm giảm yếu công năng của Ts, làm tăng sự rối loạn sẵn có của chức năng miễn dịch.

Đối với chứng lồi mắt:

+ Y viện Thự Quang (Thượng Hải) dùng Kỷ tử, Bạch giới tử, Trạch tất, Ngọa lõa tử, Địa cốt bì và Bạch tật lê để điều trị bướu cổ lồi mắt.

+ Sở nghiên cứu nội tiết Thượng Hải dùng đơn thuần biện chứng luận trị hoặc dùng thuốc YHCT thêm“Thyroid ” (Tuyến giáp trạng phiến) liều thấp, chữa 24 trường hợp bướu cổ lồi mắt, một số chữa kết hợp với châm cứu. Sau khi điều trị 3-6 tháng tỉ lệ có kết quả ở chứng bướu cổ lồi mắt nhẹ là 90,9%, loại vừa là 75%,. Mức độ mắt thu nhỏ là 2,3mm (P< 0.01), nồng độ T3, T4 trong huyết thanh hạ thấp rõ. Người ta cho rằng tác dụng điều trị của thuốc YHCT có khả năng có quan hệ với sự điều chỉnh tính miễn dịch và công năng của thần kinh thực vật.

Nguyên tắc chữa trị chính là Thanh nhiệt, bổ khí, thanh Can, minh mục, tư âm. Các vị thuốc chính là:Phong hưu, Bạch liễm, Lậu lô, Hoàng kỳ, Huyền tinh thạch, Thạch hộc, Cúc hoa, Kỷ tử, Mật mông hoa, Thiên lý quang, Cốc tinh thảo, Thạch giải...

Ngoài ra, có tác giả cũng quan sát thấy những bệnh nhân lồi mắt ở thời kỳ cường giáp ổn định, có chứng trạng ứ huyết ở mắt và toàn thân, các nếp nhăn ở mao mạch và công thức máu đều khác thường. Kiểm tra độ thay đổi của huyết dịch có kết quả. Độ dính của huyết tương toàn phần, HCT đều tăng cao, cho thấy huyết ứ cũng có khả năng chính là nguyên nhân phát bệnh hàng đầu của chứng này. Điều này cũng có thể có ý nghĩa nhất định trong việc hướng dẫn điều trị. Việc xử dụng thuốc YHCT có chứa Iod là 1 vấn đề cần cân nhắc về lợi hại. Những phương thuốc trị bướu cổ truyền thống đều có 2 vị thuốc Côn bố và Hải tảo, có hàm lượng Iod rất cao mà sự ứng dụng Iod trong việc trị bệnh cường giáp theo YHHĐ lại khá hạn chế. Iod có khả năng ức chế cơ hóa tạm thời chất Iod trong tuyến giáp, chủ yếu là ức chế sự phóng thích kích thích tố tuyến giáp nhưng không phải là dạng dược liệu có Lưu huỳnh và Uric ức chế sự hình thành của kích thích tố tuyến giáp.. Hiện nay trong lâm sàng người ta lợi dụng hiệu quả cấp kỳ của Iod trong trường hợp khẩn cấp để khống chế sự phân tiết kích thích tố tuyến giáp, như ở người bệnh cường giáp cần giải phẫu gấp. Ngoài ra Iod có thể làm giảm huyết dịch cung ứng cho sự tăng sinh của tuyến giáp. Vì vậy, cũng có thể dùng để chuẩn bị cho tiền giải phẫu. Nhưng trên 1 phương diện khác, phải tỉnh táo để biết rằng việc dùng đơn độc Iod để điều trị có tính quyết định đối với bệnh cường giáp thì luôn luôn có hiệu quả không tốt. Sau khi dùng trong 1 giai đoạn thì bị trầm cảm vì trong tuyến giáp lưu trữ 1 lượng lớn kích thích tố, vì vậy việc dùng các thuốc khác rất khó khăn. Khi dùng Iod để điều trị bệnh cường giáp thì sau khi ngưng dùng, các chứng trạng của bệnh cường giáp tăng nặng hơn. Tác giả Trần Thị làm so sánh giữa hiệu quả cấp thời việc dùng Iod của YHHĐ và thuốc YHCT có chứa Iod để điều trị bệnh cường giáp, thấy ở 2 phương pháp này thì thời gian bắt đầu có hiệu quả, thời gian đạt được hiệu quả cao nhất và tỉ lệ hiệu quả thì đều giống nhau. Đối với hiệu quả lâu dài của 2 phương pháp điều trị trên, vì sự hạn chế của điều trị nên không so sánh được. Oâng ta cũng so sánh hiệu quả điều trị bệnh cường giáp giữa loại dùng Iod và các phương thuốc YHCT không chứa Iod. Kết quả thấy rằng tuy thời gian có hiệu quả cao nhất của thuốc YHCT chậm hơn so với Iod nhưng thời gian hiệu quả lại kéo dài hơn so với Iod. Như vậy, khi xử dụng thuốc YHCT có hàm lượng Iod cao để điều trị bệnh cường giáp phải cẩn thận như khi xử dụng Iod.

Đương nhiên cũng có 1 số báo cáo về 1 số ứng dụng các phương thuốc có hàm lượng Iod khá cao như bài Tiêu Anh Thang (Hải tảo, Côn bố, Hoàng dược tử, Mẫu lệ ( nung) hoặc bài Hoàng Dược Tử Cao... có khả năng mất hiệu quả (giảm Iod) nhờ dịch Lô qua thị?. Điều này cho thấy rằng những thuốc YHCT trên còn chứa 1 số các thành phần có khả năng khắc phục các tác dụng phụ của Iod, nâng cao hiệu quả điều trị. Để xác định được những điều này, còn phải chờ những tiến bộ mới trong nghiên cứu.

- Hà-Thiệu-Kỳ trong ‘Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học’ báo cáo:

“ Đối với bệnh cường giáp, theo biểu hiện lâm sàng, nhiều học giả cho rằng thuộc loại âm hư dương kháng kiêm đờm, kiêm ứ. Phép trị dùng Tư dưỡng Thận âm, bình Can tiềm dương, hóa đờm, nhuyễn kiên, hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài ‘Bình Anh Phức Phương ( Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Hạ khô thảo, Triết bối mẫu, Tam lăng, Nga truật, Ngõa lăng tử, Sơn dược, Đương qui, Sơn thù nhục), bài Phức Phương Giáp Kháng Cao (Sinh địa, Mạch môn, Bạch thược, Đan sâm, Hạ khô thảo, Mẫu lệ,Tô tử, Ngũ vị tử, Hương phụ (chế), Đảng sâm, Hoàng kỳ), bài Giáp Kháng Cơ Bản Phương (Bạch thược, Sinh địa, Miết giáp, Qui bản, Sơn dược, Hạ khô thảo, Đảng sâm, Hoàng tinh), các bài này đối với cường giáp nhẹ và trung bình có kết quả tốt.

Hà-Kim-Lâm báo cáo 120 trường hợp dùng châm cứu bổ các huyệt Túc tam lý (Vị 36), Tam âm giao (Tỳ 6), tả các huyệt Khí anh (Ngoài kinh), Nội quan (Tâm bào 6), Gian sử (Tâm bào 5), ngày 1 lần, có kết quả 73,9%. Kết hợp với thuốc kết quả càng tốt.

Gần đây, có nhiều học giả cho rằng đối với việc kháng giáp, không nên dùng các loại thuốc có Iod như Hải tảo, Hải đái,Côn bố...vì đã dùng rồi kết quả sẽ không tốt. Đó cũng là 1 phát hiện mới”.

Trần Sĩ Khuê trong ‘Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học’ báo cáo:

“ Nhiều học giả phát hiện: chứng suy giáp và cường giáp phù hợp với chứng Dương hư và Âm hư theo Trung y. Dùng phép ôn Thận, trợ dương, ích khí chữa chứng Dương hư cũng có thể dùng chữa chứng suy giáp. Dùng phép ích khí thanh nhiệt, dưỡng âm chữa chứng âm hư cũng có thể chữa chứng cường giáp có kết quả.

Trên lâm sàng dùng Trung dược hoặc Trung dược kết hợp với viên Thyroxin liều thấp chữa suy giáp, nâng cao mức tuyến giáp tố rõ rệt (T3, T4 tăng rõ). Phương pháp chữa này thích hợp với người cao tuổi, suy giáp mà không dùng được tuyến giáp tố, người suy giáp kèm bệnh tim, người bệnh lờn đối với tuyến giáp tố, uống tuyến giáp tố có nhiều tác dụng phụ.

Đối với chứng cường giáp, có báo cáo chia nhóm nghiên cứu lâm sàng, thấy kết quả cao hơn ở nhóm dùng biện chứng Trung y kết hợp thuốc Tây, tỉ lệ 60%, kết quả ở nhóm dùng Trung dược là 30% và nhóm dùng thuốc Tây là 42,3%.

Ngô Trạch Sinh trong ‘Trung Quốc Châm Cứu’ số (1).14/1985 báo cáo trị 45 trường hợp Bướu cổ lồi mắt bằng huyệt kinh nghiệm: Thượng thiên trụ, Phong trì. Để đạt được kết quả, phân theo loại chứng gia giảm:

1-Khí âm đều hư: ích khí dưỡng âm làm chính. Huyệt chính: Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao, Phục lưu. Phối hợp với huyệt Thái dương, Ty trúc không.

2-Aâm hư hỏa vượng: Tư âm thanh hỏa là chính. Huyệt chính: Gian sử, Thái xung, Thái khê. Phối hợp với huyệt Thái dương, Toàn trúc.

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy: chứng bướu cổ lồi mắt, theo biện chứng YHCT thuộc chứng Aâm hư hỏa vượng.”

TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP - BAZEDOW

Cường Giáp - Giáp Trạng Tuyến Công Năng Cang Tiến Chứng, Bướu Cổ Lồi Mắt, - Hyperthyroidie, Maladie de Basedow)

Đại Cương

Là một bệnh Cường giáp là một bệnh rối loạn nội tiết thường gặp, gây ra do sự mất điều chỉnh giữa hai tuyến nội tiết: Tuyến yên và Tuyến giáp trạng. Bệnh do yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh bệnh.

Bình thường tuyến giáp bài tiết ra Thyroxin dưới sự kích thích của tuyến yên. Thyroxin là do Iod kết hợp với Globulin có vai trò quan trọng trong việc phát dục và chuyển hoá chung.

Bệnh cường tuyến giáp là bệnh cường chức năng đó, tuyến giáp trạng to lên toàn bộ, có một hạt bướu ác tính khu trú hoặc bệnh phát triển trên một bướu cổ cũ.

Đa số kèm theo to tuyến giáp, một số ít phát bệnh sau một chấn thương tinh thần mạnh, nhất là tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, tỷ lệ mắc bệnh nam: nữ là 1:4. Bệnh nhân thường tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, nhiều mồ hôi, dễ đói, người gầy sụt cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi...

Thường gặp nhất là Tuyến giáp viêm mạn kèm cường giáp (bệnh Grave).

Bệnh cường giáp có liên hệ với chứng ‘Can Hỏa’, ‘Anh Lựu’ của Đông y.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo YHHĐ:

Có một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng năng tuyến giáp như sau:

. Cường nội tiết sinh dục nữ (tăng Folliculine).

. Trạng thái thần kinh (Cơ địa).

. Chấn thương tinh thần (Stress).

. Yếu tố gia đình.

. Các bệnh nhiễm khuẩn (tuyến giáp viêm, thương hàn, cúm...).

. Nhiễm độc Thủy ngân, tinh chất tuyến giáp...

Theo YHCT

+ Có liên quan đến sự rối loạn tình chí.

. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’, mục ‘Anh Lựu’ viết: "Chứng anh là do lo buồn khí kết sinh ra".

. Sách "Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: "Chứng anh lựu phát sinh không phải âm dương chính khí kết thũng thì cũng là do ngũ tạng ứ huyết, trọc khí đàm trệ mà sinh ra”.

Như vậy, nguyên chủ yếu của bệnh là do khí uất, đàm kết, huyết ứ, hỏa uất, âm hư gây nên.

Có thể phân tích nguyên nhân bệnh lý như sau:

- Khí uất: chủ yếu là can khí uất trệ như sách "Tế Sinh Phương’, mục ‘Anh Lựu Luận Trị’ viết: "Chứng anh lựu đa số do vui giận thất thường, ưu tư quá độ mà sinh bệnh". Triệu chứng lâm sàng thường có: bệnh nhân bứt rứt, dễ cáu gắt, lo lắng nhiều.

- Đàm kết: do khí trệ lâu ngày sinh ra, triệu chứng của đàm kết là tuyến giáp sưng to mức độ khác nhau và mắt lồi.

- Huyết ứ: do khí trệ đàm kết cũng gây tắc mạch, huyết ứ triệu chứng chủ yếu là đau ngực, phụ nữ tắt kinh, mạch Kết, Đại.

- Hỏa uất xông lên cũng do khí trệ đàm kết gây nên, triệu chứng là phiền nhiệt (nóng nảy bứt rứt, hồi hộp, mau đói, nhiều mồ hôi, mặt nóng đỏ, rêu vàng, mạch Sác.

- Âm hư: do uất nhiệt lâu ngày làm tổn thương chân âm có những triệu chứng như người gầy nóng, tay run, sốt nhẹ, miệng khô, nam liệt dương, nữ thì tắt kinh, lưỡi thon đỏ, ít rêu mạch Tế Sác.

Triệu Chứng Lâm Sàng:

Triệu chứng chung

+ Rối loạn tuyến giáp trạng:

. Gầy nhanh và toàn thể, nhất là trong những đợt tiến triển sút 2-3 kg trong tuần dù ăn nhiều.

. Nhịp tim thường nhanh (Nhịp tim nhanh trên 100/phút thường xuyên là triệu chứng không thể thiếu được.

+ Rối loạn tuyến yên:

. Lồi mắt: cả hai bên, mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều rõ rệt. Nhìn xuống, mi mắt trên không che kín tròng trắng.

. Run tay: thường run ở các đầu ngón tay và bàn tay, run đều, độ run nhẹ, run tăng khi bị xúc động, sợ hãi.

. Thay đổi tính tình: dễ xúc cảm, khó ngủ, rối loạn tính tình, rối loạn kinh nguyệt.

. Tuyến giáp trạng to.

Trừ một số ít bệnh nhân do chấn thương tinh thần hoặc do nhiễm khuẩn tuyến giáp nên bệnh phát đột ngột, đa số bệnh phát từ từ, lâm sàng triệu chứng nặng nhẹ rất khác nhau, có thể phân làm 4 thể bệnh: nhẹ, nặng, chứng nguy và biến chứng.

1. Chứng nhẹ: Thường là giai đoạn bệnh mới mắc, bệnh nhân thường bứt rứt, tính tình dễ nóng nảy, mệt mỏi, tim hồi hộp, đánh trống ngực, sụt cân, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Tế Sác.

2. Chứng nặng: Xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, ngoài những triệu chứng chủ quan trên đây nặng hơn, thường có sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, mau đói, ăn nhiều, nam liệt dương, nữ thì tắt kinh, sút cân nhiều hơn, mặt đỏ ửng, ngón tay run, tuyến giáp to, mắt lồi, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch Tế Sác hoặc Kết Đại.

3. Chứng nguy: Bệnh nhân sốt cao ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói sảng, hoặc sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, mạch Vi Tế khó bắt, huyết áp hạ, có thể có vàng da.

4. Biến chứng: Bệnh cường tuyến giáp là một bệnh nặng, tiến triển bất ngờ, từng đợt, nếu không điều trị, bệnh dẫn đến:

+ Đau ngực: Đánh trống ngực hồi hộp, tức ngực, khó thở, vùng trước tim đau.

+ Cơ bắp yếu mềm, đi lại khó khăn do kali máu hạ..

+ Suy tim: báo hiệu bằng những cơn nhịp tim nhanh, kịch phát, sau đó loạn nhịp tim hoàn toàn rồi to tim toàn bộ.

+ Suy mòn: người gầy đét rồi chết.

+ Nếu được điều trị kịp thời, bệnh có thể ổn định, bịnh nhân lên cân, ngủ được, nhịp tim trở lại bình thường, kinh nguyệt đều.

Chẩn đoán: chủ yếu Căn cứ vào:

1. Triệu chứng lâm sàng: có 4 loại triệu chứng chính:

. Tuyến giáp to vừa, lan tỏa hay có nhân.

- Triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh tinh thần: Bứt rứt dễ cáu gắt, đau đầu, mất ngủ, kém tập trung.

Rối loạn vận động như run tay, động tác không tự chủ, thân nhiệt tăng, mồ hôi ra nhiều.

- Rối loạn tuần hoàn và tim mạch: tim nhịp nhanh hoặc nhịp tim không đều, có tiếng thổi, tăng huyết áp kỳ tâm thu, giảm huyết áp kỳ tâm trương.

- Mắt lồi, dấu hiệu Graph (+).

2. Trường hợp triệu chứng lâm sàng không điển hình, thường ở trẻ em và người cao tuổi, cần làm các xét nghiệm sau để xác định chẩn đoán:

Chuyển hóa cơ bản tăng (trị số bình thường: -10 - +10%, có thể theo công thức: Chuyển hóa cb = số mạch/ph + mạch áp - 111%.

(Mạch áp = huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương (tính bằng mmHg). Thí dụ: Huyết áp của ông A = 120/80 mmHg thì mạch áp của ông A = 120 - 80 = 40, và nếu mạch đập của ông A là 80 lần/phút thì chuyển hóa cơ bản = 80 + 40 - 111 = +9%).

Cholesterol máu giảm.

- Thyroxin máu cao từ 12-20mcg% (bình thường 4- 8mcg%)

Độ tập trung Iod trên 50%.

Căn cứ vào kết quả đo chuyển hóa cơ bản để đánh giá tình trạng nặng nhẹ của bệnh cường giáp thành 4 độ như sau: '

- Cường giáp độ I: chuyển hóa cơ bản = +15 - +30%, nhịp tim dưới 100 lần/phút

Cường giáp độ II: chuyển hóa cơ bản = +30 - + 60%, nhịp tim = 100 – 120 lần/phút.

- Cường giáp độ III: chuyển hóa cơ bản = trên + 60%, nhịp tim = trên 120 lần/phút.

Cường giáp độ IV: chuyển hóa cơ bản = trên + 100%, nhịp tim = trên 120 lần/phút.

(Nhịp tim phải lấy mạch lúc bệnh nhân được nghỉ ngơi đầy đủ. Bệnh độ I là bệnh nhẹ, độ II là trung bình, độ III là bệnh nặng và độ IV là rất nặng).

Điều trị:

Đông Y trị chứng cường giáp lấy biện chứng luận trị làm cơ sở nhưng phân từng loại cũng có sự khác biệt.

* Y viện Nam kinh phân thành 4 loại: Can khí uất trệ, Đờm khí giao kết, Can hỏa vượng và Tâm Can âm hư.

* Y viện Thượng Hải phân làm 3 loại: Khí trệ đờm ngưng, Can hỏa cang thịnh và Tâm Can Âm hư.

* Y viện Bắc Kinh cho rằng chứng trạng điển hình của bệnh cường giáp không xuất hiện đồng thời mà ở các giai đoạn khác nhau đều có các chứng khác nhau.

Các phương pháp phân loại của các tác giả tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng trên cơ bản đều cho rằng diễn biến của bệnh này có các quy luật sau:

+ Mới phát: Chủ yếu là Can uất đờm kết, chữa trị nên lý khí, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết.

+ Thời kỳ sau: Phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu Can, tư Thận.

Cách chung (Theo Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Chứng nhẹ: Biểu hiện chủ yếu là thể can khí uất kết, đàm kết sinh hỏa gây nhiễu tâm nên phép trị chủ yếu là sơ can, thanh tâm, hóa đàm, tán kết, dùng bài Đơn Chi Tiêu Dao Tán hợp Toan Táo Nhân Thang gia giảm (Sao Sơn chi, Tri mẫu, Liên tử, Đơn bì, Ngân Sài hồ, Bạch thược, Đương qui, Toan táo nhân, Viễn chí, Tượng Bối mẫu, Hải tảo, Mẫu lệ. Có kết quả tốt thì bài thuốc chuyển làm thuốc hoàn hoặc cao tiếp tục uống trong 2 - 3 tháng. Trường hợp không khỏi chuyển sang dùng phép trị chứng nặng.

+ Chứng nặng: Biểu hiện chủ yếu là khí uất, đàm kết, táo hỏa thương âm, phép trị chủ yếu là dưỡng âm, tả hỏa, hóa đàm, tán kết, dùng bài thuốc có các vị Hạ khô thảo, Tri mẫu, Cúc hoa, Huyền sâm, Thiên hoa phấn, Côn bố, Trúc nhự, Bối mẫu, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh đại hoàng sắc uống. Nếu kết quả tốt dùng trong 2 - 3 tháng chuyển sang uống thuốc hoàn để củng cố.

3) Chứng nguy: Biểu hiện chủ yếu là táo hỏa cực thịnh làm suy kiệt khí âm, cần truyền dịch hồi sức cấp cứu theo tây y, khí âm được hồi phục, chuyển sang điều trị như đối với thể nặng có kết hợp thuốc tây.

Biện chứng luận trị

l) Can khí uất trệ: Ngực sườn đau tức, bụng đầy ăn ít, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền.

Phép trị: Sơ Can thanh nhiệt, lý khí, giải uất.

- Bài thuốc: Đơn Chi Tiêu Dao Tán gia giảm: Đơn bì, Chi tử đều 12g, Sài hồ 8g, Đương qui 16g, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh đều 12g, Bạc hà (cho sau), Trần bì, Hậu phác đều 10g, Gừng tươi 3 lát sắc uống.

2) Can hỏa thịnh: Bứt rứt, nóng nảy, hay cáu gắt, sắc mặt đỏ ửng, sợ nóng, miện đắng, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, chân tay run, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch Huyền Sác.

Trường hợp can hỏa phạm vị, bệnh nhân mau đói, ăn nhiều.

Phép trị: Thanh can, tả hỏa.

Bài thuốc: Long Đởm Tả Can Thang Gia giảm: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Thiên hoa phấn đều 12g, Sinh địa,Bạch thược đều 16g, Ngọc trúc 20g, sắc uống.

Trường hợp vị nhiệt mau đói, ăn nhiều thêm Hoàng liên, Thạch cao để tả vị nhiệt. Tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, mặt đỏ tay run gia Trân châu, Từ thạch, Câu đằng, Địa long để bình can, tiềm dương. Táo bón thêm Đại hoàng để thông tiện.

3) Tâm âm hư: Bứt rứt khó ngủ, hồi hộp ra mồ hôi, mệt mỏi, ngắn hơi (hụt hơi), chất lưỡi đỏ bóng, ít rêu hoặc rêu mỏng, mạch Tế Sác.

Phép trị: Dưỡng tâm, an thần, tư âm, sinh tân.

- Bài thuốc: Bổ Tâm Đơn gia giảm: Sa sâm 16g, Huyền sâm, Đơn sâm, Thiên môn, Mạch môn, Đương qui, Sinh địa, Bá tử nhân đều 12g, Ngũ vị tử 4g, Sao táo nhân 20g, Viễn chí 6g, Chu sa 1g (tán bột mịn hòa thuốc uống).

Trường hợp thận âm hư (ù tai, miệng khô, vùng thắt lưng đau, gối mỏi, thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Quy bản, Kỷ tử để bổ thận âm.

Trường hợp âm hư hỏa vượng, thêm Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm tả hỏa.

4- Đàm Thấp Ngưng Kết: Tuyến giáp to, ngực đầy tức, không muốn ăn, nôn, buồn nôn, tiêu lỏng, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, nhớt, mạch Nhu Hoạt.

Điều trị: Hóa đàm, lợi thấp, nhuyễn kiên, tán kết.

Bài thuốc: Hải Tảo Ngọc Hồ Thang gia giảm: Hải tảo, Côn bố, Hải đới đều 20 - 40g, bán hạ, Triết bối mẫu, Trạch tả, Phục linh, Đương qui đều 12g, Thanh bì 10g, Xuyên khung 6g. Trường hợp ngực tức, sườn đau thêm Xuyên luyện tử, Diên hồ sách để sơ can chỉ thống. Nếu nôn, buồn nôn, tiêu lỏng, mệt mỏi thêm Bạch truật, Ý dĩ, Biển đậu để kiện tỳ trừ thấp.

4) Biến Chứng

+ Đau ngực (hung tý): do can khí uất trệ, nhiệt đàm làm tắt kinh lạc. Phép trị là sơ can, thông lạc, thanh nhiệt, hóa đàm dùng các vị: Khương bán hạ, Qua lâu bì, Chỉ thực, Uất kim, Hồng hoa, Đơn sâm, Đăng tâm, sao Hoàng liên. Hết đau (hung tý được tuyên thông) tiếp tục phép trị chứng nặng, thêm thuốc hoạt huyết hóa ứ.

+ Chân tay yếu mềm: Triệu chứng của can thịnh tỳ hư, khí thoát, đàm kết, phép trị dùng thanh can, trợ tỳø hóa đàm, tán kết, dùng các vị Đơn bì, Chi tử, Thái tử sâm, Bạch truật sống, chích Hoàng kỳ, Khương bán hạ, Thanh bì, Trần bì, Xuyên ngưu tất, Tàm sa, Côn bố, có kết quả rồi tiếp tục dùng phép trị chứng nhẹ. Thời gian điều trị bằng đông y có kết quả phải từ một đến 2 năm. Cần chú ý theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị nếu không kết quả phải dùng thuốc kháng giáp kết hợp.

Tham Khảo

+ BÌNH ANH PHÚC PHƯƠNG (Viện Văn Học, bệnh viện Nhân dân Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm TQ): Huyền sâm, Bạch thược, Đơn bì, Đương qui, Phục linh, Sinh đia, Triết bối mẫu, Thanh bì, Trần bì, Tam lăng, Nga truật đều 9g, Sơn thù nhục 6g,. Sinh Mẫu lệ 30g, Hạ khô thảo 12g, Ngọa lăng tử 15g, sắc uống.

Bài thuốc có tác dụng dục âm, tiềm dương, dưỡng tâm, ích thận, sơ can, tỉnh tỳ, hóa đàm, thanh anh, chủ trị chứng cường giáp âm hư dương thịnh.

Kết quả lâm sàng: Đã dùng bài thuốc theo biện chứng gia giảm trị 110 ca cường giáp, kết quả: khỏi (hết triệu chứng lâm sàng, chuyển hóa cơ bản và kết quả xét nghiệm hồi phục bình thường) 38 ca, tiến bộ (triệu chứng giảm rõ, chuyển hóa cơ bản và xét nghiệm đều bình thường) 63 ca, có kết quả (triệu chứng và chuyển hóa cơ bản đều giảm, xét nghiệm chưa bình thường): 6 ca, không kết quả rõ: 3 ca.

Trong số bệnh nhân có 77 ca tuyến giáp sưng, sau điều trị hết sưng có 59 ca, nhỏ hơn: 10 ca, có lồi mắt 54 ca, sau điều trị hết lồi 40 ca, lồi giảm 10 ca.

Phần lớn bệnh nhân sau khi uống thuốc 3 - 6 ngày triệu chứng lâm sàng bắt đầu giảm, thuốc đối với triệu chứng mắt lồi cũng có tác dụng tốt.

+ KHÁNG GIÁP PHIẾN (Trương Triết Thần, bệnh viện trực thuộc Học viện Trung y Sơn Đông): Quất hồng 100g, Bán hạ, Bạch linh, Hải tảo, Côn bố, Mẫu lệ (nung), Đại Bối mẫu đều 150g, Hạ khô thảo 200g, Tam lăng 100g, Hoàng dược tử, Cam thảo đều 50g, Hổ phách, Chu sa đều 10g, tất cả tán bột mịn, trộn với mật làm thành viên, mỗi viên nặng 15g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Bài thuốc có tác dụng tư âm, thanh nhiệt, hóa đàm, tán kết.

Kết quả lâm sàng: Đã dùng trị 125 ca, kết quả khỏi 65 ca, kết quả tốt (cơ bản hết triệu chứng lâm sàng, chức năng tuyến giáp gần bình thường) 24 ca, có kết quả 23 ca, không kết quả (sau 2 tháng điều trị, triệu chứng lâm sàng không thay đổi) 13 ca.

Trong bài đã dùng Cam thảùo với Côn bố, Hải tảo nhưng không thấy có phản ứng phụ.

+ PHỨC PHƯƠNG KHÁNG GIÁP CAO (Từ Vĩnh Phổ, bệnh viện trực thuộc số 1 trường Đại học Y khoa Triết Giang): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Mạch môn, Bạch thược, Hạ khô thảo đều 15g, Sinh địa, Đơn sâm, Sinh mẫu lệ đều 30g, Tô tử, Ngũ vị tử, Hương phụ chế đều 10g, Bạch giới tử 6g. Nấu thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 3 lần. Một liệu trình 3 tháng, có thể dùng mấy liệu trình.

Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, triệu chứng giảm tốt 90,9%, trong 40 ca có đo chuyển hóa cơ bản, 20 ca hồi phục bình thường, giảm rõ (khoảng 50% 5 ca. Có đo độ hấp thu iốt của tuyến giáp 10 ca, có 5 ca hồi phục bình thường, 2 ca giảm rõ . Theo nhận xét của tác giả, thuốc điều trị không có ảnh hưởng đến công thức máu và chức năng gan, có kết quả tốt đối với bệnh thể nhẹ và trung bình. Đối với thể nặng, dùng kết hợp với MTU có kết quả tốt hơn. Thuốc có thể dùng làm thuốc củng cố chống tái phát sau khi đã điều trị ổn định bằng MTU.

+ SÀI HỒ LONG MẪU THANG (Dụ Kế Sinh, bệnh viện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam): Sài hồ, Cương tàm đều 10g, Hoàng cầm, Pháp Bán hạ, Câu đằng, Sinh thiết lạc đều 15g, Long cốt, Mẫu lệ, Sinh thạch cao đều 30g, Cát căn 20g, Chu sa 3g, Cam thảo 5g, sắc nước uống. Táo bón thêm Đại hoàng 6g.

Kết quả lâm sàng: Dùng điều trị 100 ca, kết quả tốt (hết triệu chứng, lên cân) 50 ca, có kết quả (u giáp nhỏ, hết lồi mắt, mạch bình thường) 41 ca, không kết quả 9 ca.

+ KHÁNG GIÁP THANG (Hạ Thiếu Nông và cộng sự, Bệnh viện Thử Quang, trực thuộc học viện Trung y Thượng Hải): Hoàng kỳ 30 - 45g, Bạch thược, Hương phụ đều 12g, Sinh địa 15g, Hạ khô thảo 30g, Hà thủ ô đỏ 20g, sắc uống. Thuốc có tác dụng ích khí dưỡng âm. Gia giảm: Tỳ hư bỏ Sinh địa thêm Hoài sơn, Bạch truật, Thần khúc. Tâm hỏa vượng thêm Hoàng liên. Can hỏa vượng thêm Long đảm thảo.

Kết quả lâm sàng: Trị 98 ca, khỏi (thử nghiệm độ tập trung iốt (I 131), T3, T4 đều bình thường) 61 ca, tốt (trong 3 mục trên có 2 mục bình thường 19 ca, có kết quả (trong 3 mục trên có một mục bình thường) 8 ca, không kết quả 10 ca. Tác giả có thử bỏ Hoàng kỳ trong một số ca để so sánh có nhận xét là tác dụng của Hoàng kỳ rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng lâm sàng và hạ T3 T4. Và cũng chứng minh Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch và việc làm hạ TS, T4 huyết thanh có phải là do nâng cao miễn dịch (?) là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

+ TRƯƠNG THỊ KHÁNG GIÁP PHƯƠNG (Trương Tuấn Văn, Bệnh viện trực thuộc số 1 Y học viện Tây An, tỉnh Thiển Tây): (l) Sinh thạch cao 30g, Mạch môn, Bạch thược, Hạ khô thảo đều 15g, Thiên hoa phấn, Sinh địa đều 24g, Thạch hộc, Đương qui, Hoàng cầm, Thạch liên nhục đều 12g, Xuyên khung 10g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá 9g, Ô mai 20g sắc uống. Tác dụng: dưỡng âm huyết, thanh vị hỏa. Trị cường giáp do vị hỏa.

(2) Long đởm thảo, Sinh địa, Trân châu mẫu đều 15g, Chi tử, Đương qui, Sài hồ đều 10g, Hoàng cầm, Mạch đông đều 12g, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Sinh long cốt, Sinh Mẫu lệ, Địa cốt bì đều 30g, sắc uống. Tác dụng: thanh can hỏa. Trị thể can kinh thực hỏa.

(3) Đương qui, Bạch thược, hương phụ, Huyền sâm đều 15g, Sài hồ, Bạch linh, Bạc hà, Uất kim, Hoàng cầm đều 10g, Bạch truật, Đơn bì, Chi tử đều 12g, Hạ khô thảo 24g, sắc uống. Tác dụng: sơ can, thanh nhiệt. Trị thể can uất hóa nhiệt.

Biện chứng gia giảm: Hồi hộp nhiều thêm Bá tử nhân 30g, Khổ sâm 15g, Ngũ vị tử 15g. Mồ hôi nhiều thêm Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ đều 30g. Mất ngủ thêm sao Táo nhân 15g, Long xỉỉ, Viễn chí, Ngũ vị tử đều 15g. Tuyến giáp to thêm Hoàng dược tử 10g. Lồi mắt thêm Xuyên sơn giáp 12g, Địa long 12g.

Kết quả lâm sàng: Trị 32 ca, khỏi (hết triệu chứng lâm sàng, độ tập trung I131 bình thường) một ca, chuyển biến tốt (triệu chứng cải thiện rõ, độ tập trung I131 bình thường) 9 ca, có kết quả (các mặt đều tiến bộ) 21 ca, không kết quả (các mặt không thay đổi) một ca.

+ TRI BÁ DƯỠNG VỊ THANG (Trương Vĩnh Tịnh, bệnh viện Hồng Thập Tự tỉnh Vân Nam): Sao Tri mẫu, tiêu Hoàng Bá, Đơn bì, Thạch hộc, Trạch tả, Ngọc trúc đều 12g, Hoài sơn, Phục linh, Mạch đông, Hải tảo, Côn bố đều 15g, Sinh địa 20g, Đơn sâm, Hoàng dược tử đều 30g, sắc uống. Dưỡng âm,thanh nhiệt, sơ can, hoạt huyết, hóa đàm, nhuyễn kiên. Trị cường giáp thể thận âm hư vì nhiệt.

Kết quả lâm sàng: Điều trị 34 ca (Trung tây y kết hợp 26 ca, Trung y 8 ca). Kết quả khỏi (hết triệu chứng, chuyển hóa cơ bản, độ tập trung I131 bình thường, công tác sinh hoạt hồi phục bình thường, theo dõi 1 - 2 năm không tái phát), 4 ca (đông tây y điều trị 3 ca, trung y một ca) tiến bộ (triệu chứng giảm, chuyển hóa cơ bản hồi phục gần bình thường, công tác sinh hoạt bình thường) 30 ca (trong đó, trung tây y kết hợp 23 ca, trung y 7 ca).

+ GIÁP KHÁNG HƯ THỰC PHƯƠNG (Đặng Ngọc Linh, tỉnh An Huy, T.Q): (l) Quế chi, Xích thược, Bạch thược, Đào nhân, Sài hồ đều 10g, Sinh long cốt, Sinh Mẫu lệ, Ý dĩ nhân đều 20g, Chích Cam thảo 9g, Phục linh 12g, Bán hạ, Thanh bì đều 6g, Slnh khương 2 lát, Hồng táo 3 quả, sắc uống.

(2) Bạch linh, Đơn bì, Chi tử, Quế chi, Triết bối mẫu đều 10, Sinh long cốt, Sinh Mẫu lệ đều 20g, Thiên hoa phấn 15g, Hạ khô thảo 12g, Bạch thược 9g, Đương qui 8g, Thanh bì 6g, sắc uống.

Gia giảm: Trường hợp triệu chứng lâm sàng được cải thiện nhưng bướu giáp còn to, thêm Hạ khô thảo, Hương phụ, Triết bối mẫu đều 10g. Miệng khô bứt rứt thêm vào bài vào bài số 2: Mạch môn, Huyền sâm đều 10g, Liên tử tâm 3g.

Kết quả lâm sàng: Trị 80 ca kết quả khỏi (triệu chứng hết, đo tập trung I 131 bình thường, chuyển hóa cơ bản bình thường): 16 ca, có kết quả (triệu chứng cơ bản hết, chuyển hóa cơ bản bình thường, độ tập trung I 131 giảm: 13 ca, không kết quả: một ca.

+ THÂN THỊ GIÁP KHÁNG PHƯƠNG (Thân Trường Chinh, bệnh viêïn Trung y Càn An, tỉnh Cát Lâm): (l) Hoàng dược tử, Hải tảo, Côn bố, Hải phù Thạch, Hải cáp phấn, Sinh Mẫu lệ, Lộ lô đều 25g, Mộc hương 7, 5g, Tam lăng, Nga truật đều 15g, Trần bì 10g, Đại hoàng 7,5g, sắc uống. Tác dụng: Tiêu anh, phá khí, trị cường giáp thể can uất đàm kết.

(2) Hoàng dược tử, Sinh địa, Sinh Mẫu lệ, Hyền sâm đều 25g, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Đởm thảo đều 10g, Cam thảo 15g, sắc uống. Trị cường giáp thể âm hư hỏa vượng.

Biện chứng gia giảm: Khí trệ thêm Thanh bì, Ô dược. Đàm thịnh thêm Triết bối mẫu. Cảm hàn tắt tiếng thêm Xạ can. Can dương thượng kháng thêm Trân châu mẫu, Câu đằng. Tuyến giáp to thêm Giáp châu, Lậu lô.

Kết quả lâm sàng: Trị 32 ca, hoàn toàn ổn định (triệu chứng mất, xét nghiệm bình thường): 11 ca, tiến bộ (triệu chứng giảm, kết quả xét nghiệm gần bình thường) 18 ca, không kết quả: 3, ca.

+ DƯỠNG ÂM TÁN KẾT THANG (Cù Minh Nghĩa, Sở nghiên cứu Trung y tỉnh Hà Nam): Sa sâm, Mạch môn, Sinh địa, Hoa phấn, Côn bố, Hải tảo đều 15g, Ngũ vị tử, Triết bối mẫu đều 10g, sắc uống.

Biện chứng gia giảm: Tuyến giáp to thêm Hải phù thạch, Hạ khô thảo đều 15g. Tay run thêm Sinh Long cốt, Sinh Mẫu lệ đều 15g. Thèm ăn tăng Sinh địa lên 30g, gia Huyền sâm 15g. Khát, bứt rứt thêm Ô mai 15g, Thạch hộc 15g. Tỳ hư, tiêu lỏng bỏ Sinh địa, thêm Sơn dược 30g. Khí hư, mồ hôi nhiều thêm Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g. Kinh nguyệt lượng ít hoặc dương suy thêm Dâm dương hoắc 15g.

Kết quả điều trị: 31 ca, ổn định (triệu chứng lâm sàng hết, chuyển hóa cơ bản bình thường, trên một năm không tái phát): 18 ca, ổn định phần lớn (triệu chứng phần lớn hết, chuyển hóa cơ bản gần bình thường): 13 ca, không kết quả, 3 ca.

+ GIÁP KHÁNG BÌNH (Thẩm Ngọc Minh, bệnh viện Nhân dân huyện Phú Dương, tỉnh Triết Giang): Thái tử sâm 30g, Mạch môn, Huyền sâm đều 10g, Xuyên thạch hộc, Triết bối mẫu, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g, Sinh Cáp xác 15g, sắc uống.

Biện chứng gia giảm: Can uất thêm Sinh Mạch nha, Lậu lô. Vị hỏa thịnh thêm Sinh thạch cao, Hà diệp. Tỳ vị hư thêm Hoài sơn, Bạch biển đậu. Tuyến giáp sưng thêm Đơn sâm, Sơn từ cô. Mắt lồi thêm Thạch xương bồ. Mồ hôi nhiều thêm Phù tiểu mạch. Tim hồi hộp nặng thêm Chu sa.

Kết quả lâm sàng: Bài thuốc có tác dụng ích khí, dưỡng âm, thanh nhiệt, tán kết, dùng trị cường giáp 40 ca, khỏi (hết triệu chứng, kiểm tra chức năng tuyến giáp hồi phục bình thường): 24 ca, tốt (triệu chứng giảm nhẹ, chức năng tuyến giáp gần bình thường): 9 ca, có kết quả (triệu chứng chức năng tuyến giáp đều giảm nhẹ): 7 ca. Thời gian điều trị ngắn nhất là 38 ngày, dài nhất 6 tháng, bình quân 67 ngày.

+ GIÁP KHÁNG TIỄN (Khúc Trúc Thu, Bệnh viện trực thuộc Viện Y học Thiên Tân): Bạch thược, Ô mai, Mộc qua, Sa sâm, Mạch môn, Thạch hộc, Biển đậu, Liên nhục đều 10g, Sài hồ, Tang diệp, hắc Chi tử, Côn bố đều 6 - 10g, sắc uống.

Biện chứng gia giảm: Mắt lồi rõ thêm Bạch tật lê, Thảo quyết minh, Sung úy tử. Tuyến giáp to cứng thêm Sơn từ cô, Sinh Mẫu lệ. Tim đập nhanh rõ thêm sao Táo nhân, Sinh long cốt (hoặc Long xỉ).

Kết quả lâm sàng: Trị 60 ca, khỏi (hết triệu chứng lâm sàng, T3, T4 hồi phục bình thường): 28 ca, cơ bản khỏi (hết triệu chứng, T3, T4 bình thường, tuyến giáp còn to, mắt còn lồi): 10 ca, có kết quả rõ (triệu chứng lâm sàng cơ bản hết, T3, T4 so với trước giảm trên 50%): 8 ca, có chuyển biến (triệu chứng giảm, rõ, T3, T4 giảm dưới 50%): 11 ca, không kết quả (sau thời gian điều trị 3 tháng không thay đổi): 3 ca.

Ghi chú: Bắt đầu uống thuốc thang, sau khi bệnh ổn định, theo đơn thang thuốc trên làm hoàn, mỗi hoàn 9g, ngày uống 2 hoàn để củng cố, chống tái phát.

+ HỨA THỊ TRỊ KHÁNG PHƯƠNG (Hứa Vân Trai, bệnh viện Nhân dân Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây): (l) Hoàng cầm 9g, Hoàng bá 6 g, Hoàng liên 3g, Ngọc trúc 21g, Tế sinh địa 24g, Bạch thược 15g, Cam thảo 9 g, Hoa phấn, Đảng sâm đều 15g, sắc uống.

(2) Chi tử, Hoàng cầm, Đởm thảo, Cam thảo đều 9g, Sinh đỉa, Ngoc trúc đều 21g, Hoa phấn, Đảng sâm, Bạch thược đều 15g sắc uống.

Thuốc thang uống từ 7 - 10 thang hết các triệu chứng, dùng Địa hoàng uống để duy trì kết quả.

Bài (1) trị cường giáp thể dương minh vị nhiệt, bài (2) trị cường giáp thể thiếu dương đởm nhiệt.

Biện chứng gia giảm: Trường hợp tiêu chảy thêm Bạch linh, Trạch tả đều 9g. Mặt có phát ban khô thêm Liên kiều, Ngân hoa đều 15g.

Kết quả lâm sàng: Trị 42 ca, bài (l) trị khỏi 25 ca, bài (2) trị khỏi 17 ca.

+ TRƯƠNG THỊ NHUVỄN KIÊN PHƯƠNG (Bệnh viện Nam Khai, Thiên Tân): Sinh Mẫu lệ, Hải tảo, Côn bố, Tật lê, Bạch thược, Sinh địa, Huyền sâm, Kỷ tử, Sung úy tử, lượng bằng nhau đều tán bột mịn, mật hoàn, mỗi hoàn 10g, mỗi ngày uống 2 - 3 hoàn.

Biện chứng gia giảm: Bướu to lâu khỏi thêm Thổ phục linh. Nhịp tim nhanh thêm Khổ sâm.

Kết quả lâm sàng: Trị 50 ca, cơ bản khỏi lâm sàng 8 ca, tiến bộ rõ rệt 18 ca, có cải thiện 22 ca, không kết quả: 2 ca.

Những bài thuốc kinh nghiệm dân gian

(l) Hải đới 250g. Rửa sạch, dùng lửa nhỏ, nấu đặc thành cao, bỏ bã, uống ngày một thang.

(2) Hải tảo, Hải đới đều 500g, rửa sạch sấy khô tán bột mịn. Mỗi ngày uống 10g với nước sôi nguội. Hải tảo không được dùng chung với Cam thảo.

(3) Côn bố 30g, Toàn yết (Bò cạp) một con. Côn bố sắc bỏ xác, Toàn yết nung cháy tán bột. Nước sắc thuốc uống với bột Bò cạp mỗi sáng một lần, liên tục 10 ngày.

(4) Côn bố, Hải tảo, Mẫu lệ đều 15g, sắc uống, ngày một thang, liên tục trong nhiều ngày. Dùng tốt cho thể can khí uất.

(5) Sài hồ, Phật thủ đều 9g, Uất kim, Hải tảo đều 15g. Sắc, bỏ bã, cho gạo nấu cháo thêm đường mía uống, ngày một thang, liên tục trong 10 - 15 ngày.

(6) Hạ khô thảo 100g, Sa sâm, Mạch môn, Sinh địa, Huyền sâm đều 30g, Hải tảo 50g. Sắc 2 lần được 500ml, cho đường trắng nấu cao. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần.

(7) Xuyên bối, Côn bố, Đơn sâm đều 15g, Ý dĩ 30g, Đông qua 60g, đường đỏ vừa đủ . 2 vị trước sắc bỏ bã, các vị sau cho vào nấu cháo ăn, ngày một thang, liên tục uống 15 - 20 thang. Dùng cho thể đàm thấp kết tụ.

(8) Hải tảo, Hải đới đều 15g, Mẫu lệ nhục 60g. 2 vị đầu rửa sạch cát cho Mẫu lệ nhục vào nấu chín, ăn thịt uống nước. Dùng tốt cho bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh thể cường giáp thiếu iốt.

(9) Đậu xanh 60g, Hải đái, gạo đều 30g, Trần bì 6g, Đường đỏ 60g. Sắc chín đậu xanh nở là ăn được.

(10) Hạ khô thảo 20g, Mẫu lệ 15g, Hải tảo, Côn bố đều 10g. Sắc uống kèm theo uống Bổ Tâm Đơn.

(11) Hoàng kỳ, Hạ khô thảo đều 30g, Đảng sâm 20g, Miết giáp 15g, Quy bản, Thủ ô, Sinh địa, Bạch thược, Hoài sơn, chế Hương phụ đều 12g. Sắc uống. Dùng cho bệnh nhân kèm tuyến giáp to.

(12) Đương qui, Chi tử, Bạch truật, Mạn kinh tử, Uất kim đều 10g, Sài hồ, Đơn sâm, Bạch thược, Hoàng cầm đều 12g, lá Bạc hà, Cam thảo đều 6g. Sắc uống, 10 ngày là một liệu trình.

(13) Đương qui 10g, Sinh hoàng kỳ 30g, Sinh thục địa, Hoàng bá đều 10g, Hoàng cầm, Ngũ vị tử, Đơn bì đều 10g, Sinh Mẫu lệ, Bạch đầu ông đều 30g, Hạ khô thảo 15g. Sắc uống. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp, mệt mỏi, ăn uống nhiều, tuyến giáp to.

(14) Đương qui, Mạch đông, Ngũ vị, Đảng sâm, Tam lăng, Côn bố, Hải tảo, Nga truật, Ngọc trúc, Ô mai, Sinh thục địa, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều 30g, Bạch đầu ông 60g, Sinh Mẫu lệ, Lệ chi hạch, Quất hạch đều 50g, Sinh Hoàng kỳ, Hạ khô thảo đều 90g. Tất cả tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn 10g. ngày uống 2 hoàn vào sáng và tối.

(15) Sinh Hoàng kỳ 20g, Đương qui, Sinh thục địa, Hoàng cầm đều 10g,, Hoàng liên 3g, Hoàng bá, Quất hạch, Lệ chi hạch đều 10g, Hạ khô thảo 20g, Mẫu lệ, Bạch đầu ông đều 30g. Sắc uống.

(16) Đảng sâm, Chỉ xác, Ô mai, Côn bố, Mạch môn, Ngũ vị tử đều 30g, Quất hạch, Lệ chi hạch, Hải tảo, Hạ khô thảo đều 50g, Đơn sâm 90g, Quy bản, Bạch đầu ông đều 60g. Tất cả tán bột, trộn với mật làm thành hoàn, mỗi hoàn 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn.

Tham Khảo:

- Hà Thiệu Kỳ trong ‘Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học’ báo cáo: “ Đối với bệnh cường giáp, theo biểu hiện lâm sàng, nhiều học giả cho rằng thuộc loại âm hư dương kháng kiêm đờm, kiêm ứ. Phép trị dùng Tư dưỡng Thận âm, bình Can tiềm dương, hóa đờm, nhuyễn kiên, hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài ‘Bình Anh Phức Phương (Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Hạ khô thảo, Triết bối mẫu, Tam lăng, Nga truật, Ngọa lăng tử, Sơn dược, Đương qui, Sơn thù nhục), bài Phức Phương Giáp Kháng Cao ( Sinh địa, Mạch môn, Bạch thược, Đan sâm, Hạ khô thảo, Mẫu lệ,Tô tử, Ngũ vị tử, Hương phụ (chế), Đảng sâm, Hoàng kỳ), bài Giáp Kháng Cơ Bản Phương (Bạch thược, Sinh địa, Miết giáp, Quy bản, Sơn dược, Hạ khô thảo, Đảng sâm, Hoàng tinh), các bài này đối với cường giáp nhẹ và trung bình có kết quả tốt.

Đối với chứng lồi mắt:

+ Y viện Thự Quang (Thượng Hải) dùng Kỷ tử, Bạch giới tử, Trạch tất, Ngọa lõa tử, Địa cốt bì và Bạch tật lê để điều trị bướu cổ lồi mắt.

+ Sở nghiên cứu nội tiết Thượng Hải dùng đơn thuần biện chứng luận trị hoặc dùng thuốc YHCT thêm“Thyroid ” (Tuyến giáp trạng phiến) liều thấp, chữa 24 trường hợp bướu cổ lồi mắt, một số chữa kết hợp với châm cứu. Sau khi điều trị 3-6 tháng tỉ lệ có kết quả ở chứng bướu cổ lồi mắt nhẹ là 90,9%, loại vừa là 75%,. Mức độ mắt thu nhỏ là 2,3mm (P< 0.01), nồng độ T3, T4 trong huyết thanh hạ thấp rõ. Người ta cho rằng tác dụng điều trị của thuốc YHCT có khả năng có quan hệ với sự điều chỉnh tính miễn dịch và công năng của thần kinh thực vật.

 


Tổng lượt xem: 305097
Lượt xem trong tháng: 4211
Lượt xem trong ngày: 74
Đang xem: 1

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: