PHẦN 3

ÁP XE PHỔI

( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS)

Đại Cương

. Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ.

. Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có khi ho ra mủ, máu.

. Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họng khô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo, đó là chứng Phế Ung".

Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét, có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn...

Theo sách ‘Thiên Kim Phương’, có thể dùng Đậu nành (Hoàng đậu) để kiểm tra và theo dõi diễn tiến chứng Phế Ung như sau:

. Kiểm Tra: cho người bệnh nhai Đậu nành, nếu cảm thấy có vị thơm ngọt thường là bị áp xe phổi, nếu người bệnh cảm thấy có vị tanh hôi thì thường không phải là bệnh áp xe phổi.

. Theo dõi diễn tiến bệnh: Sau khi được điều trị một thời gian, nếu người bệnh nhai Đậu nành mà cảm thấy tanh không thể nuốt được là bệnh đã diễn biến tốt, có thể cho ngừng thuốc được rồi. Trái lại nếu vẫn cảm thấy vị thơm ngọt thì bệnh chưa hết, phải điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho thích hợp.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà. Phong nhiệt độc, phong hàn hóa nhiệt uất kết lại ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông, nhiệt ủng, huyết ứ kết lại thành ung.

Thiên ‘Phế Nuy Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Phong vào phần Vệ thì thở ra được, không hít vào được. Nhiệt nhiều ở phần Vinh thì hít vào được nhưng thở ra không được. Phong làm tổn thương bì mao, nhiệt làm tổn thương huyết mạch. Phong lưu ở Phế, người bệnh ho, miệng khô, suyễn đầy, họng khô, không khát, khạc ra nhiều đàm đặc, thường bị rét run. Nóng quá huyết ngưng trệ chứa kết lại thành mủ”... Cho thấy chứng Phế ung do phong nhiệt làm tổn thương Phế.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ “Chứng Phế ung, do phong hàn làm tổn thương Phế, khí kết tụ lại gây nên... Khí bị hư, hàn thừa cơ hư làm tổn thương Phế, hàn làm cho huyết ngưng trệ, uẩn kết lại thành ung, nhiệt tăng lên, nhiệt tích không tan đi huyết bị bại hóa thành mủ”.

Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’viết: “Chứng Phế ung, do cảm phải phong hàn...”.

Sách ‘Y Học Cương Mục q 19’ viết: “Chứng Phế ung, do ăn uống thức ăn cay, nóng, thức ăn nướng, hoặc uống rượu nóng, táo nhiệt làm tổn thương Phế gây nên bệnh, cần trị sớm”.

Sách ‘Thọ Thế bảo Nguyên’ viết: “ Do điều lý thất thường, lao nhọc làm tổn thương chính khí, phong hàn thừa cơ lấn lên, phong sinh nhiệt, uẩn tích lại không tan gây nên chứng Phế ung”.

Nguyên Tắc Điều Trị

Phế ung là bệnh đàm nhiệt ủng trệ, thuộc thực chứng, vì vậy đa số dùng phép Thanh Phế giải độc làm chính, không nên dùng thuốc bổ quá sớm.

Nếu đã thành mủ, nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, tiêu mủ, tán kết.

Nếu có khó thở, khan tiếng, lượng mủ máu nhiều mà hôi, móng tay chân tím tái... đó là chứng rất nặng, nên phối hợp với y học hiện đại để điều trị tích cực.

Nếu ho nôn ra máu lượng ít, kéo dài không dứt, sốt về chiều, tâm phiền, miệng họng khô, mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, gầy ốm, chất lưỡi đỏ tía, lưới ít rêu, mạch Hư, Sác là dấu hiệu khí âm quá hao tổn, nhiệt độc chưa dứt. Điều trị nên phù chính, khu tà.

Trong phép dường Phế, tư âm, nên phối hợp các vị thuốc tiêu mủ, giải độc. Có thể chọn dùng bài Cát Cánh Hạnh Nhân Tiễn gia giảm.

Nếu tà khí hư, chính khí khôi phục dần dần, chuyển sang thời kỳ hồi phục, cơ thể bớt nóng, ho giảm nhẹ, đờm ít... mạch Tế không lực, nên dùng phép dưỡng khí âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà.

Triệu Chứng Lâm Sàng

Trên lâm sàng, bệnh thường phát triển theo ba giai đoạn như sau:

I- Giai Đoạn Mới Phát:

a- Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi ho nhiều, khó thở, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác ( NKT.Hải), mạch Sác Thực (NKT.Đô).

b- Biện Chứng:

.Sợ lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chính khí tranh nhau gây ra.

. Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mất chức năng tuyên thanh.

. Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc.

. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệt từ phần biểu vào phần lý.

c- Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ.

d- Điều trị:

+ NKT.Hải: Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm. Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện ) gia giảm: Bạc hà 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Đậu xị 8g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới huệ 6g, Liên kiều 8g, Lô căn 8g, Ngưu bàng tử 12g, Trúc diệp 6g.

(Kim ngân hoa, Liên kiều, để sơ tán phong nhiệt; Bạc hà, Cát cánh, Đậu xị, Kinh giới, Ngưu bàng tử để tuyên thông Phế khí, Lô căn, Trúc diệp để thanh nhiệt, sinh tân dịch).

-Đầu đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giải phong nhiệt, làm nhẹ đầu, sáng mắt. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân, Qua lâu để giảm ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm (Huyền sâm), Thiên môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinh tân. Ngực đau nhiều: thêm Uất kim, Đào nhân để thông kinh, tán ứ, giảm đau.

+ Sách ‘Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn’ dùng bài:

1- Ngư Tinh Thảo Kê Áp Phương: Ngư tinh thảo 30g, Kê áp (trứng gà) 1 trái. Ngư tinh thảo sắc trước, lọc bỏ bã, cho Kê áp vào quậy đều uống. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 15-20 ngày.

2- Phế Nùng Thang Hợp Tễ: Hàn băng thạch 10g, Nha tạo 6g, Nhũ hương 10g, Thiên trúc hoàng 10g, Tử thảo 10g. Sắc, chia 2 lần uống.

+ Sách ‘Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển’ dùng 3 bài sau:

1- Phế Ung Thang: Bạch giới tử 2g, Bối mẫu 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 2g, Hạnh nhân 4g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu căn 2g. Sắc uống.

2- Vi Kinh Hợp Tứ Thuận Thang: Bối mẫu 4g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, Đào nhân 4g, Đông qua tử 4g. Tử uyển 2g, Vĩ kinh 4g, Ý dĩ nhân 8g. Sắc uống.

3- Sài Hồ Cát Cánh Gia Đình Lịch Thang: Bán hạ 6g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4g, Chỉ thực 2g, Đình lịch tử 2g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu nhân 4g, Sài hồ 6g, Sinh khương (khô) 2g. Sắc uống.

+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’:

1- Thanh Nhiệt Bài Nùng Thang: Bối mẫu 10g, Bồ công anh 30g, Cát cánh 10g, Chỉ thực 10g, Đan bì 10g, Đào nhân 10g, Đình lịch tử 10g, Đông qua tử 30g, Hoàng cầm 16g, Kim ngân hoa 30g, Lô căn (tươi) 60g, Tô tử 10g, Ý dĩ nhân 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

2- Vi Kinh Thang Hợp Cát Cánh Thang Gia Vị: Cam thảo 24g, Cát cánh 50g, Đông qua nhân 50g, Hoàng cầm 24g, Kim ngân hoa 24g, Liên kiều 24g, Ngư tinh thảo 50g, Qua lâu 24g, Vi căn 50g, Ý dĩ nhân 24g. Sắc uống.

+ Sách ‘Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng’ dùng:

1- Ngư Tinh Thảo Cát Cánh Thang: Cát Cánh 20g, Ngư tinh thảo 40g.

2- Ngư tinh thảo 40g, Phổi heo 80g, nấu, ăn cả nước lẫn cái, 3-5 lần/ ngày.

+ Thanh Nhiệt Tuyên Phế Thang: Ngân hoa đằng, Thạch liên (Hột sen) đều 30g, Liên kiều 15g, Ngư tinh thảo (cho vào sau) 50g, Ma hoàng (sống) 10g, Cát cánh 15g, Cam thảo (sống) 10g. Sắc uống (Trung Y Tạp Chí 1987: 7).

Châm Cứu: Đại chùy (Đc 14), Phế du (Bq 13), Đại trường du (Bq 25), Phong long (Vi 40), Khổng tối (P 6), Ngư tế (P 10) (Bị Cấp Châm Cứu).

Nhĩ Châm: Phế, Chi khí quản, Tỳ, Huyết dịch, Huyết cơ điểm, Giao cảm, Bình suyễn, Mê căn (Bị Cấp Châm Cứu).

II- Thời kỳ nung mủ

- Triệu chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.

- Biện chứng: Sốt cao, không sợ lạnh là do nhiệt độc cao, tà khí và chính khí giao tranh, nhiệt bị bức bách gây nên ra mồ hôi. Đờm nhiệt uất ở Phế gây nên ho, thở gấp, nôn ra đờm mủ máu, ngực đau tức. Tân dịch bị hao tổn nên miệng khô, họng khô. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Sác là do nhiệt độc uất kết trong thời kỳ nung mủ.

Điều Trị:

+ Sách ‘ NKHT.Hải’: Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết, dùng bài: Thiên Kim Vi Hành Thang (Thiên Kim Phương): Đào nhân 12g, Đông qua nhân 12g, Vĩ kinh 40g, Ý dĩ nhân 20g. Thêm Áp chích thảo 8g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 8g, Ngư tinh thảo 16g. (Dùng Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).

-Nhiệt nhiều thêm Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao, Tri mẫu. Ói ra đàm đục, suyễn: thêm Đình lịch tử, Tang bạch bì.

+ Sách ‘NKHT.Đô’: Thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế, hóa ứ, dùng bài: Thiên Kim Vi Hành Thang Gia Vị (Thiên Kim Phương): Đào nhân 12g, Đông qua nhân 12g, Vi kinh 40g, Ý dĩ nhân 20g. Thêm Áp chích thảo 8g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 8g, Ngư tinh thảo 16g.

. Phiền khát thêm Thiên hoa phấn, Tri mẫu. Táo bón thêm Đại hoàng. Ho đàm thêm Bối mẫu, Qua lâu bì.

- Sinh Hoàng Đậu Tương: Hoàng đậu (Đậu nành) 40-100g, rửa sạch, ngâm nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã thành nước đậu sống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 200ml (Thiên Gia Diệu Phương).

- Phức Phương Ngư Cát Thang: Bối mẫu 10g, Cam thảo 6g, Cát cánh 16g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Hoàng cầm 10g, Kim ngân hoa 30g, Ngư tinh thảo 30g, Ý dĩ nhân 30g (Thiên Gia Diệu Phương).

- Thanh Nhiệt Thác Nùng Thang: Đông qua tử, Ngân hoa, Bồ công anh, Ý dĩ nhân (sống) đều 30g, Lô căn (tươi) 60g, Cát cánh, Đan bì, Chỉ thực, Đình lịch tử, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Tô tử đều 10g, Hoàng cầm 15g. Sắc uống (Thiên Gia Diệu Phương).

TD: Thanh nhiệt, giải độc, khứ đờm, thác nùng.

- Phục Phương Thanh Nhiệt Giải Độc Thang: Dã mãng mạch căn, Lô căn đều 15 – 30g, Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa đều 15g, Hồng đằng 9 – 15g, Hoàng cầm, Cát cánh 6 – 9g, Đan sâm, Đào nhân đều 9g. Sắc uống. Đã trị 20 ca, khỏi hẳn 19 ca, hiệu quả ít: 1 ca (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1991: 5).

III- Giai Đoạn Vỡ Mủ

a- Chứng: Sốt, khát, thích uống nước, ho ói ra mủ, máu hoặc như nước cơm, mùi tanh hôi, ngực đầy tức, đau, thở khó, không nằm được, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.

b -Biện Chứng:

. Ói ra đàm lẫn mủ, máu, tanh hôi: do mủ vỡ ra trong Phế.

. Ngực đầy, đau, thở khó (suyễn), không nằm được: do Phế khí bị ủng tắc không thông.

. Phiền khát, thích uống: do nhiệt độc nung đốt làm cho Phế Vị âm bị tổn thương

. Chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác: dấu hiệu nhiệt độc quá thịnh.

c- Hướng điều trị: Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.

d- Điều Trị:

+ Sách ‘NKHT.Hải’ dùng bài:

- Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang: Bại tương thảo 8g, Cam thảo 24g, Cát cánh 50g, Đông qua nhân 50g, Hoàng cầm 24g, Kim ngân hoa 24g, Liên kiều 24g, Ngư tinh thảo 50g, Qua lâu 24g, Vi căn 50g, Ý dĩ nhân 24g. Sắc uống.

(Dùng Bại tương thảo, Hoàng cầm, Qua lâu, Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Cát cánh hỗ trợ tác dụng tuyên Phế, Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).

+ Sách ‘NKHT. Đô’: Bài nùng, hóa ứ, thanh nhiệt, giải độc, dùng bài Cát Cánh Thang Gia Vị (Tế Sinh Phương): Bách hợp 20g, Bối mẫu 40g, Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Chỉ xác 40g, Đương qui 40g, Hạnh nhân 20g, Hoàng kỳ 60g, Phòng phong 40g, Qua lâu nhân 40g, Tang bạch bì 40g, Ý dĩ nhân 40g, Sắc uống.

+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương ‘: dưỡng âm, thanh Phế, hóa ứ, bài nùng, dùng bài Bách Hợp Bạch Cập Trư Nhục Thang: Bách hợp 120g, Bạch cập 60g, Thịt heo (Trư nhục) 100-200g. Thuốc tán bột, mỗi lần dùng 10-12g, trộn với thịt heo giã nhỏ, chưng cách thủy cho chín, ăn ngày một lần.

+ Tư Âm Giải Độc Thang ((Sơn Tây Trung Y Tạp Chí): Huyền sâm 15g, Ngân hoa, Bồ công anh. Lô căn, Tử hoa địa đinh, Bại tương thảo, Cát cánh, Thiên môn, Mạch môn, Thiên hoa phấn đều 10g, Đông qua nhân, Ý dĩ nhân đều 18g. Sắc uống.

TD: Tư âm, giải độc, thanh ung, bài nùng. Trị trẻ nhỏ bị áp xe phổi. Đã dùng bài này trị 11 ca đều khỏi hẳn.

Châm Cứu

Phế du (Bq 13), Thái uyên (P 9), Thái khê (Th 3), Khổng tối (P 6), Trung đô (C 6) (Bị Cấp Châm Cứu).

Tham Khảo

+ HÓA NÙNG TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bối mẫu 40g, Cát cánh 40g, Cam thảo 5g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 5g, ngày 3 lần. Uống với nước sắc Ý dĩ.

Tác dụng: Thanh nhiệt, tán kết, lợi khí, bài nùng. Trị Phế nhiệt, ho ra đờm mủ.

+ VÂN MẪU CAO (Lý Luận Biền Văn): Vân mẫu, Hỏa tiêu, Cam thảo đều 128g, Hòe chi, Tang bạch bì, Liễu chi, Trắc bá diệp. Cát cánh bì đều 64g, Bạch chỉ, Một dược, Xích thược, Nhục quế, Hoàng kỳ, Huyết kiệt, Đương quy, Bồ hoàng, Bạch cập, Xuyên khung, Bạch vi, Mộc hương, Phòng phong, Hậu phác, Cát cánh, Sài hồ, Đảng sâm, Thương truật, Hoàng cầm, Long đởm thảo, Hợp hoan bì, Nhũ hương, Phục linh đều 15g. Chưng với dầu Mè, thêm Hoàng đơn, Tùng hương 32g, trộn cho đều thành cao. Dùng để đắp bên ngoài.

Tác dụng: Thanh Phế, hóa đờm, tiêu ứ, bài nùng kiêm bổ hư. Trị Phế ung.

+ PHẾ UNG TÁN (Tinh Độc Đường Tổ Truyền Bí Phương): Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa, Đông qua nhân, Bản lam căn đều 30g, Cát cánh, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Hoàng cầm, Hoàng liên đều 15g, Cam thảo 10g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi Phế, bài nùng. Trị Phế ung.

Y Án Trị Áp Xe Phổi

(Trích trong "Thiên Gia Diệu Phương", q Thượng)

Thôi X, nam 45 tuổi. Sốt cao, ho, nôn ra đàm dính có mủ, hôi thối, ngực đau, thở gấp, khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác hữu lực. Chẩn đoán là Phế ung (áp xe phổi).

Dùng bài Thanh Nhiệt Bài Nung Thang: Đông qua tử, Ngân hoa, Bồ công anh, Ý dĩ nhân đều 30g, Lô căn (tươi) 60g, Cát cánh, Đơn bì, Chỉ thực, Đình lịch tử, Bối mẫu, Đào nhân, Tô tử đều 10g, Hoàng cầm 15g. Sắc uống ngày một thang. Sau hai tháng, các triệu chứng đều giảm chỉ có đàm còn hôi thối. Dùng bài trên, uống tiếp 5 thang nữa, các chứng đều khỏi”.

2- Hoạn X, nữ 19 tuổi, công nhân. Vì sốt, ho, ngực đau 4 ngày mà vào viện. Xét nghiệm bạch cầu 12.000mm3, bạch cầu trung tính 83%. Chụp X quang thấy phía trên phổi bên trái có một đám mờ lớn, ở giữa là vùng trong suốt và mặt dịch phẳng. Chẩn đoán là áp xe phổi bên trái. Sau khi nhập viện, nhiệt độ còn liên tục cao 39-400C, ho nhiều, đàm khạc ra như mủ, ăn kém, miệng khô, khát, táo bón, lưỡi đỏ, chất lưỡi vàng nhạt, bệu, mạch Hoạt Sác.

Cho uống Phức Phương Ngư Cát Thang: Ngư tinh thảo, Đông qua nhân, Kim ngân hoa, Ý dĩ nhân đều 30g, Cát cánh 15g, Hoàng cầm, Đào nhân, Bối mẫu đều 10g, Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang.

Uống một tuần, sốt giảm dần, sau 10 ngày, thân nhiệt xuống bình thường, ho và đàm mủ giảm bớt. Uống thêm hai tuần nữa các triệu chứng đều hết. Kiểm tra lại bằng X quang: viêm ở phía trên phổi trái, có hấp thu rõ ràng, mặt dịch phẳng không còn. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm điều trị thêm hai tuần nữa. Chụp X quang kiểm tra lại: viêm ở phía trên phổi trái đã hấp thu, chỉ còn hang chưa hoàn toàn khép kín. Nói chung tình hình người bệnh tốt, cho xuất viện. Hai tháng sau kiểm tra lại, không thấy hang ở phía dưới phổi trái nữa”.

3- “Điền X, nam 58 tuổi, nông dân. Ho, khạc đờm, ngực đau gần nửa năm. Lúc đầu sốt, lạnh, sườn đau nhức, ho rất đau, có lúc nôn ra đờm dính. Bệnh kéo dài, khạc ra nhiều máu mủ, mùi rất tanh, cơ thể gầy ốm, sắc mặt tiều tụy, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác.

Bảo người bệnh nhai đậu tương (nành) sống để xem bệnh, người bệnh nhai thấy trong miệng có vị ngọt. Cho dùng Sinh Hoàng Đậu Tương: Đậu tương vừa đủ, rửa sạch, ngâm vào nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã đậu thành sữa đậu nành sống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 300ml. Uống được 10 ngày thì lượng mủ giảm đi, sốt giảm, ăn được nhiều hơn. Sau khi uống 20 ngày, bệnh nhân nhai thấy vị tanh của đậu, khó có thể nuốt nổi, vì vậy, ngưng uống thuốc. Sau đó, các triệu chứng đều giảm nhanh, khỏe dần. Theo dõi không thấy bệnh tái phát”.

4- Lê X, nam, 25 tuổi. Một năm trước bắt đầu ho, thở nhanh, gầy ốm. Mấy tháng sau thấy ho khạc ra mủ máu, mùi tanh hôi, ngực đau, sốt về chiều, mồ hôi trộm, miệng khô, họng khô, mạch Hoạt.

Cho dùng ‘Bách Hợp Bạch Cập Trư Nhục Thang’: Bách hợp 120g, Bạch cập 60g, Thịt heo (trư nhục) nạc vừa đủ, băm nát. Hai vị thuốc tán thành bột. Lấy 6g thuốc bột, trộn với thịt heo, cho nước vào trộn đều sền sệt, chưng cách thủy cho chín, ăn ngày một lần. Uống hơn hai tháng, hết nôn ra máu mủ, sốt cũng hết. Còn cảm thấy ngực đau, ho, ăn ít. Lại cho dùng bài Tứ Quân Thang (Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo) thêm Hoàng kỳ để bổ dưỡng Phế khí. Uống mấy thang, bệnh khỏi hẳn”.

ÂM DƯƠNG DỊCH

Là trường hợp chuyển bệnh từ người nam sang người nữ và ngược lại (âm dương dịch).

Từ đời nhà Hán (thế kỷ thứ 2) trong sách ‘Thương Hàn Luận’ đã ghi: “Thương hàn âm dương dịch, người bệnh cơ thể nặng nề, hơi thở ngắn, bụng dưới đau hoặc đau rút đến giữa âm đạo, nhiệt bốc lên ngực, đầu nặng, không nhấc lên được, mắt mờ đi, chân, gối co rút, dùng bài Thiêu Côn Tán làm chính”.

Về nghĩa của âm dương dịch, các y gia sau này cắt nghĩa không thống nhất. Cách chung có hai cách giải thích:

+ Một cho là chứng bệnh nam truyền cho nữ, nữ truyền cho nam, chữ dịch ở đây được giải thích là giao dịch.

+ Nhóm khác cho rằng đó là chứng nữ lao phục, do sau khi giao hợp thì phát bệnh, do tinh khí bị hư tổn, nên bệnh sinh ra. Chữ dịch ở đây được hiểu là biến dịch.

Sách ‘Loại Chứng Hoạt Nhân Thư’ dùng bài Quát Lâu Căn Trúc Nhự Thang, Trúc Bì Thang, Đương Quy Bạch Truật Tán.

Sách ‘Âm Chứng Lược Lệ’ dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang hoặc Thông Mạch Tứ Nghịch Thang.

Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ dùng bài Độc Sâm Thang uống với Thiêu Côn Tán...

Các dẫn chứng trên cho thấy chứng bệnh này đã được Đông Y nhắc đến từ rất lâu.

Nếu do thận tinh hư tổn, chính khí suy bại, nguyên tắc điều trị là phải phù chính, cố bản. Nếu do âm hư nội nhiệt cần bổ Thận, ích tinh, tư âm, thanh nhiệt làm chính.

Nếu do dương suy hàn ngưng phải bổ Thận, chấn tinh, đại bổ nguyên khí.

Nguyên nhân: Bệnh nhân vừa bị bệnh nặng xong, chính khí chưa hồi phục, tà khí chưa ra hết đã giao hợp, hai khí âm dương truyền sang lẫn nhau. Đàn ông bệnh truyền sang đàn bà, đàn bà bệnh truyền sang đàn ông. Sách ‘Đại Chúng Vạn Bệnh Cố Vấn’ viết: “Người mắc bệnh thương hàn vừa mới khỏi, khí huyết chưa hòa, vội giao hợp, hai khí âm dương cảm nhau, độc dư của người bệnh liền truyền sang cho người khỏe mạnh”.

Thường do ba nguyên nhân chính sau:

+ Âm Hư Nội Nhiệt: Bị bệnh ôn nhiệt, nhiệt thiêu đốt tân dịch hoặc phần âm bị tổn thương, mới bị bệnh nặng khỏi, phần âm và tân dịch chưa phục hồi, vẫn còn dư nhiệt mà đã giao hợp, thận tinh tiết ra, chân âm bị hao tổn. Âm dịch suy yếu sẽ sinh ra hư nhiệt. Thận chủ cốt, sinh tủy, là biển tủy của não, nếu thận tinh bị tổn hại thì biển tủy sẽ trống rỗng sẽ gây nên âm hư nội nhiệt. Tinh kiệt tủy hư là nguyên nhân chính gây nên chứng âm dương dịch.

+ Dương Suy Hàn Ngưng: Bị bệnh thương hàn, hàn tà làm tổn thương phần dương hoặc mồ hôi ra nhiều làm hại phần dương, mới bị bệnh nặng khỏi, dương khí chưa phục hồi, hàn tà vẫn còn mà đã giao hợp làm hao tổn tinh và dương khí. Tinh kiệt thì dương khí không sinh ra được, thận dương sẽ bất túc, mệnh môn hỏa sẽ suy, hàn tà thừa cơ xâm nhập và hãm lại ở bên trong khiến cho âm hàn vượng ở bên trong, hàn ngưng ở kinh mạch sẽ gây nên âm dương dịch.

+ Tinh Kiệt Khí Suy: Phần khí của cơ thể vốn bị suy yếu, bị thương hàn, ôn bệnh lâu ngày khiến cho chính khí bị tổn thương, bệnh lâu ngày chưa khỏi, hàn nhiệt chưa hết, chính khí chưa hồi phục mà đã vội giao hợp thận tinh bị hao tổn, suy kiệt, tinh không hóa được khí, nguyên khí bị yếu sẽ khiến cho thận tinh và nguyên khí suy kiệt gây nên âm dương dịch.

Triệu chứng: Người bệnh thấy nặng nề, khó thở, bụng dưới nặng, run giật các khủy tay, chân, mắt mờ, đầu nặng.

Đàn bà thì bụng dưới và lưng đau thắt.

Đàn ông thì dương vật sưng dần lên (khi chết dương vật vẫn sưng).

Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau:

1- Âm Hư Nội Nhiệt: Tinh thần mỏi mệt, gầy ốm, sốt về chiều, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, gò má đỏ, đầu váng, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, hay mơ, lưng đau, chân yếu, tự cảm thấy hơi nóng từ bụng dưới bốc lên đến ngực, lưỡi đỏ, ít nước miếng, mạch Tế Sác không lực.

Điều trị: Bổ Thận, ích tinh, tư âm, thanh nhiệt.

Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp với bài Thiêu Côn Tán (Thương Hàn Luận): Dùng âm mao (lông mu) một mớ (6-8g), đàn ông dùng của dàn bà, đàn bà dùng của đàn ông, đốt thành tro, hòa nước cho uống hoặc uống với Trúc Bì Thang. Ngày uống 3 lần. Uống xong đi tiểu sẽ dễ, đầu âm hành hơi sưng thì có công hiệu).

(Trong bài dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ, Quy bản giao, Thỏ ty tử để bổ Thận, ích tinh, dưỡng Can huyết, thanh hư nhiệt; Lộc giác giao chấn bổ tinh tủy; Địa cốt bì, Bạch vi, Ngân sài hồ để thanh hư nhiệt. Thiêu Côn Tán để thông tán dẫn tà ra khỏi bộ phận sinh dục.

Gia giảm: Tiểu không thông thêm Bạch mao căn; Mồ hôi trộm thêm Long cốt, Mẫu lệ, Ngũ vị tử; Hơi thở ngắn thêm Nhân sâm, Tử hà xa.

2- Âm Suy Hàn Ngưng: Chân tay lạnh, lưng và chân lạnh đau, bụng dưới đau thắt lan đến âm đạo, thích ấm, thích xoa bóp, đầu nặng không nhấc lên nổi, mờ mắt, tiểu không thông hoặc tiểu không tự chủ, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm Trì.

Nếu bụng đau, bộ phận sinh dục co rút, sắc mặt xanh xám, trán ra mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, mạch Vi muốn tuyệt.

Điều trị: Ôn dương, bổ Thận, tán hàn, chỉ thống.

Dùng bài Hữu Quy Hoàn hợp với Phù Mệnh Sinh Hỏa Đơn, Thiêu Côn Tán gia giảm: Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Đỗ trọng, Nhục thung dung, Nhục quế, Phụ tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Ngô thù du + Thiêu Côn Tán.

(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Lộc giác giao, Đỗ trọng để bổ thận tinh, ôn thận dương; Nhục quế, Phụ tử để ôn dương, tán hàn; Nhân sâm, Hoàng kỳ bổ khí, dưỡng huyết; Ngô thù du noãn Can, ôn kinh, chỉ thống; Thiêu Côn Tán (tro) khiến cho hàn độc theo âm khiếu thoát ra ngoài).

Nếu thấy bụng đau, tiêu ra phân sống, đó là Tỳ Thận dương hư, hàn ngưng ở trung tiêu. Trước tiên dùng bài Phụ Tử Lý Trung Thang để ôn dương, kiện Tỳ, chỉ tả, sau đó cho dùng Hữu Quy Hoàn để ôn bổ Thận Dương).

Nếu âm hàn quá thịnh, âm cực dương thoát biểu hiện sắc mặt xanh xám, trán ra mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, mạch Vi muốn tuyệt, lập tức cho dùng bài Tứ Nghịch Thang, Tứ Nghịch Gia Nhân Sâm Thang để hồi dương cứu nghịch.

3- Tinh Kiệt Khí Suy: Tinh thần mê muội, hụt hơi, tiếng nói yếu, mệt, đầu váng, không ngóc đầu dậy được, mắt mờ, tay chân co rút, lưng đau, chân yếu, cử động thì ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhược, không lực hoặc Hư Đại.

Điều trị: Bổ Thận, ích tinh, đại bổ nguyên khí.

Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp với Tứ Quân Tử Thang gia vị: Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Quy bản giao, Ngưu tất, Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Tử hà xa, Hoàng kỳ.

(Tả Quy Hoàn để bổ Thận ích tinh; Tứ Quân Tử Thang ích khí, kiện Tỳ; Tử hà xa ích tinh, bồi nguyên; Hoàng kỳ đại bổ Phế khí, cố biểu, chỉ hãn).

Tham khảo: “Bệnh này theo tục gọi là bệnh Hiệp thương hàn, người bệnh xấu hổ không dám nói thật, làm cho thầy thuốc không rõ được nguyên nhân gây bệnh, điều trị sai, dẫn đến nguy kịch tính mạng. Đó là một bệnh quái, nên phải có thuốc ‘kỳ’ (độc đáo) mới chữa khỏi. Thuốc ‘kỳ’ đó là phương ‘Thiêu Côn Tán’ vậy. Phương thuốc độc đáo này đãù cứu được nhiều người rồi, kết quả chắc chắn, đừng coi thường. Người đời nay trị bệnh này, thường dùng âm mao đốt thành tro, hòa nước cho uống, nam uống của nữ, nữ uống của nam, đều là dựa theo phương ‘Thiêu Côn Tán’ vậy” (Đại Chúng Vạn Bệnh Cố Vấn).

Y Án Thượng Mã Phong - Trúng Phòng

(Trích trong “Cuộc Đời Và Kinh Nghiệm Của Người Thợ Già Trị Bệnh” của Lê Đức Thiếp, Việt Nam).

Anh Sơn, làm nghề nông và đơm đó bắt tôm cá. Hôm đó, trời giá rét, lúc gần 5 giờ sáng, tôi được mời đến khám bệnh cho anh ta. Anh nằm, tay chân duỗi thẳng, mặt và tay chân để lộ ra đều thâm đen xì, mắt không chuyển động, con ngươi giống như người đã chết. Chẩn mạch thấy đã hết chạy, chỉ còn chỗ tim, lồng ngực còn đập nhè nhẹ, hơi thở còn thoi thóp. Chị vợ khai: ‘Nhà con lúc 4 giờ sáng, dậy đi lấy lờ đó (đơm tôm cá) về rồi lạnh quá, vào phòng nằm với con cho ấm, lát sau, anh ấy đòi hỏi nơi con. Đang trong lúc ấy (giao hợp), con thấy anh ấy lạnh toát đi mà nín thở, hỏi anh ấy không nói. Con sợ quá, đẩy vội anh ấy xuống, rồi mời bà con tới. Tôi đáp: Như vậy là bệnh trúng phòng (thượng mã phong) rồi, bây giờ đã lỡ đẩy anh ấy ra rồi mà cũng chậm quá rồi, nhưng cứ phải mau mau ấp ủ cho anh ấy và đem vào phòng kín, đốt lò sưởi rất lớn cho nóng cả trong phòng để sưởi ấm cho anh ấy. Đồng thời, nhờ mấy anh em đây thay phiên nhau hà hơi của mình vào miệng của anh ấy (theo phương pháp hô hấp nhân tạo miệng truyền miệng). Anh Hải (em anh Sơn) cầm hai tay anh Sơn dơ lên, hạ xuống luôn luôn cho chuyển động khí huyết, may ra thì sống. Đồng thời tôi chuẩn bị sắc thuốc: Đảng sâm 12g, Phỉ tử 12g, Can khương 12g, Nhục quế 12g.

Cạy miệng đổ dần dần vào cho uống… Khoảng 8 giờ 30, anh Sơn đã tỉnh lại. Cho uống tiếp 1 thang thuốc nữa

ÂM DƯỠNG

Xuất xứ: ‘Cát Hồng Trửu Hậu Bị Cấp Phương’.

Phụ nữ phía ngoài bộ phận sinh dục và âm đạo bị ngứa, đau ngứa không chịu nổi hoặc có đới hạ tiết ra nhiều, gọi là Âm Dưỡng.

Còn gọi là ‘Âm Môn Dưỡng’, ‘Âm Môn Tao Dưỡng’,‘Âm Dưỡng Thoát’.

Nếu nặng hơn sinh ra lở loét, gọi là Âm Sang.

Tương đương chứng Ngứa Âm Đạo, Ngoại Âm Viêm, Âm Đạo Viêm, Ngoại Âm Dinh Dưỡng Bất Lương, Viêm Âm Hộ, Viêm Tuyến Bartholin, Mào Gà Âm Hộ, Herpes Âm Hôk, Giang Mai Âm Hộ… của YHHĐ.

Nguyên Nhân

Sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ cho rằng: “Chứng Âm dưỡng đa số do thấp nhiệt sinh trùng, thuộc Can kinh hoá ra”.

Trên lâm sàng thường do:

+ Do Can Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, bệnh năng lâu ngày không khỏi hoặc sinh xong sữa ra nhiều quá làm tổn hao tinh huyết khiến cho Can Thận âm hư. Can mạch đi ngang qua bộ phận sinh dục, Thận quản lý tiền âm và hậu âm, nếu Can Thận âm hư, tinh huyết không đủ, âm hộ không được dinh dưỡng, huyết bị táo sẽ sinh phong, phong động gây nên ngứa.

+ Do Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Uất ức, giận dữ làm tổn thương Can, Can uất hóa nhiệt, Can khí sẽ phạm Tỳ, khiến cho Tỳ hư, thấp thịnh. Thấp nhiệt uất kết lại làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, đới hạ sẽ ra nhiều, làm ẩm ướt âm bộ, phát ra ngứa.

+ Do Thấp Trọc Tư Sinh: Cơ thể vốn bị Tỳ hư, thấp thịnh, tích lại lâu ngày hóa thành nhiệt, lưu chú ở hạ tiêu, làm tổn thương mạch Nhâm và Đới. Thấp nhiệt uẩn tích sinh ra trọc, hoặc vùng bộ phận sinh dục không khô hoặc âm đạo bị ẩm ướt lâu ngày, thấp trọc sinh ra, gây nên ngứa.

Triệu Chứng

+ Can Thận Âm Hư: Âm bộ khô, sít, ngứa không chịu nổi hoặc da vùng âm bộ biến thành trắng, sưng to hoặc teo lại, vỡ ra lở loét, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu váng, hoa mắt, trời nóng thì ra mồ hôi, lưng đau, gối mỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Huyền Tế mà Sác.

Biện chứng: Can Thận âm hư, tinh huyết đều suy, huyết táo sinh phong, phong động sinh ra ngứa. Âm hộ thuộc về Can Thận, vì vậy, âm hộ khô, sít, ngứa không chịu nổi. Phong thịnh thì sinh ra sưng, do đó da vùng âm đạo sưng. Da vùng âm đạo không được nuôi dưỡng thì sinh ra mầu trắng, co rút lại, lở loét. Âm hư sinh nội nhiệt, vì vậy ngũ tâm bị phiền nhiệt. Can dương thịnh thì sốt cao, ra mồ hôi. Thận hư thì lưng đau, gối mỏi. Lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế mà Sác là dấu hiệu Can Thận âm hư.

Điều trị: Điều bổ Can Thận, tư âm giáng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn thêm Hà thủ ô (chế), Bạch tiên bì.

+ Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Vùng âm bộ ngứa, đau, đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, tâm phiền không yên, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.

Biện chứng: Can kinh có thấp nhiệt rót xuống, làm tổn thương mạch Nhâm, mạch Đới, vì thế đới hạ ra nhiều, mầu vàng như mủ, dính, hôi. Thấp nhiệt thấm ướt thì gây nên ngứa, đau. Thấp nhiệt nung nấu gây nên đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô. Nhiệt nhập vào tâm thần gây nên tâm phiền không yên. Thấp nhiệt làm tổn thương tân dịch vì vậy bị táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác là dấu hiệu Can kinh có thấp nhiệt.

Điều trị: Tả Can thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ dưỡng (giảm ngứa).

. Sách ‘Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học’ dùng bài Long Đởm Tả Can Thang.

. Sách ‘Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học’ dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (Dương Khoa Tâm Đắc Tập): Tỳ giải, Ý dĩ nhân, Hoàng bá, Xích phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo. Thêm Tri mẫu, Thương truật.

(Ý dĩ nhân, Thương truật kiện Tỳ, hoá thấp; Hoàng bá, Tri mẫu khử thấp nhiệt ở hạ tiêu; Tỳ giải, Xích linh, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo trừ thấp, hoá nhiệt).

+ Thấp Trọc Tự Sinh (Can KInh Có Uất Nhiệt): Vùng âm đạo ngứa, như có con trùng bò, ngứa không chịu nổi, nóng rát, đau, đới hạ ra nhiều, mầu vàng tươi hoặc trắng như bã đậu, có mùi hôi, tâm phiền, ít ngủ, ngực đầy, khó thở, miệng đắng, họng khô, nước tiểu vàng, đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác.

Biện Chứng: Thấp nhiệt và bệnh trọc thường hỗ trợ nhau để sinh ra. Trọc tà phát sinh thì âm bộ ngứa như có con trùng bò, ngứa chịu không được. Nếu bốc lên tâm thần sẽ làm cho tâm phiền, ít ngủ. Thấp nhiệt nung nấu bên trong thì miệng đắng, họng khô. Thấp nhiệt làm tổn thương tân dịch gây nên tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác là dấu hiệu thấp nhiệt, bệnh trọc hỗ trợ nhau sinh ra.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sát trùng.

. Sách ‘Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học’ dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang thêm Bạch đầu ông, Khổ sâm, Phòng phong.

. Sách ‘Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học’ dùng bài Đan Chi Tiêu Dao Tán.

Thuốc Rửa

. Xà Sàng Tử Tán: Xà sàng tử, Hoa tiêu, MInh phàn, Khổ sâm, Bách bộ đều 10~15g. Sắc cho sôi, để âm ấm ngồi vào ngâm, ngày 1 lần. 10 ngày là một liệu trình.

. Xà Sàng Tử Tẩy Phương (Dương Y Đại Toàn): Xà sàng tử 30g, Ba tiêu, Bạch phàn đều 10g. Nấu lấy nước, rửa mỗi ngày.

. Lá Lốt 40g, nấu, cho ít muối, ngâm rửa.

. Hạc sắt, Khổ sâm, Uy linh tiên, Quy vĩ, Xà sàng tử, Lang độc. Sắc lấy nước rửa. Mỗi ngày 1~2 lần. 7-10 ngày là một liệu trình

ÂM ĐẠO VIÊM

(Vulvovaginitis - Vulvovaginite)

Đại Cương

Vùng phía ngoài bộ phận sinh dục, một hoặc cả 2 bên sưng đau, gọi là Âm Thủng.

Tương đương chứng Âm đạo viêm, Viêm tuyến Batholin, Ngoại âm huyết thủng của YHHĐ.

Còn gọi là Âm Hộ Thủng Thống, Âm Thủng.

Nguyên Nhân

+ Do Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Can kinh vốn bị uất, lâu ngày hoá thành nhiệt, Can uất sẽ làm cho Tỳ bị hư (Can khí phạm Tỳ), Tỳ hư thì thấp sẽ thịnh, thấp và nhiệt kết với nhau rót xuống bộ phận sinh dục (âm bộ), tà không thoát đi được gây nên bệnh.

+ Do Ngoại Thương: Do mổ xẻ, bị vết thương hoặc do té ngã gây tổn thương vùng âm hộ, khí huyết bị ứ trệ, không thoát ra ngoài được làm cho âm đạo bị viêm.

Chẩn Đoán

. Dựa vào bệnh sử: Hạ tiêu bị nhiễm thấp nhiệt hoặc hàn thấp hoặc nhiễm tà độc hoặc bị chấn thương.

. Dựa vào bệnh chứng: Bên ngoài âm đạo, một hoặc cả hai bên sưng, có khi sưng đến nỗi đi lại khó khăn vì bị cọ xát gây nên đau hoặc có kèm sốt, tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu vàng, mạch Huyền Sác.

. Kiểm tra: khám thấy vùng âm đạo sưng, nóng, ấn vào đau.

. Xét nghiệm thấy lượng bạch cầu tăng cao.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Âm đạo sưng đỏ, đau thường kèm sốt, hông sườn đau, miệng đắng, họng khô, nước tiểu ít, mầu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác hoặc Nhu Sác.

Điều trị: Thanh Can, lợi thấp, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang thêm Bồ công, Tử hoa địa đinh.

Nếu Can uất, Tỳ hư dùng bài Tiêu Dao Tán. Nếu chỗ viêm loét ra, chảy mủ hoặc lở loét, trị giống như chứng Âm Sang.

+ Ngoại Thương: Âm đạo sưng đỏ, đau hoặc ứ máu tại chỗ, có dấu hiệu ngoại thương, lưỡi bình thường hoặc hơi có vết ứ máu, mạch bình thường.

Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang thêm Tam Thất

ÂM HÀNH ĐỜM HẠCH

Âm hành đờm hạch chỉ trường hợp quanh âm hành nổi lên những khối u nhỏ. Mặt dưới âm hành có những vệt hoặc cục ban cứng, có thể làm cho âm hành đau, co rút.

Tương đương chứng Lao Sinh Dục (Âm Hành Ngạnh Kết).

Nguyên Nhân

Tiền âm là nơi tụ của tông cân, là nơi giao hội của kinh Thái âm và Dương minh. Ăn uống không điều độ, Tỳ mất chức năng vận hoá, đờm trọc bên trong sẽ phát sinh, dồn xuống tông cân, ngưng tụ lại thành hạch. Hoặc Can Thận âm hư, hoả vượng nung đốt tân dịch thành đờm, đờm trọc dồn xuống, kết ở tông cân thành nốt u.

Chẩn Đoán

Đa số gặp nơi người trung niên. Thường thấy âm hành nặng trệ xuống, lúc tiểu có cảm giác hơi đau, tiểu không thông, đụng vào âm hành thấy đau hoặc teo lại, nặng hơn có cảm giác như có cái gì vướng hoặc bị liệt dương.

Sờ vào âm hành thấy có nốt u, một hoặc nhiều nốt, ấn vào thấy đau.

Triệu Chứng

+ Đờm Trọc Ngưng Kết: Trên mặt của âm hành có những nốt hạch, âm hành không cử động thì không thấy có dấu hiệu bệnh rõ, lưỡi nhạt, rìa lưỡi có vết răng, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Nhu.

Điều trị: Kiện Tỳ, hoà Vị, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Hoá Kiên Nhị Trần Hoàn thêm Bạch giới tử.

+ Âm Hư Đờm Hoả: Âm hành kết hạch, hơi đau, da hơi ửng đỏ hoặc hơi nóng, về chiều thì đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, tai ù, lưng đau, gối mỏi.

Điều trị: Tư âm, giáng hoả, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Đại Bổ Âm Hoàn thêm Tiêu Hạch Hoàn.

 

ÂM HÃN

Âm hãn là tình trạng ở bìu dái của nam giới ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi có mùi hôi.

Chứng này thuộc loại ‘Lãnh Hãn’.

Chứng âm hãn đa số do Thận dương hư, mệnh môn hoả suy, mồ hôi theo khí tiết ra hoặc kinh Can có thấp nhiệt, lưu chú ở hạ tiêu khiến cho âm bộ ra mồ hôi. Vì vậy, tuy bệnh ở Thận và Can, mệnh môn hoả suy, phần âm suy yếu, thấp nhiệt rót xuống gây nên bệnh.

Nguyên nhân

Trương Cảnh Nhạc trong sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: «Chứng hãn (ra mồ hôi) có âm có dương, dương hãn là nhiệt hãn, còn âm hãn là lãnh hãn. Người ta chỉ biết nhiệt làm cho ra mồ hôi mà không biết hàn cũng có thể ra mồ hôi. Có thể nói hàn tà, do dương khí ở bên trong bị hư, nên hàn sinh ra ở trong, mà âm trung không có dương thì âm không thể sinh, do đó mồ hôi theo khí mà thoát ra». Đời nhà Thanh, Trương Thạch Ngoan cho rằng thấp nhiệt lưu chú ở hạ tiêu gây nên chứng âm hãn. Sách ‘Trương Thị Y Thông’ viết: «Dương suy yếu thì hai dịch hoàn lạnh, âm hãn ra như nước, tiểu xong có hơi khí táo thoát ra, vùng trước bộ phận sinh dục lạnh, sợ lạnh, thích nóng, đầu gối lạnh, do Can kinh có thấp nhiệt».

Như vậy, theo các y gia xưa, nguyên nhân gây bệnh âm hãn có hai loại:

+ Thận Dương Bất Túc: Do cơ thể dương vốn bị hư yếu hoặc tương tư hoặc phòng dục quá mức làm cho thận dương bất túc, dương hư thì âm cũng hư. Mồ hôi là dịch của âm, âm thịnh thì bên trong hàn sinh nhiệt. Dương hư thì âm không làm chu được mồ hôi sẽ theo khí thoát ra gây nên chứng âm hãn.

+ Can kinh Thấp Nhiệt: Bình thường thích uống rượu, ăn thức ăn cay, nóng, làm cho thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, uất lại ở kinh Can, rót xuống vùng bộ phận sinh dục gây nên chứng âm hãn.

Triệu Chứng

1- Thận Dương Hư Yếu: Bộ phận sinh dục ra mồ hôi, âm nang ướt, lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng đau, chân mỏi, tiểu nhiều, hoặc dương vật không cương cứng được, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lưỡi nhạt rêu lưỡi có vết răng, mạch Trầm Trì.

Điều Trị: Ôn bổ Thận dương, ích khí bồi nguyên.

+ Dùng bài An Thận Hoàn gia vị: Nhục quế, Ba kích, Nhục thung dung, Phá cố chỉ, Bạch truật, Sơn dược, Phụ tử (bào), Tỳ giải, Bạch tật lê, Đào nhân, Phục linh.

(Đây là bài An Thận Hoàn bỏ Thạch hộc. Dùng Nhục quế, Ba kích, Nhucj thung dung, Phá cố chỉ để ôn bổ Thận dương; Bạch truật, Sơn dược, Phục linh ích khí kiện Tỳ để giữ vững cơ bản của hậu thiên; Phụ tử ôn dương, trợ hoả, khứ nhiệt, tán hàn; Hợp với Tỳ giải đề lợi thấp trọc; Bạch tật lê sơ Can, khứ phong; Đào nhân hoạt huyết, thông lạc (Trung Y Cương Mục).

2- Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Vùng bộ phận sinh dục ra mồ hôi, da dịch hoàn ẩm, hâm hấp nóng, mùi tanh hôi, hông sườn trướng đau, miệng đắng, da thịt đỏ, dương vật mềm yếu, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, sơ Can, dưỡng huyết.

+ Dùng bài Thanh Nang Thang gia giảm: Sài hồ, Hoàng cầm, Khương hoạt, Phòng phong, Thương truật, Ma hoàng căn, Trạch tả, Trư linh, Đương quy, Hồng hoa, Mộc thông, Hoạt thạch, Cam thảo.

(Đây là bài Thanh Nang Thang bỏ Thăng ma, Cảo bản, thêm Mộc thông, Hoạt thạch. Dùng Sài hồ, Hoàng cầm để sơ Can, thanh nhiệt; Khương hoạt, Thương truật, Phòng phong, Ma hoàng căn đê khứ phong, trừ thấp, chỉ hãn theo ý ‘Phong năng thắng thấp’; Trạch tả, Trư linh, Hoath thạch, Mộc thông để thấm lợi thấp nhiệt; Đương quy, Hồng hoa để hoạt huyết, điều Can; Thương truật, Cam thảo kiện Tỳ, táo thấp để lấy thổ sinh nguồn của thấp (Trung Y Cương Mục).

 

ÂM LÃNH

Đại cương

Âm lãnh chỉ tình trạng bộ phận sinh dục của nam giới bị lạnh.

Còn gọi là ‘Âm Hàn’, ‘Âm Đầu Hàn’.

Chứng này phát sinh do Thận dương suy yếu, tiền âm không ấm hoặc do ngoại cảm hàn tà, hàn ngưng ở Can kinh gây nên bệnh. Bên ngoài có hàn, bên trong kinh Can bị thấp nhiệt, khiến cho Can mạch bị bế tắc, cơ quan sinh dục không được nuôi dưỡng gây nên chứng âm lãnh. Bệnh này ngoài dấu hiệu lạnh ở bộ phận sinh dục ngoài ra không có dấu hiệu gì khác thường.

Thường do Thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy. Đa số có liệt dương, di tinh, sán khí, dịch hoàn co rút.

Trong điều trị thường dùng ôn dương, tán hàn làm chính. Tuỳ chứng có thể thêm điều khí, chỉ thống, thanh nhiệt, lợi thấp.

Nguyên Nhân Gây Bệnh

Từ đời nhà Hán, Trương Trọng Cảnh cho rằng do Thận tinh bị hao tổn gây nên. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Huyết Tý Hư Lao Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ viết: «Chứng thất tinh, bụng dưới căng tức, âm đầu lạnh, ngã xuống, mạch cực hư, Khổng, Trì, đó là chứng thanh cốc, vong huyết, thất tinh».

Đời nhà Tuỳ, sách ‘Chũ Bệnh Nguyên Hậu Luận’ cho rằng bệnh do âm dương đều suy gây nên. Thận chủ tinh tuỷ, khai khiếu ra ở nhị âm, nếu âm hư, dương suy khí huyết không được nuôi dưỡng gây nên bệnh.

Đời nhà Thanh, sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc’ viết: «Chứng âm lãnh, cách chung vùng hạ bộ bị dương hư, âm hàn làm cho khí ngưng trệ ở Thận, gây nên bệnh». hoặc «Do mệnh môn hỏa suy, nguyên dương hư tổn, dương vật không cương lên được, gây nên bệnh… Do hàn sán, quyết lãnh, tiểu trường, bàng quang bị bôn đồn, gây nên bệnh».

Sách ‘Trương Thị Y Thông’ viết: «Âm nuy nhược mà hai dịch hoàn lạnh, mồ hôi ra như nước, tiểu nhiều, vùng háng lạnh, sợ lạnh, thích nóng, gối lạnh, Can kinh có thấp nhiệt».

Như vậy có thể thấy nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, hàn tà ở bộ phận sinh dục, Can kinh có thấp nhiệt làm ngăn trở kinh lạc khiến cho bộ phận sinh dục mất điều dưỡng gây ra chứng âm lãnh.

Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

Thận Dương Hư Tổn, Mệnh Môn Hỏa Suy: Vùng tiền âm lạnh, sợ lạnh, thích nóng, suy giảm tình dục, tinh lạnh, lưng đau, chân yếu, tinh thần mỏi mệt, liệt dương, xuất tinh sớm, nước tiểu trong, đêm tiểu nhiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Tế, Nhược.

Điều trị: Bổ ích Thận khí, ôn tán hàn tà.

+ Dùng bài Hữu Quy Hoàn gia vị: Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Sơn thù, Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Cam thảo, Tiên linh tỳ, Ba kích, Ngải diệp.

(Đây là bài Hữu Quy Hoàn thêm Tiên linh tỳ, Ba kích, Ngải diệp. Dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ tử để bổ Can Thận âm, làm cho âm sinh, dương trưởng; Phụ tử, Nhục quế, Ngải diệp ôn kinh, tán hàn để bổ thận dương; Ddỗ trọng, Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ, Ba kích, Lộc giác giao bổ thận, tráng dương; Đương quy dưỡng huyết, nhuận táo; Cam thảo điều hòa các vị thuốc (Trung Y Cương Mục).

Hàn Tà Nội Xâm, Ngưng Trệ Can Mạch: Vùng tiền âm lạnh, hoặc âm hành, dịch hoàn lạnh đau, bụng dưới đau rút, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trì, Huyền hoặc Hoãn.

Điều Trị: Ôn noãn Can Thận, tán hàn, hành trệ.

+ Dùng bài Noãn Can Tiễn hợp với Tiêu Quế Thang gia giảm: Nhục quế, Xuyên tiêu, Tiểu hồi, Ngô thù du, Trầm hương, Ô dược, Thanh bì, Sài hồ, Quế chi, Ma hoàng, Trần bì.

(Đây là bài Noãn Can Tiễn hợp với Tiêu Quế Thang thêm Ma hoàng, bỏ Câu kỷ tử, Phục linh, Lương khương. Dùng Nhục quế, Xuyên tiêu, Tiểu hồi, Ngô thù du noãn can thận, ôn kinh, khứ hàn; Trầm hương, Ô dược, Thanh bì, Trần bì hành khí, chỉ thống; Sài hồ sơ thông can khí, dẫn thuốc đi vào Can; Ma hoàng, Quế chi tán hàn ở biểu.

Can Kinh Có Thấp Nhiệt Làm Ngăn Trở Dương Khí: Vùng tiền âm lạnh, ra mồ hôi, âm nang ẩm ướt, ngứa, có mùi hôi, kèm hông sườn đau, đầy trướng, phiền táo, dễ tức giận, miệng đắng, họng khô, táo bón, nước tiểu vàng, đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác.

Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.

+ Thanh Hồn Thang gia vị: Sài hồ, Hoàng bá (tẩy rượu), Trạch tả, Đương quy vĩ, Ma hoàng căn, Phòng kỷ, Long đởm thảo, Phục linh, Hồng hoa, Ngũ vị tử.

(Đây là bài Thanh Hồn Thang bỏ Thăng ma, Khương hoạt, Cam thảo. Dùng Long đởm thảo, Trạch tả, Hoàng bá, Phục linh, Phòng kỷ để thanh nhiệt, lợi thấp; Sài hồ sơ lợi Can khí; Hồng hoa, Đương quy hòa huyết, thông lạc; Ma hoàng căn, Ngũ vị tử thu liễm, chỉ hãn.

ÂM NANG HUYẾT THỦNG

Vùng âm nang có huyết ứ lại sưng lên, gọi là Âm Nang Huyết Thủng.

Thuộc chứng Huyết Sán của Đông Y.

Do vùng âm nang bị trực tiếp tổn thương gây nên, hoặc do ngoại thương làm cho huyết ứ lại gây nên.

Sách ‘Thọ Thế Bảo Nguyên’ viết: “Ngoại thận, do lao tổn bị thương, dịch hoàn một bên sưng to, có khí đau, bên trong có ứ huyết, gọi là Huyết Sán”.

Thuộc chứng ‘Ngoại Thương Tính Âm Nang Huyết Thủng’.

Nguyên Nhân

Đường Dung Xuyên, trong ‘Huyết Chứng Luận – Điệt Đả Huyết’ viết: “Té ngã gây rách da, huyết bị tổn, gân cơ bị tổn thương thì bị đau”…

Thường có thể do:

+ Té Ngã Tổn Thương: Vùng âm nang bị tổn thương do té ngã, đánh đập… khiến cho huyết bị tổn thương, máu ứbtích tụ lại ở bìu dái, gây nên bệnh.

+ Sau Khi Bị Thương Chảy Máu: Vùng bìu dái hoặc háng bị rách, chảy máu, không cầm máu được, máu chảy ra thấm vào bên trong bìu dái gây nên bệnh.

Triệu Chứng

+ Xuất Huyết Ứ Huyết: Bìu dái sưng to, xệ xuống, da bìu dái mầu đỏ tím tối hoặc có từng mảng đen như vết ứ huyết. Nếu tổn thương nhẹ, chỗ sưng co lại, đau, xệ xuống. Nếu nặng thì cứng thành khối u, đau chói.

Điều trị: Chỉ huyết, hoá ứ, tiêu thủng, chỉ thống. Dùng bài Thập Khôi Tán hợp với Hoa Nhuỵ Thạch Tán: Đại kế, Tiểu kế đều 15g, Hà diệp, Trắc bá diệp (tro), Mao căn (tro) đều 6g, Tây thảo căn, Đại hoàng (tro), Chi tử, Tông lư bì (tro), Mẫu đơn bì, Hoa nhuỵ thạch đều 10g. Sắc uống.

(Đại hoàng, Đơn bì, Chi tử hoạt huyết, hoá ứ, thanh nhiệt, lương huyết để dưỡng huyết, hoá nhiệt; Đại kế, Tiểu kế, Hà diệp, Trắc bá, Mao căn, Tây thảo căn, Tông lư bì là những vị thuốc chỉ huyết; Hoa nhuỵ thạch là thánh dược để chỉ huyết, hoá ứ. Huyết cầm lại, ứ được khứ thì sẽ hết đau).

Nếu bìu dái sưng trướng đau lâu ngày không giảm, mà lại phát sốt đó là do huyết bị hoại tử hoá thành nhiệt, có thể thêm Bồ công anh, Kim ngân hoa, Hoàng bá, Ngư tinh thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo để thanh nhiệt, hoá độc.

Nếu bìu dái sưng đau, chưa giảm mà chảy máu không cầm, dùng bài trên, bỏ Đại kế, Tiểu kế, Trắc bá diệp, Tông lư bì là những thuốc cầm máu, thêm Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa để hoạt huyết, hoá ứ (Trung Y Cương Mục).

Thuốc Trị Ngoài

. Dùng Điệt Đả Hoàn hoà với rượu, bôi vùng bệnh (Trung Y Cương Mục).

. Sau khi hết chảy máu, dùng Mang tiêu, sao nóng, bọc vào vải chườm, mỗi lần khoảng 30 phút (Trung Y Cương Mục).

. Nếu bị tổn thương mà dịch hoàn không bị rách dùng Như Ý Kim Hoàng Tán đắp (Trung Y Cương Mục).

+ Ứ Huyết Kết Tụ: Âm nang sưng đau, có thể sờ thấy phía trong bìu dái có khối ú, ấn vào đau, nặng, cứng không bớt, càng lúc càng sưng to.

Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, thông lạc, tán kết. Dùng bài Phục Nguyên Hoạt Huyết Thang phối hợp với Hoạt Lạc Hiệu Linh DDơn: Sài hồ, Nhũ hương, Một dược, Cam thảo, Đào nhân đều 6g, Thiên hoa phấn, Đương quy, Hồng hoa, Đan sâm đều 10g, Xuyên sơn giáp 15g, Đại hoàng (thục) 3~5g. Sắc uống.

(Đương quy, Hồng hoa, Đan sâm, Đào nhân, Nhũ hương, Một dược dưỡng huyết, hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân; Xuyên sơn giáp phá ứ, thông lạc; Đại hoàng khu trừ bại huyết; Thiên hoa phấn nhuận táo, tán kết; Cam thảo hoãn cấp chỉ thống; Sài hồ sơ Can, hoà huyết.

Nếu bìu dái sưng cứng khó tan, thêm Thuỷ điệt để phá huyết, trục ứ. Thêm Mẫu lệ (sống) để nhuyễn kiên, tán kết. Nếu có dấu hiệu khí hư, thêm Hoàng kỳ để ích khí. Nếu vùng bìu dái lạnh, thêm Tiểu hồi, Nhục quế để ôn kinh

ÂM NANG ÂM HÀNH TƯỢNG BÌ THỦNG

Da vùng bìu dái, âm hành bị nhiễm trùng, chủ yếu thấy sưng to, Da vùng bìu dái, dương vật cứng lại giống như da con voi, không đau, không ngứa. Lúc đầu có thể bị nóng lạnh, nổi hạch ở háng. Dần dần da vùng bệnh đỏ lên như trái dâu chín

Chứng này thuộc phạm vi chứng ‘Đồi Sán’. Đồi Sán là tên gọi đã sớm được nhắc đến trong sách Nội Kinh.

Nguyên Nhân

Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận’ (Tố Vấn 7) viết: “Tam dương bệnh phát nóng lạnh… thành chứng Đồi Sán”. Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Chứng Đồi sán, âm nang sưng to, như thăng như đấu, không ngứa không đau, do địa khí, Tỳ thấp sinh ra.

Triệu Chứng Lâm Sàng

+ Đờm Thấp Uất Kết: Lúc đầu da bìu dái và âm hành ứ nước rồi bìu dái sưng to, âm hành có thể không sưng. Khi bìu dái sưng quá to, vỡ nước thì âm hành mới có thể bị sưng. Có khi bìu dái sưng to như quả cam, có cảm giác nặng xệ xuống, da căng mỏng, lỗi lõm không đều, không đỏ, không nóng, không đau, không ngứa, không lở loét, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu, Hoãn.

Điều trị: Khứ đờm, trừ thấp, lý khí, sơ Can, hoạt huyết, nhuyễn kiên. Dùng bài Quất Hạch Hoàn hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm: Quất hạch, Mộc hương, Xuyên luyện tử, Hậu phác, Chỉ thực, Đào nhân, Nguyên hồ, Mộc thông, Nhục quế, Côn bố. Hải tảo, Phục linh, Trạch tả, Trư linh, Thương truật, Bán hạ, Trần bì.

(Quất hạch, Mộc hương, Xuyên luyện tử, Hậu phác, Chỉ thực sơ lý khí ở Can Tỳ để tán két; Đào nhân, Nguyên hồ hoạt huyết, phá ứ; Mộc thông, Trạch tả, Phục linh, Trư linh lợi thấp, tiêu thủng; Thương truật, Côn bố, Hải tảo hoá đờm, nhuyễn kiên, tán kết; Nhục quế ôn thông dương khí, hoá thấp, thông lạc; Bán hạ, Trần bì hoà Vị, hoá đờm, táo thấp).

Thuốc Dùng Ngoài

. Dùng Dương Hoà Giải Ngưng Cao, trộn với Quế Xạ Tán bôi (Trung Y Cương Mục).

. Dịch hoàn sưng to như quả cam: dùng Mạn kinh tử (tươi), giã nát đắp (Trung Y Cương Mục).

+ Đờm Nhiệt Ngưng Kết: Bìu dái sưng to, cứng, da vùng bìu dái sưng, đỏ, đau, ngứa, lở loét chảy nước, tiểu ít, nước tiểu rít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.

Điều trị: Thanh hoá đờm thấp, lý khí, hoạt huyết, nhuyễn kiên, tiêu thủng. Dùng bài Quất Hạch Hoàn hợp với Long Đởm Tả Can Thang (Quất hạch, Hải tảo, Côn bố, Hải đái, xuyên luyện tử, Đào nhân, Hậu phác, Mộc thông, Chỉ thực, Nguyên hồ sách, Nhục quế, Mộc hương, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Cam thảo.

Quất Hạch Hoàn lý khí, tán kết, hoá đờm, nhuyễn kiên; Long Đởm Tả Can Thang thanh lợi thấp nhiệt ở Can kinh).

Thuốc Dùng Ngoài

. Kim Hoàng Tán, bôi (Trung Y Cương Mục).

. Tiểu hồi (tươi) một ít, Cam thảo (sống), lấy phần ở rễ, dài khoảng 30cm, Trần trà diệp (lá chè lâu năm) 3g, Muối ăn một ít. Nấu lấy nước rửa (Trung Y Cương Mục).

ÂM SANG

Đại Cương

Là chứng âm hộ người phụ nữ có mụn nhọt lở loét, chảy nước vàng và mủ.

Còn gọi là Âm Trọc.

Tương đương chứng Loét âm đạo, Mép lớn âm hộ viêm lở loét, Viêm sinh dục ngoài của YHHĐ.

Nguyên Nhân

Đa số do thấp nhiệt rót xuống dưới uất kết lại hoá thành độc hoặc do chính khí bị tổn thương, hàn thấp ngưng kết lại gây nên bệnh.

+ Thấp Nhiệt: Hạ tiêu bị thấp nhiệt hoặc tức giận làm tổn thương Can, Can uất hoá thành nhiệt. Can khí phạm Tỳ, Tỳ hư thì thấp sẽ thịnh, thấp nhiệt rót xuống dưới, uất kết lại hoá thành độc, hoá thành mủ gây nên bệnh.

+ Hàn Thấp: Do hàn thấp tụ lại ở âm hộ hoặc do lúc hành kinh hoặc sau khi sinh hàn thấp ngừng trệ lại, huyết ứ phía bên trong, khí không thông hoặc đờm trọc đình lại phía bên trong, đờm và ứ ngăn trở khiến cho da vùng âm hộ bị ngứa, lâu ngày sinh lở loét gây nên âm đạo lở loét.

Chẩn Đoán

. Dựa vào bệnh sử: Vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh, vùng hạ tiêu bị nhiễm thấp nhiệt hoặc hàn thấp, vùng âm đạo sưng, đau, hoặc tuyến Bartholin bị viêm.

. Chứng trạng: âm hộ sưng đỏ, nóng, đau hoặc có khối u cứng, vỡ ra, chảy mủ.

. Khám thấy: Vùng bên ngoài âm đạo hoặc mép lớn sưng đỏ, nóng, ấn vào đau, có mủ hoặc mủ chảy ra lở loét.

. Xét nghiệm: lượng bạch cầu tăng cao.

Chẩn Đoán Phân Biệt

Cần phân biệt với:

. Giang mai, hạ cam (xét nghiệm cho thấy Widal dương tính).

. Hạ cam mềm: phát ra nhiều chỗ, có mủ, đau (xét nghiệm cho kết quả rõ hơn loại khuẩn gây bệnh).

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Thấp Nhiệt: Vùng âm đạo lở loét, sưng nóng đỏ, đau, lở loét chảy nước, mủ, dính, có mùi hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, cơ thể nóng, tâm phiền, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Tả Can, thanh nhiệt, trừ thấp.

Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang thêm Thổ phục linh, Bồ công anh.

. Nếu nhiệt độc nhiều, sốt không giảm, khát, thích uống nước lạnh, mủ ra có mùi hôi thối. Dùng phép giải độc, thanh nhiệt, hoá hủ, trừ thấp. Dùng bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương): Bạch chỉ, Bối mẫu, Phòng phong, Xích thược, Đương quy vĩ, Tạo giác thích, Thiên hoa phấn, Xuyên sơn giáp, Nhũ hương, Một dược, Kim ngân hoa, Trần bì, Cam thảo (tiết).

(Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc; Bạch chỉ, Phòng phong tán phong, trừ thấp; Xích thược, Quy vĩ, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, hoá hủ, tiêu thủng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích hoạt huyết, nhuyễn kiên, tán kết; Trần bì, Bối mẫu lý khí, hoá đờm; Thiên hoa phấn dưỡng âm, thanh nhiệt; Cam thảo giải độc, hoà trung).

+ Hàn Thấp: Âm đạo sưng cứng, lở loét, mầu da âm đạo không thay đổi hoặc đau, mụn vỡ chảy mủ ra không dứt, tinh thần mỏi mệt, ăn ít, lưỡi trắng, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Ôn kinh, hoá thấp, hoạt huyết, tán kết. Dùng bài Dương Hoà Thang (Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập): Thục địa, Lộc giác giao, Tro Gừng, Nhục quế, Ma hoàng, Cam thảo, Bạch giới tử. Thêm Thương truật, Phục linh, Nga truật, Tạo giác thích.

(Thục địa, Lộc giác giao bổ tinh, trợ dương; Tro Gừng, Nhục quế ôn kinh thông mạch; Ma hoàng, Bạch giới tử thông dương, tán ứ, tiêu sang (lở loét); Nga truật, Tạo giác thích hành khí, hoạt huyết, tán kết; Thương truật, Phục linh táo thấp, lợi thuỷ, hoá trọc; Cam thảo giải độc, điều hoà các vị thuốc).

. Nếu chính khí suy yếu, tà khí thịnh, có triệu chứng nhọt lở loét không thu miệng lại, hoảng sợ, hơi thở ngắn. Dùng phương pháp thác lý, tiêu độc. Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (Ngoại Khoa Chính Tông): Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo, Phục linh, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Ngân hoa, Bạch chỉ, Tạo giác thích, Cát cánh.

(Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo bổ khí, trợ dương; Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung dưỡng huyết, hoạt huyết; Ngân hoa, Bạch chỉ, Tạo giác thích tiêu thủng, bài nùng; Hoàng kỳ, Cát cánh đẩy tà độc ra ngoài).

Thuốc Bôi:

. Lúc mới bị: dùng Ngoại Tiêu Kim Hoàng Tán: Đại hoàng (sống), Hoàng bá, Khương hoàng, Bạch chỉ đều 10g, Nam tinh, Trần bì, Thương truật, Hậu phác, cam thảo đều 4g, Thiên hoa phấn 24g. Tán nhuyễn, trộn với dầu Mè (Dừa), bôi.

. Thời kỳ nung mủ, nếu không tự vỡ ra: Rạch cho thoát mủ ra. Sau đó dùng Sinh Cơ Tán đắp vào: Tượng bì (nướng), Long cốt (nung), Xích thạch chi, Huyết kiệt, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Nhi trà đều 30g, Băng phiến 10g. Tán nhuyễn rắc vào vết thương (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).

ÂM ĐẠO ĐAU

(Âm Thống)

Đại Cương

Phụ nữ trong âm đạo hoặc âm hộ thấy đau, có khi lan đến bụng dưới hoặc đến vú gọi là Âm Thống hoặc Âm Trung Thống, Âm Hộ Thống, Tiểu Hộ Giá Thống, Giá Thống.

Nguyên Nhân

Theo Đông Y, bộ phận sinh dục là nơi hội tụ bên ngoài của tông cân, đồng thời mạch Xung, Nhâm và 3 đường kinh âm ở chân vận hành ngang qua đó. Can chủ cân, Thận khai khiếu ra nhị âm, vì vậy, đau vùng bộ phận sinh dục có liên hệ với Can và Thận.

Thường do:

+ Can Thận Suy Tổn: Do tiên thiên bất túc, lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ làm hao tổn tinh huyết, tổn thương đến Can, Thận, Can mạch và bộ phận sinh dục. Cân lạc của Thận nhập vào bộ phận sinh dục, nếu cân mạch ở bộ phận sinh dục không được nuôi dưỡng sẽ bị sưng đau, co rút.

+ Can Uất Khí Trệ: Do tình chí uất ức hoặc tức giận quá khiến cho Can uất, khí trệ, kinh mạch vùng bộ phận sinh dục không thông, khí huyết vận hành bị ngăn trở gây nên đau.

+ Can Kinh Thấp Nhiệt: Do phiền táo, giận dữ uất kết, Can uất hoá thành nhiệt, ảnh hưởng đến Tỳ, Tỳ hư sinh thấp, thấp nhiệt cùng kết lại, dồn xuống hạ tiêu. Hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào hạ tiêu làm cho âm hộ sưng đau.

+ Hàn Ngưng Can Mạch: Do âm hộ có âm hàn lâu ngày, hoặc nhân cơ hội hành kinh, sinh đẻ, hàn tà thừa cơ bên trong hư yếu mà xâm nhập vào hạ tiêu, khí huyết tương bác nhau khiến cho Can mạch bị bế tắc gây nên bệnh.

Chẩn Đoán

. Bệnh sử: Trước đó có cảm phải hàn tà, tình chí uất ức hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ.

. Triệu chứng: Tự nhiên âm đạo hoặc bộ phận sinh dục sưng đau, đau lan đến bụng dưới hoặc đến vú, lúc đau nhiều lúc đau ít, lúc đau lúc không.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Can Thận Suy Tổn: Bộ phận sinh dục sưng đau hoặc đau rát, có ít hoặc không có huyết trắng, lưng đau, chân mỏi, đầu váng, tai ù, mắt khô dính, uể oải không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Trầm, Tế.

Điều trị: Tư dưỡng Can Thận, hoãn cấp chỉ thống. Dùng bài Đương Quy Địa Hoàng Ẩm thêm Mẫu lệ, Bạch thược, Diên hồ sách.

+ Can Uất Khí Trệ: Bộ phận sinh dục sưng đau, lan đến bụng dưới, hai bên hông sườn và hai vú, phiền táo, dễ tức giận, ngực đầy tức, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch Huyền.

Điều trị: Sơ Can, giải uất, lý khí, chỉ thống. Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Xuyên luyện tử, Hương phụ, Diên hồ sách.

Nếu Can uất hoá hoả, biểu hiện là trong bộ phận sinh dục nóng rát, miệng đắng, họng khô, khát, thích uống, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác. Điều trị: Sơ Can, tiết hoả. Dùng bài thuốc trên thêm Đơn bì, Chi tử và Hạ khô thảo.

+ Can Kinh Có Thấp Nhiệt: Bộ phận sinh dục sưng đau, nhiều huyết trắng, mầu vàng như mủ, dính, có mùi hôi, đầu váng, hoa mắt, miệng đắng, họng khô, khát, thích uống nước, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Huyền Hoạt mà Sác.

Điều trị: Tả Can, thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang thêm Hoàng bá, Uất kim.

+ Hàn Trệ Can Mạch: Bộ phận sinh dục co thắt, đau chịu không được, sợ lạnh, tay chân lạnh, các khớp đau nhức, lưỡi tối, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Khẩn.

Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, hành trệ, chỉ thống. Dùng bài Xuyên Luyện Thang (Trúc Lâm Nữ Khoa) bỏ Binh lang, Trạch tả: Xuyên luyện tử, Tiểu hồi, Trư linh, Bạch truật, Ô dược, Nhũ hương, Diên hồ sách, Mộc hương, Ma hoàng, Sinh khương, Thông bạch

ÂM XUÝ

Xuất xứ: Kim Quỹ Yếu Lược – Phụ Nhân Mạch Chứng Tịnh Trị.

Là chứng trong âm đạo phụ nữ có những hơi khí tiết ra, có khi thành tiếng kêu, giống như đánh hơi (trung tiện).

Nguyên Nhân

Đa số do trung khí bất túc, hơi do cốc khí dồn xuống gây nên. Hoặc do Vị trường bị táo, khí không thông đi được, bị rối loạn khí, khí không chuyển theo cách thông thường ra hậu môn nên gây ra bệnh. Hoặc do Tỳ Dương không vận hoá, đờm thấp đình tụ lại, làm cho khí bị ngăn trở, tiết xuống dưới gây nên bệnh.

+ Khí Hư: Do Tỳ vốn suy yếu hoặc do lao nhọc làm tổn thương Tỳ, Tỳ mất chức năng vận hoá, khí huyết quá suy khiến cho trung khí bị hạ hãm, phủ khí không theo con đường bình thường mà lại dồn vào bộ phận sinh dục gây nên bệnh.

+ Vị Táo: Cơ thể vốn sẵn dương thịnh hoặc do cảm phải nhiệt tà hoặc do ăn thức ăn quá cay, nóng, khiến cho nhiệt thịnh nung đốt tân dịch, trong Vị bị táo, táo bón, làm cho phủ khí không tiết xuống được, dồn vào bộ phận sinh dục gây nên.

+ Khí Uất: Người tinh thần sẵn uất ức hoặc giận dữ quá làm tổn thương Can, Can khí không thoải mái, khí bị rối loạn, bế tắc ở trung tiêu làm cho phủ khí không theo đường bình thường của mình mà chuyển vào bộ phận sinh dục gây nên bệnh.

+ Đờm Thấp: Cơ thể vốn béo phì, bên trong có đờm thấp hoặc ăn nhiều thức ăn ngọt, béo, khiến cho Tỳ mất chức năng kiện viện, thì sinh ra đờm thấp ở trung tiêu, đờm và trọc khí lẫn lộn làm cho hậu môn bị ngăn trở, khí không đi theo con đường thông thường mà dồn vào bộ phận sinh dục gây nên bệnh.

Chẩn Đoán

. Thường bị táo bón, hay uất ức hoặc sẵn bị trung khí bất túc.

. Trong âm đạo thỉnh thoảng lại có hơi thoát ra, giống như trung tiện hoặc u uất không thoải mái.

. Kiểm tra âm đạo, không có gì khác thường, có khi bị viêm.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Khí Hư: Tiếng hơi đánh ra nặng, có khi liên tục, có khi gián đọc, mệt mỏi, không có sức, hơi thở ngắn, nói đứt quãng, vùng bụng đầy tức hoặc bụng dưới trằn nặng, da mặt không tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhược, Hoãn.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, thăng thanh, giáng trọc. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm Chỉ xác.

+ Vị Táo: Trong âm đạo luôn có hơi, miệng táo, họng khô, táo bón, bụng đầy trướng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Tả nhiệt, nhuận táo, lý khí, đạo trệ. Dùng bài Ma Tử Nhân Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược).

(Ma tử nhân, Hạnh nhân lý khí, nhuận trường, thông tiện; Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác tả nhiệt, phá tích, đạo trệ; Thược dược, Bạch mật dưỡng âm, nhuận táo).

+ Khí Uất: Trong âm đạo có tiếng hơi, lúc nặng lúc nhẹ, tinh thần ưu uất, phiền táo, dễ tức giận, ngực sườn đau, bụng dưới trướng đau, ợ hơi, ăn ít, thích thở dài, lưỡi bình thường, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền hoặc Huyền Sáp.

Điều trị: Sơ Can, lý Tỳ, khai uất, hành khí. Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Chỉ xác.

+ Đờm Thấp: Trong âm đạo có hơi, huyết trắng nhiều, mầu trắng đục, hông sườn đầy tức, nôn ra đờm dãi, lo sợ, hơi thở ngắn, trong miệng nhạt, dính, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Hoạt Hoãn.

Điều trị: Kiện Tỳ, ôn trung, táo thấp, hoá đờm. Dùng bài Quất Bán Chỉ Khương Thang (Ôn Bệnh Điều Biện), thêm Bạch truật.

(Bạch truật, Phục linh kiện Tỳ, thấm thấp, ninh Tâm; Quế chi, Sinh khương ôn trung, thông dương, hoá ẩm, chỉ ẩu; Bán hạ, Quất bì táo thấp, hoá đờm, giáng nghịch, chỉ ẩu; Chỉ thực hành khí, trừ bỉ).

ẨM CHỨNG

Đại Cương

Ẩm chứng là loại tật bệnh lượng thủy dịch trong cơ thể tăng cao chủ yếu ứ đọng ở một bộ phận nào đó không chuyển hóa được.

Chứng này có tên là ‘Tích Ẩm’ ghi trong sách Nội Kinh; Sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’ gọi là ‘Đàm Ẩm’. Tuy nhiên, dựa vào vị trí thủy ẩm tích chứa khác nhau, trong nghĩa rộng của bệnh danh Đàm ẩm, chia làm bốn loại: Loại ẩm tà lưu đọng ở dưới sườn gọi là Huyền ẩm; Ẩm tà tràn ra tay chân gọi là Dật ẩm; Ẩm tà phạm vào vùng ngực và Phế, gọi là Chi ẩm. Ngoài ra, còn có các tên Vi ẩm, Lưu ẩm, Phục ẩm v.v ... cũng đều vẫn thuộc bốn loại ẩm nói trên.

Trong lâm sàng, các loại Viêm Khí Quản Mạn Tính, Hen Suyễn, Tràn Dịch Màng Phổi, Rối Loạn Tiêu Hóa, Tắc Ruột v.v... thuộc Y học hiện đại, ở giai đoạn nào đó, có thể đối chiếu với ẩm chứng để biện chứng luận trị.

Nguyên Nhân

Có thể do nội nhân và ngoại nhân.

Nội nhân do dương khí bất túc, tân dịch vận hóa vô lực gây nên.

Ngoại nhân do do cảm nhiễm hàn thấp lâu ngày hoặc tổn thương ăn uống, khiến dương khí bị uất không vận hóa được gây nên.

Trong quá trình phát bệnh, hai loại này thường ảnh hưởng lẫn nhau.

1) Ngoại cảm hàn thấp: Khí hậu ẩm lạnh, hoặc lội nước dầm mưa, thủy thấp từ bên ngoài thấm vào, phần dương bảo vệ bên ngoài bị thương trước tiên, dần dần từ biểu vào lý, dương khí của nội tạng bị thấp tà làm khốn đốn đến không được thoải mái khiến cho thủy thấp ứ đọng mà thành bệnh. Sách ‘Tố Vấn’ viết: “Thấp tà thắng thì người ta bị ẩm tích lại mà thành chứng tâm thống”.. đó là chỉ trường hợp này.

2) Bị tồn thương do ăn uống - như uống nước lạnh hoặc ăn nhiều thứ sống lạnh, nóng và lạnh làm tổn thương nhau, dương khí ở trung tiêu bị uất kết, Tỳ không vận hóa được đọng lại thành chứng ẩm, như sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Uống nước nhiều, ắt sẽ bị khó thở (suyễn), và ăn ít uống nhiều, nước đọng lại ở dưới Tâm. ... Nói lên ăn uống không điều độ, hoặc uống nước nhiều sẽ đọng lại thành chứng ẩm.

3) Dương khí suy yếu: Thủy dịch của cơ thể phải nhờ dương khí mới biến hóa được. Người bị ốm lâu thể lực yếu hoặc vì tuổi cao khí yếu, dương khí Tỳ Thận bất túc, thủy dịch khó chuyển hóa, bị ứ đọng lại thành chứng ẩm.

Sự trao đổi thủy dịch bình thường là do quá trình khí hóa thống nhất của ba tạng Tỳ Phế Thận hợp tác điều hòa với nhau. Trong đó Phế có tác dụng làm cho thủy dịch lưu thông xuống dưới, Tỳ có công năng hấp thụ và chuyển vận đi lên, Thận có công năng

phân biệt trong đục, chưng cất thủy dịch và làm nhiệm vụ mở đóng. Dương khí của ba tạng này đầy đủ, phối hợp với nhau, mới có thể hoàn thành sự hấp thụ, vận hành và bài tiết thủy dịch.

Trong ba tạng, dương khí ở tạng Thận và rất quan trọng. Trong trường hợp bệnh lý, Phế Tỳ Thận ảnh hưởng lẫn nhau, như ngoại cảm hàn thấp, đầu tiên phạm Phế rồi mới đến Tỳ, Thận tổn thương. Bị tổn thương vì ăn uống thì Tỳ Vị bị hại, bệnh kéo dài sẽ lan tới Phế Thận. Chứng ẩm do dương hư là phát từ bên trong, tuy chủ yếu là do Tỳ Thận, nhưng cũng có thể đi nghịch lên ảnh hưởng đến Phế, vì vậy trên lâm sàng có những loại chứng khác nhau.

Biện Chứng

Trước tiên cần phân biệt ẩm tà ứ đọng ở vị trí nào mới có thể có biện pháp điều trị.

Ẩm tà lưu ở Vị Trường thì vùng trung quản có tiếng nước óc ách, uống nước vào thì mửa, hoặc trong ruột có tiếng sôi réo.

Ẩm tà đọng ở Phế thường có chứng ho suyễn, khạc đờm có nhiều bọt trắng.

Ẩm tà ở dưới hông sườn thì hông sườn trướng đau, khi ho thì đau tăng.

Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang thì bụng dưới căng cứng hoặc chướng đầy, tiểu tiện không thông...

Đồng thời, còn căn cứ vào các đặc điểm của bệnh như dương hư âm thịnh, hoặc bản hư tiêu thực, linh hoạt nắm vững hư hay thực, hoãn hay cấp, khi biện chứng mới xác đáng.

Về phương diện điều trị, sách ‘Kim Quĩ Yếu Lược’ có nêu ra các phương pháp: tuyên tán, lợi thủy, trục thủy và ôn hóa khác nhau, và đề ra nguyên tắc "Bệnh đàm ẩm, nên dùng thuốc ấm để hòa". Đó là do ẩm là dương tà, gặp lạnh thì tụ, được ấm thì lưu thông, dù dùng thuốc tuyên tán, lợi thủy hay trục ẩm đều phải chú ý đến việc ôn hóa. Nếu nghiêng về dương hư, phải lấy kiện Tỳ ôn Thận làm chủ yếu, để củng cố gốc.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

 Ẩm Tà Hại Phế

Chứng: Ho suyễn, ngực đầy, thậm chí không nằm được, đờm nhiều, gặp thời tiết lạnh thì bệnh tăng. Thoạt tiên có thể có biểu chứng: sốt, sợ lạnh, cơ thể đau, dần dà vùng mặt bị phù thũng nhẹ, lưỡi nhạt, mạch Huyền Khẩn.

Biện Chứng: Do ẩm tà tích ở Phế, Phế khí không tuyên giáng, làm cho ho và ngực đầy, không nằm được, đờm nhiều. Thủy theo khí đưa lên làm cho phù thũng vùng mặt. Rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Khẩn là dấu hiệu hàn ẩm thịnh ở trong.

Điều trị: Ôn phế, hóa ẩm, bình suyễn, chỉ khái.

Chủ yếu dùng Ôn Phế Hóa Ẩm Thang (tức Tiểu Thanh Long Thang) gia giảm. Bài này vừa ôn Phế hóa ẩm, vừa biểu tán phong hàn, thích hợp với chứng do Hàn ở bên ngoài dẫn đến nội ẩm.

Nếu ẩm tà lâu ngày uất lại hóa nhiệt, có thêm chứng dưới Tâm cứng đầy, sắc mặt sạm, phiền khát mà uống nước không nhiều, rêu lưỡi vàng hoặc trắng vàng lẫn lộn. Mạch Trầm Khẩn, nên cần phải hành thủy, tán kết, thanh nhiệt, bổ hư, dùng Mộc Phòng Kỷ Thang gia giảm. Trong bài dùng cả hai vị Phòng Kỷ và Quế chi vừa hành thủy vừa làm tan khí kết, có thể tiêu được bỉ rắn ở dưới Tâm; Thạch cao để thanh uất nhiệt, Nhân sâm để bổ hư phù chính.

Sau khi uống thuốc, nếu dưới Tâm vẫn đầy, bỏ Thạch cao thêm Bạch linh, Mang tiêu để thông thủy, tán kết.

Ẩm Ứ Đọng Ở Ngực Sườn.

Chứng: Ngực sườn chướng đau, khi ho thì đau tăng, xoay mình và hít thở cũng đau, đôi khi hơi thở ngắn, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.

Biện chứng: Ngực sườn là con đường thăng giáng của khí cơ, nếu ẩm ứ đọng ở ngực sườn, cản trở lưu thông đường thở gây nên đau ngực và khó xoay chuyển. Thủy ẩm dồn ngược lên Phế do đó ho và ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền là triệu chứng thủy ẩm ứ đọng trong cơ thể.

Điều trị: Công trục thủy ẩm.

Dùng bài Thập Táo Thang gia giảm. Phương này trục ẩm hạ mạnh, chỉ được dùng khi ẩm tà ủng thực mà chính khí chưa suy. Trong bài có Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, trục thủy mạnh, liều lượng nên dùng vừa phải. Nếu bệnh ở loại chính hư tà thực, có thể dùng Đình Lịch Đại Táo Tả Phế Thang hợp với Tam Tử Thang gia giảm.

Ẩm Ứ đọng ở Trường Vị

Chứng: Hình thể gầy ốm, ăn uống kém, trong dạ dầy có tiếng nước óc ách hoặc sôi, tiêu lỏng, sợ lạnh, nhất là vùng lưng, đôi khi chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, ngắn hơi, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt.

- Biện chứng: Tỳ Vị kiện vận mất chức năng cho nên ăn uống sút kém, thủy cốc không hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng cơ thể cho nên gầy còm. Thủy ẩm đọng ở trong dạ dày hoặc chảy xuống ruột, không chuyển hóa được, uống vào dễ mửa hoặc bụng óc ách, sôi, tiêu lỏng. Thanh dương bị ẩm tà ngăn trở không phát huy được, cho nên sợ lạnh, chóng mặt, hoa mắt. Thủy ẩm tràn lên Tâm Phế, làm cho hồi hộp, ngắn hơi; Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt là hiện tượng hàn ẩm ứ đọng.

Điều trị: Ôn dương, lợi thủy.

Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang để lợi ẩm và ôn Tỳ dương. Trong bài có Phục linh vị đạm, có tác dụng thấm dẫn nước chảy xuống dưới; Quế, Cam thảo để ôn dương hóa khí; Bạch truật kiện Tỳ trừ thấp. Nếu nôn mửa, chóng mặt, thêm Bán hạ, Sinh khương đế hòa Vị, giáng nghịch. Dương hư nặng, có thể dùng thêm Can khương, Nhục quế để lấy tân ôn trợ dương, hiệu quả càng nhanh.

Bệnh tình khá nặng có triệu chứng vùng bụng chướng đầy, sôi bụng, táo bón, miệng khô, lưỡi ráo, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng tro, mạch Trầm Huyền, đó là ẩm tà đọng ở Trường Vị lâu ngày hóa nhiệt, điều trị theo phép lợi thủy, trục ẩm, dùng bài Kỷ Tiêu

Lịch Hoàng Hoàn gồm những vị cay đắng, có tác dụng tuyên tiết để tiêu thủy. Có đằng trước và đằng sau khiến thủy ẩm bài tiết theo đường đại, tiểu tiện.

Ẩm Tà Ứ Đọng Ở Bàng Quang

Chứng: Bụng dưới chướng đầy, tiểu tiện không thông, chóng mặt, hoa mắt, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt.

Biện chứng: Ẩm tà ứ đọng ở Bàng quang, khí hóa không lợi cho nên bụng dưới chướng đầy mà tiểu ít. Nước tràn lên trên thì gây nên chóng mặt, hoa mắt. Rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Hoạt đều là chứng hậu của thủy ẩm ứ đọng.

Điều trị: Hóa khí, hành thủy.

Phương dược 1: Dùng bài Ngũ Linh Tán. Trong bài có Quế chi, Bạch truật để ôn dương hóa khí; Phục linh, Trư linh, Trạch tả để đưa nước chảy xuống, đồng thời có công hóa khí hành thủy.

Nếu bụng dưới co cứng cảm giác lạnh, suyễn, hơi thở ngắn, ớn lạnh, chân tay lạnh, lưỡi bệu mà nhuận, mạch Trầm Tế là chứng hậu của Thận dương hư suy, nên tăng cường sức ôn Thận, hóa ẩm. Dùng bài Ngũ Linh Tán có thể thêm Phụ tử, Nhục quế. Nếu bệnh nhẹ có thể dùng bài Thận Khí Hoàn điều trị tiếp tục.

Chứng Dật Ẩm ghi trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ thì chứng trạng chủ yếu là đau nhức nặng nề toàn thân. Thậm chí chân tay phù thũng, căn cứ vào đó, có thể xếp Dật ẩm thuộc phạm vi thủy thũng. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ cũng ghi: "Dật ẩm tức ngày nay gọi là phong thủy, bì thủy", đó là lý do không giới thiệu Dật ẩm trong ẩm chứng ở đây nhưng lại có ảnh hưởng đến nhau.

Tóm lại, ẩm chứng thuộc loại dương hư âm thịnh, ‘bản’ hư mà "tiêu' thực. ‘Bản’ thuộc Tỳ Thận dương hư không vận hóa được chất tinh vi, ‘Tiêu' là thủy ẩm ứ đọng. Còn kiện Tỳ ôn Thận là phép chính trị, đợi khi thủy ẩm tạm ổn, rêu lưỡi hóa dần, mạch chuyển Hư Nhược, vẫn cần phải ôn bổ Tỳ Thận, phù chính đã làm bền gốc để củng cố về sau: Đồng thời chú ý phòng ngừa ngoại tà xâm phạm, hạn chế rượu, thuốc và thức có mỡ, kết quả điều trị càng được nâng cao.

Y ÁN ĐÀM ẨM

(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư)

I) Bệnh nhân: Chu x x, nam giới, 50 tuổi.

Từ ngoại cảm phong hàn dẫn đến ẩm chứng, Phế khí không tuyên thông, lại sinh ra ho và thở gấp, ngực khó chịu, ớn lạnh, rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch Hoạt. Chữa theo bệnh Đàm ẩm trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ là điều hòa bằng thuốc ấm. Dùng bài Quế Chi Gia Hậu Phác Hạnh Nhân Thang (Quế chi 6g, Cam thảo 2g, Hậu phác 6g, Hạnh nhân 12g, Phục linh 12g, Tô tử 20g, Bạch truật 12g, Viễn chí (chích) 4g, Lai phục tử 8g, Toàn phúc hoa 12g, Trần bì 4g, Bán hạ 8g, Nga quản thạch 12g (nung).

Khám lần 2: Uống 2 đơn thang trên, các chứng đều giảm.

Khám lần 3: Dùng đơn cũ, bỏ Tuyền phúc hoa thêm Bạch truật 20g, Bổ cốt chi (sao) 20g.

2) Bệnh nhân: Du X, nam, 56 tuổi.

Khám lần đầu: Phong hàn bó chặt ở ngoài, đờm ẩm tụ ở trong, Phế bị vít lấp mất sự túc giáng, phát cơn ho thở suyễn suốt ngày đêm không nằm được, cơ thể lạnh, sợ lạnh, kém ăn, muốn nôn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Phù Huyền Hoạt.

Dùng Tiểu Thanh Long Thang gia giảm để sơ giải ngoại tà, ôn hóa đàm ẩm: Ma hoàng (chích) 1,6g, Quế chi 3,2g, Phục linh 12g, Khương bán hạ 8g, Can khương 1,6g, Ngũ vị tử 1,6g, Tô tử 8g, Hạnh nhân 12g, Nga quản thạch 12g, Thục phụ phiến 4g. Kết hợp với Háo Suyễn Tử Kim Đan 2 viên (nuốt).

Khám lần 2: Uống 2 đơn thang trên, ho suyễn thở ban ngày giảm rõ rệt, ban đêm bệnh vẫn y nguyên, tiếp tục uống đơn trước.

Khám lần 3: Ho suyễn thở ban đêm cũng giảm nhẹ, hết muốn nôn. Nhưng quá trình bị đàm ẩm quá lâu, không thể chuyển hóa hết ngay; Tỳ là nguồn sinh ra đờm - Phế là nơi chứa đờm, cần lý Tỳ, túc Phế, ôn hóa đàm ẩm.

Dùng đơn cũ, thêm Bạch truật 20g, Bổ cốt chi (sao) 20g.

-Nhận xét: Hai bệnh án trên đều do ẩm tà ràng buộc ở Phế, nhưng bệnh có nặng, nhẹ, nên dùng thuốc cũng khác nhau.

Trường hợp nhẹ là ẩm tà chưa thịnh, ho suyễn không nặng lắm, bệnh nhẹ mà dễ chữa. Trường hợp nặng là hàn ẩm khá thịnh, ho suyễn không nằm được, bệnh nặng mà khó khỏi, cho nên dùng thuốc ôn Phế hóa ẩm liều cao để bình suyễn, chữa ho. Đó là điều cần phân biệt so sánh.

3) Bệnh nhân: Mạnh X, nam, 63 tuổi.

Khám lần đầu: Ho suyễn đã hơn 10 năm, gặp ngoại cảm bệnh tăng, ngực khó chịu, kém ăn, rêu lưỡi vàng sạm, mạch Huyền Hoạt. Bệnh nhân nghiện rượu, tửu thấp sinh đàm tụ ẩm, thấm vào Phế gây nên ho; Phế bị bệnh liên lụy đến Thận, Thận khí mất chức năng thu nạp gây nên suyễn. Rõ ràng là xuất hiện trên thực dưới hư. Điều trị cần mở lối thượng tiêu, để tuyên Phế khí, kiện vận Tỳ Vị kiêm cả nạp Thận khí. Dùng Ma hoàng (chích) 4g, Hạnh nhân 12g, Tang bạch bì 20g, Tô tử 12g, Bối mẫu 12g, Quất hồng 4g, Hải phù thạch 16g, Phục linh 12g, Bổ cốt chỉ (sao) 20g, Hồ đào nhục 2 quả.

Khám lần 2: Sau khi uống 3 thang, ho suyễn đều giảm. Tiếp tục uống đơn cũ.

Khám lần 3: Ho suyễn đã giảm, ăn thấy ngon, Phế khí đã giáng xuống, Vị có dấu hiệu tỉnh táo, tà khí mới tuy đã rút lui, nhưng ẩm tà chứa chấp lâu ngày khó biến hóa, hơn nữa lại cao tuổi, sự nhiếp nạp của Thận cũng kém, cho nên rất dễ thăng lên, nên dùng phương pháp kiện Tỳ hóa đàm, túc Phế, nạp Thận. Dùng Nam sa sâm 12g, Tô tử 12g, Hạnh nhân 12g, Phục linh 12g, Viễn chí 6g, Toàn phúc hoa 12g, Quất hồng 4g, Hải phù thạch 16g, Bổ cốt chi 20g, Hồ đào nhục 2 quả.

4) Bệnh nhân: Trương X, nữ, 21 tuổi. Đau ngực và ho suyễn đã hơn 10 năm, về chiều phát sốt, khạc ra đờm dính. Sau khi vào viện, nhiệt độ 38 – 390C, X quang kết luận là ‘Tràn dịch màng Phổi’, đã hai lần rút nước nhưng bệnh không giảm rõ rệt. Chuyển sang điều trị Đông y. Người bệnh ho suyễn lan tỏa ngực sườn, mạch Hoạt Thực.

Chẩn đoán: Nước tích đọng ở ngực sườn thuộc chứng Huyền ẩm.

Phép trị: Trục thủy theo phép hạ mạnh, cho uống Thập Táo Thang. Sau khi uống một thang, tiêu ra nước khoảng 2 ống nhỏ, ho suyễn giảm dần, thể ôn giảm, ăn uống tăng. Cách ba ngày sau lại cho uống thêm một thang nữa, lại tiêu ra nước rất nhiều, các chứng trạng tiêu hết.

Nhận xét: Hai bệnh án trên, bị ho suyễn hơn 10 năm, bệnh dai dẳng không dứt. Bệnh án họ Mạnh do tà lưu ở Phế gây nên chứng Chi ẩm, trên thực dưới hư, đàm ẩm hóa nhiệt, cho nên dùng phép tuyên Phế, nạp Thận (khác với bệnh án họ Chu và Du). Bệnh án sau cùng do chứng ẩm đọng ở ngực sườn, thuộc thực chứng, cho nên dùng phương pháp trục thủy, xổ mạnh. Sau khi triệu chứng cơ bản đã hết, vẫn nên tiếp tục điều trị theo cách phù chính, hóa ẩm như dùng các bài ‘Linh Quế Truật Cam Thang’, ‘Nhị Trần Thang’ thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ... để củng cố kết quả, phòng ngừa tái phát.

 


Tổng lượt xem: 304878
Lượt xem trong tháng: 3992
Lượt xem trong ngày: 95
Đang xem: 4

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: