PHẦN 5

BĂNG LẬU

Đại Cương

Phụ nữ lúc không hành kinh hoặc sau khi sinh mà máu ra ở âm đạo không theo quy tắc nào, gọi là Băng Lậu. Chứng băng lậu bao gồm hai chứng là ‘huyết băng’ và ‘kinh lậu’. Hai chứng này nguyên nhân giống nhau nhưng chứng trạng khác nhau:

+ Nhẹ gọi là Lậu (Kinh Lậu, Rong Kinh).

+ Nặng gọi là Băng (Băng Kinh, Kinh Băng).

Ngày xưa gọi là ‘Băng Trung ’, sau này gọi là ‘Lậu Hạ’, ‘Băng Trung Lậu Hạ’.

Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Bệnh băng lậu chỉ là một chứng, nhẹ thì gọi là Lậu hạ, nặng thì gọi là Băng trung”.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Đàn bà kinh nguyệt xuống không đúng kỳ ra lai rai không dứt gọi là lậu hạ, nếu tuôn xuống đột ngột gọi là băng trung’.

Vì thế, các sách y xưa cho rằng lậu là băng một cách dần dần, băng là lậu một cách mãnh liệt. Băng và lậu có quan hệ nhân quả mật thiết lẫn nhau, vì vậy từ xưa đến nay vẫn đều gọi chung là Băng Lậu chứ không tách ra.

Tương đương với chứng Tử cung xuất huyết do rối loạn buồng trứng hoặc viêm nhiễm bộ sinh dục ngoài... của YHHĐ.

Hiện nay còn gọi là Công Huyết.

Nguyên Nhân

Chủ yếu do mạch Xung và mạch Nhâm bị rối loạn không ức chế được kinh huyết dẫn đến các chứng Thận hư, Tỳ hư, huyết nhiệt và huyết ứ. Đa số do hư hàn, hư nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất.

+ Do Thận Hư: Do bẩm sinh thận khí đã yếu, từ lúc còn thiếu nữ thận khí đã yếu, đến tuổi thành niên thận khí hao suy hoặc do lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều, sinh hoạt tình dục không điều độ làm cho thận khí bị tổn thương, hao tổn tinh huyết, khiến cho thận âm bị hư tổn, âm hư, nội nhiệt, nhiệt phục ở mạch Xung, Nhâm, làm cho huyết đi bậy, gây nên lậu hạ. Hoặc do Mệnh môn hỏa suy, thận dương hư tổn, mạch Xung, Nhâm không cố nhiếp được, không ức chế được kinh huyết, kinh huyết chảy ra, gây nên băng lậu. Thiên ‘Âm Dương Biệt Luận’ viết: “Âm hư, dương bác sẽ thành chứng băng” (Tố Vấn 7, 56).

+ Do Tỳ Hư: Do suy tư quá mức, ăn uống, lao động mệt nhọc khiến cho Tỳ khí bị tổn thương, trung khí bị hạ hãm, mạch Xung, Nhâm không cố nhiếp được huyết, huyết chảy xuống thành chứng băng lậu. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Lo lắng, uất giận thì trước hết làm tổn thương Tỳ Vị, kế đến là mạch Xung, Nhâm mà sinh ra băng lậu”.

+ Do Huyết Nhiệt: Cơ thể vốn sẵn có nhiệt thịnh, hoặc tình chí không thoải mái, Can bị uất hóa thành hỏa, hoặc cảm phải nhiệt tà, hoặc ăn uống nhiều thức ăn cay, nóng, hỏa nhiệt ở bên trong thịnh lên, nhiệt làm tổn thương mach Xung, Nhâm, khiến cho huyết đi bậy, chảy xuống, gây ra băng lậu. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “Băng Lậu có khi do tính nhiệt”. Sách ‘Linh Lan Bí Tàng’ viết: “Do ăn uống, lao nhọc, thấp nhiệt dồn xuống sinh ra chứng kinh lậu không dứt”.

+ Do Huyết Ứ: Thất tình, nội thương làm cho khí trệ, huyết ứ hoặc cảm phải hàn tà, nhiệt tà, hàn làm cho ngưng lại hoặc nhiệt nung đốt khiến cho huyết bị ứ trệ lại ở mạch Xung, Nhâm, huyết không đi theo đường kinh được, gây nên lậu hạ, băng lậu. Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Ứ huyết chiếm cứ huyết thất nên huyết không trở về kinh được”.

Chẩn Đoán

+ Bệnh sử: Cần chú ý đến kinh nguyệt, tinh thần, có bệnh ở bộ phận sinh dục không, có dùng thuốc (nội tiết tố, ngừa thai...), có đặt vòng không...

+ Triệu chứng: Đến kỳ kinh mà huyết ra nhiều ít thất thường, nhưng nếu quá 10 ngày không dứt, lúc nhiều lúc ít, máu ra dây dưa sau khi hết kinh, có kèm đái hạ, không thụ thai, cơ thể gầy ốm.

Điều Trị

Theo nguyên tắc: bệnh cấp trị ngọn, bệnh hoãn trị gốc, nên dùng phương pháp chỉ huyết, thanh nhiệt, ích khí. Nếu kèm theo ứ, thêm thuốc hoạt huyết, hành ứ. Đồng thời nên điều lý Tỳ Vị để củng cố kết quả lau dài (vì Tỳ nhiếp huyết).

+ Trị băng: nên dùng phương pháp cố sáp, thăng đề, không nên dùng loại tân ôn hành huyết.

+ Trị lậu: nên dưỡng huyết, hành khí, không nên thiên về việc cố nhiếp.

Triệu Chứng

Trên lâm sàng thường gặp 07 loại sau:

1- Băng Lậu Do Âm Hư: Huyết ra nhiều, mầu đỏ bầm, chóng mặt, tai ù, miệng khô, tâm phiền, họng đau, sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng, khó ngủ, chất lưỡi đỏ, mạch Tế, Hư, Sác.

Điều Trị: Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Thang (Bạch linh 12g, Đan bì 12g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 16g, Thục địa 32g, Trạch tả 12g). Thêm các vị chỉ huyết...

2- Băng Lậu Do Dương Hư: Huyết ra lâu ngày không khỏi, sắc mặt nhợt nhạt hoặc xám, bụng dưới lạnh, vùng rốn lạnh, lưng đau, thích chườm nóng, cơ thể lạnh, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế, Trì, Nhược.

Điều Trị: Ôn dương bổ hư, chỉ huyết. Dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư): A giao 12g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đương quy 12g, Ngải diệp 8g, Thục địa 12g, Xuyên khung 8g. Thêm Phụ tử, Hắc khương, Lộc giác giao...

3- Băng Lậu Do Khí Hư: Huyết ra nhiều, dầm dề không dứt, sắc đỏ nhạt, trong, mỏi mệt, hơi thở ngắn, không muốn ăn uống, tiêu chảy, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng mà ướt, mạch Đại mà Hư, hoặc Tế Nhược.

Điều Trị: Bổ khí, liễm huyết. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Tỳ Vị Luận): Bạch truật 8g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Sài hồ 8g, Thăng ma 8g, Trần bì 6g. Thêm vị chỉ huyết...

Hoặc Cử Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích cam thảo, Thăng ma, Bạch truật. Thêm A giao, Ngải diệp, Ô tặc cốt.

(Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo, Bạch truật là bài Tứ Vật Thang dùng để bổ khí; Thăng ma để thăng dương, thêm Ngải diệp, A giao, Ô tặc cốt để làm mạnh chân âm, ấm bào cung mà nhiếp huyết).

4- Băng Lậu Do Huyết Nhiệt: Huyết ra nhiều, dài ngày,sắc đỏ sẫm, nóng nẩy, khát, chóng mặt, ngủ không ngon, lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều Trị: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Thanh Nhiệt Cố Kinh Thang (Giản Minh Trung Y Nữ Khoa Học): A giao 20g, Cam thảo 4g, Chi tử 12g, Địa cốt bì 20g, Địa du 20g, Hoàng cầm 12g, Mẫu lệ 20g, Ngẫu tiết 20g, Quy bản 32g, Sinh địa 20g, Tông lư 12g. thêm các vị chỉ huyết...

Châm Cứu: Quan nguyên (Nh.4), Tam âm giao (Ty.6),Đại đô (Ty.1), Đoạn hồng (Nk), Huyết hải (Ty. 10), Nhiên cốc(Th. 2)

5- Băng Lậu Do Huyết Ứ: Huyết ra nhiều, dài ngày không hết, có cục, sắc đen bầm, bụng dưới đau chói, ấn vào đau, huyết ra được thì dễ chịu, mạch Trầm Sáp.

Điều Trị: Hoạt huyết, hành ứ, chỉ huyết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Đào nhân 8g, Hồng hoa 4g, Quy vĩ 8g, Thục địa 16g, Xích thược 8g, Xuyên khung 6g. Thêm các vị chỉ huyết...

Trục Ứ Chỉ Băng Thang (An Huy Trung Y Nghiệm Phương Tuyển Tập): Đương quy, Xuyên khung, Tam thất, Một dược, Ngũ linh chi, Đơn bì (tro), Đan sâm (sao) Ngải diệp (sao), A giao(sao với Bồ hoàng), Long cốt, Mẫu lệ, Ô tặc cốt.

(Một dược, Ngũ linh chi hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Tam thất, Đơn bì, Đan sâm hoạt huyết, hóa ứ, chỉ huyết; Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết, hoạt huyết; A giao, Ngải diệp dưỡng huyết, chỉ huyết; Ô tặc cốt, Long cốt, Mẫu lệ cố sáp chỉ huyết).

6- Băng Lậu Do Khí Uất: Huyết ra nhiều, có máu cục, bụng dưới đầy trướng, đau, đau lan ra sau lưng, hay nóng nẩy, tức giận, hay thở dài, rêu lưỡi dầy, mạch Huyền.

Điều Trị: Bình Can, giải uất, chỉ huyết. Dùng bài Khai Uất Tứ Vật Thang (Y Học Chính Truyền): Bạch thược 4g, Bạch truật 4g, Bồ hoàng 2g, Địa du 4g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 2g, Hương phụ 12g, Nhân sâm 2g, Thục địa 4g, Xuyên khung 2g. thêm các vị chỉ huyết...

7- Băng Lậu Do Thấp Nhiệt: Huyết ra nhiều, sắc đỏ tím mà hơi dính, nhớt, sắc mặt vàng, mi mắt sưng, ngực bứt rứt, miệng đắng, tiêu tiểu không thông, tiểu vàng, rêu lưỡi khô hoặc nhờn, mạch Nhu Hoạt hoặc Trầm Sác.

Điều Trị: Thanh nhiệt, táo thấp, chỉ huyết. Dùng bài Điều Kinh Thăng Dương Trừ Thấp Thang (Tỳ Vị Luận) : Cam thảo 4g, Cảo bản 8g, Độc hoạt 6g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Khương hoạt 8g, Mạn kinh tử 6g, Phòng phong 8g, Sài hồ 8g, Thăng ma 8g, Thương truật 8g.

Hoặc Hoàng Liên Giải Độc Thang (Nho Môn Sự Thân): Chi tử 8g, Hoàng bá 8g, Hoàng cầm 8g, Hoàng liên 8g.

Sách ‘Thượng Hải Nội Khoa Học’ chia làm hai loại do Thận Hư và Tỳ Hư.

Thận hư phân làm hai loại:

+ Thận Âm Hư: Huyết ra nhiều hoặc ít, liên miên không dứt, mầu đỏ tươi, đầu váng, tai ù, lưng đau, gối mỏi, tay chân và ngực nóng, gò má đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế, Sác.

Điều trị: Tư Thận, ích âm, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Tả Quy Hoàn bỏ Ngưu tất, thêm Hạn liên thảo, Địa du(sao).

(Thục địa, Câu kỷ tử, Sơn thù tư Thận âm, kích thích tinh huyết, Sơn dược, Thỏ ty tử bổ Thận dương, ích tinh khí, theo ý ‘Dương sinh âm trưởng’; Quy bản giao, Hạn liên thảo, Địa du (sao) dục âm, lương huyết, chỉ huyết).

+ Thận Dương Hư: Huyết ra nhiều, dầm dề không dứt, mầu huyết nhạt, lợn cợn, lưng đau như gẫy, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong, phân lỏng, sắc mặt sạm tối, lưỡi nhạt tối, rêu lưỡi trắng nhật, mạch Trầm Nhược.

Điều trị: Ôn Thận, trợ dương, cố Xung (mạch), chỉ huyết. Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn, thêm Bổ cốt chỉ, Lộc giáo giao, Ngải diệp (đốt thành than).

+ Tỳ Hư: Kinh ra nhiều như băng hoặc ra dầm dề không dứt, mầu trắng lợn cợn, tinh thần uể oải, mệt mỏi, hơi thơ ngắn, không muốn nói, không muốn ăn uống, tay chân không ấm, mặt phù, tay chân sưng, sắc mặt trắng vàng, lưỡi nhạt, bệu, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoãn Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, cố Xung, chỉ huyết. Dùng bài Cố Xung Thang (Y Học trung Trung Tham Tây Lục, q 4): Bạch truật, Hoàng kỳ, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch thược, Hải phiêu tiêu, Tây thảo căn, Tông lư (khôi), Ngũ bội tử.

(Hoàng kỳ, Bạch truật kiện Tỳ, ích khí để nhiếp huyết; Long cốt, Mẫu lệ, Hải phiêu tiêu cố nhiếp mạch Xung và Nhâm; Sơn thù, Bạch thược ích Thận, dưỡng huyết, chỉ huyết; Ngũ bội tử, Tông lư sáp huyết, chỉ huyết; Tây hoàng căn hoạt huyết, chỉ huyết, làm cho huyết cầm mà không bị ứ trệ).

Nếu huyết ra nhiều, phối thêm Nhân sâm, Thăng ma. Huyết ra rỉ rả không dứt thêm Ngẫu tiết, Bồ hoàng (sao).

Hoặc dùng bài Sinh Mạch Tán (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận): Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử.

Nếu thấy tay chân lạnh, quyết, mồ hôi ra lâm ly, đó là dấu hiệu vong dương. dùng Hồi dương cố thoát. Dùng bài Sâm Phụ Thang (Hiệu Chú Phụ Nhân Lương Phương): Nhân sâm, Phụ tử, Sinh khương, Đại táo.

Những Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Ích Khí Cố Xung Thang 1 (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 30g, Bạch truật, Sài hồ (tẩm dấm), Ngải diệp (tro), Tiên hạc thảo, Cam thảo đều 10g, Đảng sâm, Kinh giới huệ (tro), Đương quy, Tực đoạn (sao) đều 15g, Thăng ma 4g. Sắc uống.

TD: Ích khí, thăng đề, cố nhiếp mạch Xung, Nhâm. Trị băng lậu.

Đã trị 290 ca, uống 2~6 thang, tối đa 16 thang. Khỏi 286, không khỏi 4. Đạt tỉ lệ 98,62%.

+ Chi Mẫu Sương Thang (Trung Y Tạp Chí 1987, 6): Chi tử (sao) 15g, Kê huyết đằng, Ích mẫu thảo, Bạch mao căn đều 30g, Hồng hoa (đốt thành than) 9g, Xuyên luyện tử (than) 12g, Lộc giác sương 10g, Cam thảo (sống) 12g. Sắc uống.

TD: Dưỡng huyết, sơ Can, thanh nhiệt, chỉ huyết. Trị băng lậu (nơi thanh nữ).

Đã trị 86 ca, khỏi 74, có chuyển biến 6, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 93%. Tuổi từ 12~15 có kết quả tốt nhất.

+ Phù Chính Chỉ Băng Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Đương quy, Bạch thược đều 9g, Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo đều 30g, Đảng sâm 15g, Trắc bá diệp (tro) 12g. Sắc uống.

TD: Ích khí, dưỡng huyết, cố bản, chỉ băng. Trị tử cung xuất huyết (do khí huyết hư nhược)

Đã trị 100 ca, khỏi 88, có hiệu quả ít 10, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 98%.

+ Công Huyết Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sinh địa 20g, Bạch thược, Nữ trinh tử, Hạ liên thảo, Hòe hoa (sao) đều 15g, Đại kế (tro), Tiểu kế (tro), Tây thảo (tro) đều 9g, Địa du (tiêu) đều 15g. Sắc uống.

TD: Ích khí, nhiếp huyết, cố sáp, chỉ huyết. Trị tử cung xuất huyết (Bất kỳ loại do huyết nhiệt, khí hư,, Thận hư… gây nên băng huyết. Già trẻ lớn bé đều có thể dùng).

Thường chỉ uống 20 thang là khỏi.

+ Bổ Thận Cố Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Thỏ ty tử, Ích mẫu thảo đều 15g, Tục đoạn, Đương quy thân, Trắc bá diệp đều 12g, Sinh địa, Thục địa, Ngải diệp đều 9g, Bồ hoàng 9~12g, Xuyên khung 6g, Quán chúng 12~18g. Sắc uống.

TD: Bổ Thận dưỡng huyết, cố Xung (mạch), điều kinh. Trị tử cung xuất huyết (do Can Thận hư tổn, mạch Xung, Nhâm không chắc). Dùng cho người lớn tuổi.

+ Chỉ Băng Cố Lậu Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ (chích) 60g, Đảng sâm, Thục địa, Địa du (sao), Ô tặc cốt đều 30g, Bạch thược, Bạch truật, A giao, Ngải diệp, Tục đoạn, Hồng táo đều 15g, Đương quy, A giao (nấu cho chảy ra) đều 9g. Sắc uống.

TD: Đại bổ khí huyết, cố sáp, chỉ huyết. Trị băng lậu.

+ Lương Huyết Cố Kinh Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Sinh địa, Đơn bì (sao), Mạch môn, Quy bản (nướng), Hoàng bá (sao), Liên phòng (than), Trắc bá (than), Bạch thược (tiêu), Cam thảo (sống).Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, dưỡng âm. Trị băng lậu (do nhiệt quấy rối mạch Xung Nhâm).

+ Ích Khí Chỉ Băng Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Tây đảng sâm, Bạch truật (sao), Hoàng kỳ (chích), Sơn dược (sao), Xích thạch chi, Tông lư (tro), Thục quân (tro), Cam thảo (chích). Sắc uống.

TD: Bổ trung, ích khí, cố sáp, chỉ băng. Trị băng lậu (do Tỳ hư, khí nhược).

+ Hóa Ứ Chỉ Băng Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đương quy (sao), Bạch thược, A giao (sao), Ngũ linh chi (nửa sống, nửa nấu chín), Đan sâm (tro), Tây căn (tro) Sâm tam thất, Hương phụ (tro). Sắc uống.

TD: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, điều kinh. Trị băng lậu (do khí huyết ứ trở, huyết không quy kinh).

+ Điều Xung Cố Kinh Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Thục địa, Sơn thù nhục, Sơn dược (sao), Lộc giác giao, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử, Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, Xích thạch chi, A giao (sao), Ngải diệp (tro). Sắc uống.

TD: Bổ Thận, điều Xung (mạch), cố kinh. Trị băng lậu (do Thận khí suy yếu, mạch Xung, Nhâm không vững).

+ Ích Khí Chỉ Huyết Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Nhân sâm 9g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 10g, A giao 12g, Hải phiêu tiêu, Tay thảo căn đều 15g, Kinh giới (tro) 6g. Sắc uống.

TD: Ích khí, chỉ huyết. Trị băng lậu.

+ Ký Sinh Giao Ngải Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 6): Tang ký sinh, A giao, Ngải diệp (tro), Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Thục địa, Cam thảo, Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Bạch truật, Tông lư (tro). Sắc uống.

TD: Bổ khí, dưỡng huyết, cố Xung (mạch), chỉ băng. Trị băng lậu (do Tỳ Thận bất túc).

+ Thanh Hải Chỉ Lậu Thang (Trung Y Tạp Chí 1985, 10): Xích thược, Đơn bì đều 10g, Địa đinh thảo 24g, Lưu ký nô 10g, Mộc tặc cốt 12g, Bồ hoàng (sao + sống) đều 15g, A giao 10g, Kinh giới (tro) 5g. thận hư thêm Lộc giác sương 30g. Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt, hóa ứ. Trị kinh lậu không cầm.

Đã trị 44 ca, uống tối thiểu 3 thang, tối đa 18 thang, đều khỏi. Đạt tỉ lệ 100%.

+ Tiên Lệ Thang (Nội Mông Cổ Trung Y Dược 1990, 2): Tiên hạc thảo, Tây thảo, Sinh địa (tro) đều 15g, Mẫu lệ, Hoài sơn, Tang phiêu tiêu đều 30g, Viễn chí, Hương phụ, Cam thảo đều 10g, Thăng ma 3g. Sắc uống.

TD: Lương huyết, hóa ứ, bổ Thận, lý Can, cố sáp, chỉ băng. Trị băng huyết, tử cung xuất huyết.

Đã trị 54 ca, uống 2~7 thang đều khỏi.

+ Ích Khí Cố Xung Thang 2 (Trung Y Tạp Cjhis 988, 9): Hoàng kỳ, Tục đoạn, Hải phiêu tiêu đều 20g, Bạch truật 15g, Tây thảo 10g, Long cốt, Mẫu lệ đều 25g. Sắc uống.

TD: Ích khí, bổ Thận, lương huyết, hóa ứ, cố sáp, chỉ băng. Trị băng lậu.

Đã trị 57 ca, sau khi uống 2~3 thang đều cầm máu.

+ Bổ Thận Cố Xung Thang (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1990, 3): Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử, Ô tặc cốt đều 15g, Sơn thù nhục 10g, Lộc giác giao hoặc A giao 12g. Sắc uống.

TD: Bổ Thận, cố Xung (mạch), thu sáp, chỉ băng. Trị băng lậu.

Đã trị 38 ca, khỏi 32, chuyển biến tốt 6, Đạt kết quả 100%.

+ Sâm Tây Đồng Tiện Ẩm (Tứ Xuyên trung Y 1987, 6): Đảng sâm, Tây thảo đều 12g, Đồng tiện 50ml. Sắc thuốc xong, trộn với Đoòng tiện, uống.

TD: Ích khí, hóa ứ, Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị băng lậu.

Đã trị 266 ca, khỏi 254, có hiệu quả 10, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 99,25%.

+ Phục Phương Thập Khôi Tán (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đảng sâm, Thục địa đều 30g, Đỗ trọng, Tục đoạn đều 9g, Bào khương (tro) 3g, Lộc giác sương 21g, Thập Khôi Tán 3g (hòa vào nước thuốc uống).

TD: Điều hòa mạch Xung Nhâm, ích chí, chỉ huyết. Trị tử cung xuất huyết (do mạch Xung và Nhâm không vững).

+ Thanh Can Chỉ Huyết Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sài hồ 6g, Bạch thược, Xích thược đều 4,5g, Đơn bì 9g, Tang diệp, Hương phụ, Sinh địa, Hoàng cầm, Đương quy đều 6g, Câu đằng 12g, Huyết dư (tro), Địa du (sống) đều 9g. Sắc uống.

TD: Thanh Can, lương huyết, trị tử cung xuất huyết.

Thường uống 1~3 thang là khỏi.

.

Y Án Băng Lậu Do Suy Nhược

(Trích trong ‘Nữ Khoa Y Học Thực Nghiệm Lục’)

“Một phụ nữ, hơn 50 tuổi, kinh nguyệt chưa hết. Do làm việc mệt quá bỗng nhiên bị băng trung, đă mời thầy thuốc cho thuốc uống lâu ngày nhưng không bớt, lại còn bị chóng mặt, yếu sức không ngồi dậy được, hồi hộp, run rẩy, ngủ không yên, mỏi mệt, không có sức, trong bụng đau, thầy thuốc trước cho rằng có đau thì không thể dùng phép bổ được, chỉ dùng những loại thuốc hoạt huyết và chỉ huyết nhưng không biết rằng, đây là trường hợp hư thống ‘đau do hư yếu’. Chỉ cần xét chứng váng đầu không dậy nổi, sợ sệt không ngủ được, đủ chứng minh là hư khiếp được không? Dùng bài Giao Ngải Thang gia vị trong sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’. Uống xong, bụng bớt đau, băng lậu cũng hết»

Y Án Trị Băng Huyết Do Khí Bị Hư Yếu

(Trích trong ‘Nữ Khoa Chuẩn Thằng’)

“Uông Thạch Sơn trị cho một phụ nữ hơn 40 tuổi, da xanh tím, bỗng nhiên bị băng huyết. Các thầy thuốc đã dùng các loại thuốc hàn, lương hoặc cố sáp nhưng vẫn không có kết quả. Chẩn mạch thấy 6 bộ đều Trầm Nhu mà Hoãn, ấn vào không có lực. Đó là bệnh thuộc khí chứ không phải thuộc huyết, vì vậy dùng vị thuốc ngọt, ôn để kiện Tỳ, giúp cho Vị khí thăng lên, huyết trở về với kinh lạc thì không còn bị băng nữa. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang thêm nhiều Sâm, Hoàng kỳ, uống kèm bài Sâm Linh Bạch Truật Tán thì chứng băng mới khỏi”.

Y Án Băng Lậu Do Huyết Hư

(Trích trong ‘Tiết Lập Trai Y Án’)

«Một phụ nữ bị băng huyết, trước đó đã bị đau ngực vùng tim đã 3 năm, dùng nhiều thuốc rồi mà không có kết quả. Mỗi lần đau quá, các chứng hư đều hiện ra, sắc mặt vàng úa. Tôi cho rằng Tâm chủ huyết, vì huyết mất nhiều quá, Tâm không được nuôi dưỡng nên gây ra đau, cho dùng bài Thập Toàn Đại Bổ tăng Sâm và Truật lên. Uống hơn 30 thang, bệnh hơi bớt, uống 100 thang, bệnh khỏi hẳn”.

Y Án Băng Lậu Do Huyết Hư

(Trích trong ‘Tiết Lập Trai Y Án’)

“Vợ của đại doãn Vương Thiên Thành bị băng huyết đã lâu. Tự ý dùng bài Tứ Vật Thang để lương huyết, có khi khỏi, lúc không. Do tức giận mà phát sốt, huyết ra không cầm, uống bài Tứ Vật Thang không thấy kết quả. Lại dùng thuốc loại giáng hỏa vì thế bụng và hông sườn đau nhiều hơn, tay chân lạnh. Tôi cho rằng vì Tỳ Vị hư hàn gây nên. Trước hết dùng bài Phụ Tử Lý Trung Thang, uống xong cơ thể bớt nóng, bớt đau. Cho dùng bài Quy Tỳ Thang, Bổ Trung Ích Khí Thang thì chứng băng huyết khỏi. Nếu cứ lệ thuộc ý ‘Thống vô bổ pháp’ (có đau không được dùng phép bổ) thì sai lầm lớn”.

BÉO PHÌ

(Phì Bán Bệnh - Obesity, Obésité)

Béo phì là bệnh do mỡ tích luỹ quá nhiều trong cơ thể, làm thay đổi cơ năng sinh lý, sinh hoá của cơ thể, dẫn đến các tổ chức mỡ tích tụ quá khối lượng.

Khi không bị phù thũng, cơ bắp phát triển mạnh, nếu trọng lượng cơ thể vượt quá 16% tiêu chuẩn bình thường của người trưởng thành là quá trọng lượng nhưng vượt quá tiêu chuẩn từ 20% trở lên, gọi là béo phì.

Tổng trọng lượng mỡ ở nam giới bình thường tuổi 30 chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể, nữ giới khoảng 22%. Nếu nam giới vượt quá 25%, nữ giới vượt quá 30-35% là mắc bệnh béo phì.

Nói chính xác hơn thì béo phì cần phân biệt với cân quá nặng do cơ bắp nở nang hoặc ứ nước trong cơ thể... do đó muốn chẩn đoán chính xác phải đo chỉ số mỡ của cơ thể.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện nay béo phì đang là đề tài mà ngành y đang quan tâm nhất là đối với các nước phát triển và đang phát triển.

Trong 20 năm qua, số trẻ béo phì tăng 53% ở Nhật, 75% ở Singapore, 60% ở Mỹ, 21% ở Đức…

Tại Việt Nam, gần đây, nhiều thống kê cho thấy trẻ lứa tuổi mẫu giáo bị béo phì đang có chiều hướng gia tăng. Số người béo phì tại các thành phố lớn cũng đang là đề tài được nhắc đến. Thậm chí trên các báo còn đưa ra những phương pháp làm giảm cân, các bài tập làm cho thân hình bớt mập...

Theo thống kê, những người dư mỡ bụng (gọi là hình trái Táo) có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn người nhiều mỡ hông (gọi là hình trái Lê).

Theo các chuyên viên, nếu thừa cân trước 5~6 tuổi, có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành.

Hội nghị quốc tế lần thứ VIII về Béo phì hợp tại Paris ngày 1.9.1998 nhận định rằng Bệnh bép phì là một vấn đề lớn đe dọa sức khoẻ cộng đồng.

Đông Y gọi là ‘Đơn Thuần Tính Phì Bán’

Nguyên Nhân

Bệnh béo phì có liên quan đến nhiều yếu tố như:

+ Di truyền: Theo báo cáo của các y gia Trung Quốc, theo kết quả điều tra trên 1.556 cha mẹ mắc bệnh béo phì, các con của họ mắc bệnh chiếm tỉ lệ trên 60%.

+ Bệnh tăng theo tuổi: Kết quả điều tra trên 31.718 người ở Bắc Kinh, Trung Quốc, tiû lệ mắc bệnh ở tuổi thiếu niên là 3%, tuổi trường thành từ 20 đến 35 tuổi là 7,4%, ở tuổi trung niên từ 36 đến 55 tuổi là 25%.

+ Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau theo giới tính và nghề nghiệp: theo tài.liệu điều tra của Trung Quốc, gồm 2.319 người trên 20 tuổi thì nam béo phì chiếm tiû lệ 16%, nữ béo phì chiếm tỉ lệ 28 %, trong đó làm nghề cấp dưỡng chiếm 60%, công nhân xí nghiệp bia, thực phẩm chiếm 44%, số công nhân nghề khác chỉ chiếm 15%. Một số báo cáo cho thấy nữ giới đã kết hôn ở khoảng 30-39 tuổi bị béo phì nhiều nhất, hơn phân nửa phát phì sau khi sinh đẻ (do thích ăn thức ăn ngọt và chú trọng bồi dưỡng trong thời gian ‘ở cữ’ khiến cho dinh dưỡng quá dư thừa, mỡ tích tụ lại gây nên).

+ Dân thành phố bị béo phì nhiều hơn dân ở nông thôn, có quan hệ đến việc ăn thức ăn ngọt, béo... quá nhiều, thêm vào đó vận động ít dẫn đến trọng lượng cơ thể dần dần tăng lên, dù trọng lượng cơ thể vẫn như cũ nhưng thực tế lượng mỡ tăng lên còn lượng thịt giảm đi.

+ Bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, mỹ quan mà còn nguy hại nhất định đến sức khoẻ. Người trung niên và lớn tuổi béo mập dễ mắc các bệnh như Huyết áp cao, bệnh Mạch vành, Tiểu đường, bệnh Gút (Gout), Tai biến mạch não, Sỏi túi mật vv... Cũng theo tài liệu điều tra của Trung Quốc, trong số 153 bệnh nhân động mạch vành, có 120 ca cân nặng quá tiêu chuẩn 10%, chiếm tiû lệ 78,4% và 77 ca mắc bệnh béo phì, chiếm tiû lệ 50,3%. Và trong số 503 ca béo phì có đến 22,3% huyết áp trên 160/95mmHg.

Khi chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ tích tụ trong cơ thể khiến cho mỡ nhiều lên, tổ chức mỡ sinh ra nhiều hơn là nguyên nhân trực tiếp của chứng béo phì. Mỡ dư thừa ở nam giới tích tụ nhiều ở thành bụng dưới trở thành đệm mỡ ở thành bụng. Ở nữ giới mỡ dư thừa tích tụ nhiều ở phần dưới eo lưng và phần mông.

Lượng mỡ tích tụ ở một số người cao tuổi đa số không được sử dụng, vì vậy còn được gọi là ‘mỡ bất động’, đây là một trong những dấu hiệu lão hoá.

Thiên ‘Kỳ Bệnh Luận’ (Tố Vấn 47) đã đề cập như sau: “Phàm năm vị ăn vào miệng chứa ở Vị, Tỳ vì Vị dẫn hành tinh khí. Bao tân dịch đều ở Tỳ, nên thành chứng khẩu cam (ngọt ở miệng). Bệnh đó do ăn nhiều các thứ “phì mỹ” (béo, ngon) mà sinh ra”.

Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (Tố Vấn 25² viết: “…Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao lương mà sinh ra”.

Sách y học cổ truyền phương Đông từ xưa đã ghi về chứng béo phì và phân hình thể con người làm 3 loại: phì, cao, nhục, và cho rằng phát sinh chứng phì là có liên quan với thấp, đàm và khí hư, huyết dịch hỗn trọc, lưu thông chậm.

Nằm lâu, ngồi lâu, vận động quá ít cũng là nguyên nhân quan trọng của béo phì. Nằm lâu, ngồi lâu, khí hư tích tụ làm cho việc vận hoá bị ngăn trở, mỡ tích tụ lại gây nên béo phì.

Thất tình nội thương như vui quá, buồn quá, giận quá... làm Can khí bị tụ lại, Can Đởm mất sự điều tiết (Can chủ sơ tiết) không chỉ ảnh hưởng đến sự vận động của Tỳ mà còn làm cho dịch mật không thể tiết ra thấm vào chất dinh dưỡng một cách bình thường, mỡ tích tụ lại bên trong gây nên béo phì.

Trường hợp nhẹ, người bệnh sinh hoạt bình thường. Trường hợp trung bình và nặng, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sợ nóng, mồ hôi, hoạt động nhiều thì tim hồi hộp khó thở, bụng đầy, lưng đau, táo bón, đau đầu chóng mặt, tình dục giảm sút, nữ thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt, phù do rối loạn nội tiết hoặc do mỡ nhiều chèn ép dịch lâm ba, huyết dịch lưu thông khó, cẳng chân và mu bàn chân phù lõm. Trường hợp mỡ tích nhiều ở bao tim, tim bị chèn ép, hoạt lượng của tim giảm, cơ thể thiếu dưỡng khí, bệnh nhân khó thở. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam vì tế bào mỡ ở nữ nhiều hơn nam. Cùng lứa tuổi 20, ở nam mỡ chiếm tỉ lệ 15% cân nặng, còn ở nữ mỡ chiếm đến 25%. Ở nữ sau khi sinh thường ăn uống bồi dưỡng nhiều lại ít hoạt động, ở tuổi dậy thì, thường do rối loạn nội tiết, hoạt động ít, chuyển hoá chậm, đều là những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Trẻ em béo phì ít hoạt động thể lực, kém lanh lợi, dễ ra mồ hôi, dễ hồi hộp khó thở, do sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, cao huyết áp, lipid máu cao.

Đông y cho rằng béo phì thường là bệnh ‘Trong Hư Ngoài Thực’. Trong hư chủ yếu là khí hư. Bệnh ở Tỳ, Thận, Can, Đởm, Phế và Tâm. Trên lâm sàng thường gặp là Tỳ Thận khí hư, Can Đởm mất chức năng sơ tiết.

Chẩn đoán bệnh : cần chú ý mức độ béo phì và nguyên nhân, biến chứng.

1- Đánh giá mức độ béo phì có thể dùng một trong 2 cách sau:

a) Tính Theo Cân Nặng Tiêu Chuẩn (CNTC):

Tính theo công thức:

CNTC (Kg) = chiều cao (cm) - 100 x 0,9. Một người có cân nặng so với CNTC vượt từ 10-19,9% gọi là mập, vượt từ 20% trở lên là béo phì.

Hoặc: Trọng lượng cơ thể hiện tại – Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn x 100

Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn

Trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ (kg) = tuổi x 2 + 8.

b) Tỉ lệ Phần Trăm của Mỡ

Tỉ lệ phần trăm của mỡ (ký hiệu là F) như sau

F= (4,570/mật độ trên cơ thể – 4,142) x 100

Nam giới F = 15%, vượt quá 25% gọi là béo phì.

Nữ giới F = 22%, vượt quá 30% là béo phì.

Béo phì thường được chia làm 4 độ:

+ Béo phì độ I : cân nặng tăng từ 20 đến 30% CNTC.

+ Béo phì độ II : cân nặng tăng từ 30 đến 40% CNTC.

+ Béo phì độ III (nặng) cân nặng 40 đến 50% CNTC.

+ Béo phì độ IV (nặng) cân nặng 40 đến 50% CNTC.

c) Tính theo chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI, tính theo công thức:

BMI = cân nặng (kg)

chiều cao (m2)

Người cân nặng bình thường thì chỉ số BMI là 18,5 - 25, dưới 18,5 là gầy ốm.

Béo phì độ I: 25 - 29,9 béo phì độ II: 30-40, béo phì độ III: trên 40.

2. Hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, và lâm sàng, loại trừ bệnh thứ phát.

3. Chú ý hỏi tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh, chế độ ăn uống, kiểm tra huyết áp, lipit huyết, đường huyết, đo độ dày của mỡ, sự phân bố của mỡ trên cơ thể (toàn thân, bụng hay chân tay béo phì...), đo chỉ số mỡ nếu có điều kiện.

Tóm lại: Nếu trọng lượng cơ thể thực đo mà vượt quá 20% so với trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn, đồng thời tỉ lệ phần trăm mỡ vượt quá 30% là bị béo phì.. Trong lượng cơ thể vượt quá 30-50% đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 35-45% là bép phì độ vừa. Trong lượng cơ thể vượt quá 50% trở lên đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 45% là bép phì độ nặng..

Triệu Chứng

Dựa theo triệu chứng lâm sàng, có thể phân những người béo phì thành 5 loại:

1) Loại Tỳ Hư Thấp Trở: Béo phì, phù, mệt mỏi, uể oải, thân thể nặng, tay chân nặng, tiểu ít, bụng đầy, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm, Nhu.

2- Loại Vị Nhiệt Thấp Trở: Béo phì, đầu nặng, choáng váng, thân thể mỏi mệt, khát, thích uống, rêu lưỡi hơi vàng nhờn, mạch Nhu.

3- Loại Can Khí Uất Trệ: Béo phì, ngực đầy, hông sườn trướng tức, kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh, mất ngủ, hay mơ, lưỡi sẫm, mạch Nhu.

4- Loại Tỳ Thận Lưỡng Hư: Béo phì, mệt mỏi, uể oải, đầu váng, lưng đau, gối mỏi, liệt dương, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Nhược.

5- Loại Thận Dương suy: Béo phì, đầu váng, lưng đau, chân mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, rêu lưỡi mỏng, đầu lưỡi đỏ, mạch Nhu.

Nguyên Tắc Điều Trị

Khi điều trị, cần chú ý theo dõi một số điểm sau để dễ đánh giá diễn tiến của phương pháp điều trị:

+ Ba tháng là một liệu trình, hết một liệu trình nếu trọng lượng cơ thể giảm được 3kg là có hiệu quả.

+ Sau một liệu trình, nếu trọng lượng cơ thể giảm từ 5kg trở lên là có hiệu quả rõ.

+ Sau một liệu trình, trọng lượng cơ thể đạt đến trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn, được coi là khỏi bệnh.

Trong thời gian uống thuốc, cứ cách một tháng nên ngưng uống thuốc 3-5 ngày rồi lại tiếp tục.

Dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, các nhà điều trị học YHCT nêu ra 8 nguyên tắc điều trị sau:

1- Hoá Thấp: dùng trong trường hợp Tỳ Vị hoạt động yếu, thấp bị tích tụ lại dẫn đến béo phì. Triệu chứng là bụng đầy, lưỡi nhờn, mạch Nhu. Thường dùng các bài:

+ Trạch Tả Thang (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Trung): Bạch truật 8g, Trạch tả 20g, sắc uống.

+ Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Phòng kỷ 40g, Hoàng kỳ 40g, Bạch truật 30g, Chích thảo 20g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái. Sắc uống.

2- Khứ Đờm: Dùng trong trường hợp có nhiều đờm, béo phì. Triệu chứng chính là khí hư, ngực đầy, thích ngủ, lười hoạt động, lưỡi nhờn, mạch Hoạt.

Bệnh nhẹ:

+ Nhị Trần Thang (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 4): Bán hạ (chế) 8g, Chích thảo 4g, Phục linh 8g, Sinh khương 7 lát, Trần bì 8g. Sắc uống lúc đói.

+ Tam Tử Dưỡng Thân Thang (Hàn Thị Y Thông, Q. Hạ): Bạch giới tử, La bặc tử, Tử tô tử. Lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 12g, cho vào túi lụa sắc uống.

Bệnh nặng:

+ Khống Diên Đơn (Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận, Q. 13): Bạch giới tử, Cam toại (bỏ lõi, chế), Đại kích. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần 1-2g với nước Gừng loãng (nhạt).

+ Đạo Đờm Thang (Tế Sinh Phương): Bán hạ (chế) 8g, Cam thảo 4g, Chỉ thực 12g, Nam tinh (chế) 6g, Phục linh 12g, Trần bì 12g. Sắc uống.

3- Lợi Thuỷ: Triệu chứng chính là béo phì, phù, tiểu ít, bụng đầy, lưỡi trắng, mạch Nhu.

Bệnh nhẹ dùng bài

+ Ngũ Bì Ẩm (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương): Đại phúc bì, Địa cốt bì, Ngũ gia bì, Phục linh bì, Sinh khương bì. Lượng bằng nhau. Sắc uống nóng.

+ Tiểu Phân Thanh Ẩm (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q. 51): Chỉ xác 4g, Hậu phác 4g, Phục linh 8g, Trạch tả 8g, Trư linh 8g, Ý dĩ 4g. Sắc uống ấm trước bữa ăn.

Bệnh nặng:

+ Chu Xa Hoàn (Cổ Kim Y Thống, Q. 43): Cam toại (nướng, tán bột) 40g, Đại hoàng (sao rượu) 80g, Đại kích (nướng, tán bột) 40g, Hắc khiên ngưu (sao) 160g, Nguyên hoa (sao dấm) 40g, Quất bì (sao) 40g, Thanh bì (sao) 40g

Tán bột, làm hoàn.

+ Thập Táo Thang (Thương Hàn Luận): Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2-4g. Uống lúc đói vào sáng sớm. Đại táo 10 quả sắc làm thang, hoặc chế thành hoàn mỗi lần 2-4g, uống lúc đói, sáng sớm.

4- Thông Phủ: chủ yếu là dùng phương pháp xổ nhẹ. Dùng cho người béo phì do thèm ăn những thức ăn béo ngọt. Triệu chứng chủ yếu là bụng phệ, táo bón, ngại vận động, mỗi lần vận động thì thở mệt, lưỡi đốm vàng, dầy, mạch Thực.

Thường dùng bài

+ Đại Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Chỉ thực 16g, Đại hoàng 12g, Hậu phác 16g, Phác (Mang) tiêu 12g. Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.

Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.

+ Tiểu Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Cam thảo (sống) 4g, Đại hoàng 12g, Mang tiêu 8g, Sắc uống.

+ Điều Vị Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Chỉ thực 4 trái, Đại hoàng 240g, Hậu phác 60g, sắc uống ấm.

5- Tiêu Đạo: dùng cho loại béo phì mà ngày càng thèm ăn. Triệu chứng chính là béo phì, lười hoạt động, bụng đầy, thực tích, lưỡi vàng dầy. Thường dùng Sơn tra để tiêu thịt, Thần khúc tiêu bột, ngũ cốc, Mạch nha tiêu thức ăn (gọi là Tam Tiêu Ẩm). Bài này trị béo phì do thừa dinh dưỡng có kết quả tốt.

6- Thư Can, Lợi Đởm: dùng trị béo phì kèm Can khí uất kết, khí ngưng trệ hoặc huyết ứ... Triệu chứng thường gặp là béo phì kèm hông sườn đầy tức, đau, bứt rứt, chóng mặt, mệt mỏi, bụng đầy, lưỡi đỏ, rêu lưỡi có đốm vàng, mạch Huyền.

Thường dùng:

+ Ôn Đởm Thang (Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương, Q. 12): Bán hạ (chế) 6g, Chỉ thực 6g, Chích thảo 4g, Phục linh 12g, Trần bì 6g, Trúc nhự 8g, Thêm Gừng và Táo sắc uống.

+ Thư Can Ẩm (Sài hồ, Uất kim, Khương hoàng, Bạc hà).

7- Kiện Tỳ: Thường dùng kiện Tỳ bổ Thận là chính. Thường gặp trong trường hợp Tỳ khí hư yếu, cơ thể mỏi mệt, uể oải, lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu. Thường dùng bài

+ Sâm Linh Bạch Truật Tán (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 3): Bạch truật 8g, Biển đậu 8g, Cát cánh 8g, Chích thảo 4g, Hạt sen 8g, Nhân sâm 8g, Phục linh 12g, Sa nhân 8g, Sơn dược 8g, Ý dĩ 12g. Sắc, chia 2 lần uống.

+ Dị Công Tán (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết, Q. Hạ): Bạch truật 12g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 8g, Phục linh 8g, Trần bì 4g, sắc uống.

+ Chỉ Truật Hoàn (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập): Bạch truật 80g, Chỉ thực 40g. Dùng lá Sen bọc cơm nung khô, tán bột, làm thành hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 - 8g.

8- Ôn Dương: Dùng trong trường hợp khí hư, dương hư kèm mồ hôi trộm, hơi thở ngắn, cử động thì thở mệt, lưng đau, sợ lạnh… Thường dùng bài

+ Tế Sinh Thận Khí Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Hạ): Địa hoàng 320g, Đơn bì 120g, Phụ tử 40g, Phục linh 120g, Quế chi 40g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Trạch tả 120g. Tán bột. Ngày uống 8-12g.

+ Cam Thảo Phụ Tử Thang (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng): Bạch truật 80g, Cam thảo (nướng)80g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ) 2 miếng, Quế chi 160g. Sắc 600ml nước còn 200ml, uống ấm.

+ Linh Truật Quế Cam Thang (Thương Hàn Luận): Bạch truật 12g, Chích thảo 18g, Phục linh 16g, Quế chi 12g. Sắc uống.

Triệu Chứng Lâm Sàng

+ Tỳ Hư Thấp Trệ: Bệnh nhân béo phì kèm theo chân phù, mặt nặng, mệt mỏi, chán ăn, tiêu lỏng, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu trắng dày, mạch Hoạt hoặc Trầm Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, lợi thấp. Dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang hợp với Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm: Hoàng kỳ 20g, Thương truật, Phòng kỷ đều 10g, Bạch truật, Bạch linh, Xa tiền thảo, Trạch tả đều 12g, Quế chi 6g, Cam thảo 4g.

Gia giảm: Khí hư nặng thêm Đảng sâm 12g; Thấp nặng thêm Ý dĩ 20g; Bụng đầy thêm Chỉ thực, Hậu phác đều 10g; Ăn kém thêm Mạch nha, Sơn tra đều 10g.

Vị Thấp Nhiệt: Người mập, chân tay nặng nề, chóng mặt, nặng đầu, ăn mau đói, khát thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch Trầm Sác hoặc Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Phòng Phong Thông Thánh Tán gia giảm: Phòng phong 10g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 10g, Xuyên tâm liên 10g, Sinh Thạch cao 15 - 20g, Hoạt thạch 15 - 30g, Bạch truật, Liên kiều, Thảo quyết minh đều 20 - 12g, Cam thảo 3 - 6g. Táo bón thêm Đại hoàng 6 - 8g (cho vào sau).

Khát nước thêm Hà diệp 12g. Đầu đau thêm Dã Cúc hoa 10 - 12g.

Can Khí Uất Kết:.Người bứt rứt dễ cáu gắt, ngực sườn đầy tức, bụng đầy ăn kém, mồm đắng lưỡi khô, kinh nguyệt không đều, mạch Huyền.

Điều trị: Hoà Can, lý khí. Dùng bài Đại Sài Hồ Thang gia giảm: Sài hồ, Hương phụ, Hoàng cầm đều 10 - 12g, Hương phụ, Chế Bán hạ, Chỉ thực đều 6 - 10g, Uất kim 12 - 15g, Xuyên khung 8 - 12g, Bạch linh 12 - 15g.

Khát thêm Sinh địa12g, Thiên hoa phấn 12g. Bụng đầy nhiều thêm Trần bì, Hậu phác 8 - 10g.

Khí Trệ Huyết Ứ: Béo phì, bụng ngực đầy tức, kinh nguyệt không đều, kinh đến đau bụng, sắc kinh đen có máu cục, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch Sáp.

Điều trị: Ích khí, hoạt huyết. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung đều 10 - 12g, Đương quy, Đơn sâm, Sinh địa đều 10 - 15g, Bạch thược 12 - 16g, Mộc hương 6 - 8g, Trần bì 8 - 10g.

Đau nhiều thêm Uất kim, Hương phụ đều 10g. Bụng đầy nhiều thêm Chỉ xác Hậu phác đều 10g.

Đờm Trọc: Thường thích ăn chất béo ngọt, váng đầu, đầu căng tức, ngực bụng đầy tức, chân tay nặng nề, tê dại, thân lưỡi bệu, có dấu răng, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Trầm Hoạt.

Điều trị: Kiện Tỳ hoá đờm. Dùng bài Ôn Đởm Thang gia giảm: Trần bì, Chế bán hạ, Chỉ thực đều 10 - 12g, Trúc nhự, Bạch linh, Tỳ bà diệp đều 10 - 15g, Đởm nam tinh 6 - 10g, Gừng tươi 3 lát.

Tiểu ít thêm Trạch tả 12g.

Tỳ Thận Dương Hư: Béo phì chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, hoặc mí mắt phù, bụng đầy, tiêu lỏng, lưỡi bệu, sắc nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Trì Nhược.

Điều trị: ôn Thận kiện Tỳ. Dùng bài: Chân Vũ Thang hợp với Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang gia giảm: Hoàng kỳ 12 - 20g, Chế Phụ tử (sắc trước) 6 - 12g, Đảng sâm 10 - 15g, Bạch linh, Bạch truật, Bạch thược, Bổ cốt chỉ đều 10 - 12g, Xa tiền thảo 15 - 20g.

Lưng đau gối mỏi nhiều thêm Xuyên Ngưu tất, Đỗ trọng 10 - 12g. Tiêu lỏng, bụng đầy: uống thêm viên Hương Sa Lục Quân 6 - 8g/ lần, ngày uống 2 lần.

Bệnh béo phì thường biểu hiện lâm sàng những hội chứng bệnh lý hư thực lẫn lộn, không hoàn toàn giống hẳn như 6 thể bệnh đã nêu trên đây, vì thế cần có sự linh hoạt trong biện chứng luận trị.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Điều Trị Béo Phì của Trung Quốc và Nhật Bản

+ Bạch Kim Hoàn (Bạch phàn, Uất kim): ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, liên tục trong 40 - 60 ngày. Đã trị cho 170 vừa cao lipit huyết vừa béo phì, cân nặng giảm bình quân 3,75kg.

+ Cường Thân Giảm Phì Hợp Tễ: Hoàng kỳ, Phục linh, Khiên ngưu, Úc lý nhân, Hoàng tinh, Sơn tra, Thảo quyết minh.

Trị 53 ca, có kết quả 73,3%.

+ Cường Thân Giảm Phì Xung Tễ: Hoàng kỳ, Phục linh, Trư linh, Trần bì Lai phục tử (sao), Tân lang, Đại hoàng, Ô mai, Đào nhân, Thảo quyết minh.

Đã trị 53 ca, có kết quả 79,6%.

+ Cửu Vị Bán Hạ Thang: Bán hạ, Quất bì, Cam thảo, Sài hồ, Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Can khương, Thăng ma. Dùng cho người béo phì từ tuổi trung niên trở lên, đa số do thuỷ thấp đình trệ.

+ Giảm Phì Khinh Thân Phương: Lậu lô, Quyết minh tử, Trạch tả, Hà diệp, Phòng kỷ, Sinh địa, Hồng sâm. Hắc đậu, Thuỷ ngưu giác, Hoàng kỳ, Ngô công.

Đã trị 51 ca, đạt tỉ lệ khỏi 94,11%.

+ Giảm Phì Thang: Hà thủ ô 30g, Đương quy 30g, Kê huyết đằng 30g, Phục linh 20g, Sắc uống.

TD: Giảm béo phì, làm hạ Triglyceride và Cholesterol trong máu.

+ Giảm Phì Thang 2: Tam thất 3g, Bổ cốt chỉ 12g, Phiên tả diệp 10g, Đại hoàng 10g. Sắc uống.

+ Giảm Phì Thang 3: Câu kỷ tử 10g, Hà thủ ô, Thảo quyết minh, Sơn tra đều 15g, Đan sâm 20g. sắc uống.

Đã trị 31 ca, sau khi uống liên tục 2 tháng, trọng lượng cơ thể giảm nhẹ, lượng mỡ máu giảm đi.

+ Giảm Phì Thang 4: Tân lang, Đại hoàng (chưng rượu) đều 7,5g, Hậu phác, Thanh bì, Vân linh, Chỉ xác, Sơn tra, Thương truật, Bán hạ đều 15g, Bạch giới tử 10g. sắc uống.

Có bệnh nhân lúc đầu cân nặng 86kg, sau khi dùng bài thuốc trên, giảm còn 71kg.

+ Hà Diệp Tán (Chứng Trị Yếu Quyết): Dùng lá Sen (Hà diệp), đốt thành tro, tán bột, hoà với nước uống. Tác dụng: tiêu sưng phù, giảm mỡ. Quan sát lâm sàng cho thấy lá Sen có tác dụng rõ trong bài thuốc giảm béo phì. Vì vậy sách ‘Chứng Trị Yếu Quyết’ viết: “Uống tro lá Sen khiến cơ thể gầy đi”.

+ Hà Diệp Thang : Hà diệp, Thương truật, Bạch truật, Hoàng bá, Ngưu tất, Ý dĩ nhân, Hoàng kỳ, Quế chi, Mộc qua, Phục linh, Trạch tả, Sơn tra, Xa tiền thảo. Đã dùng trị 21 ca, cân nặng giảm bình quân 0,75 - 13kg, có giảm mỡ máu.

+ Hà Thảo Tán: Hà thủ Ô đỏ, Hạ khô thảo, Đông qua bì, Trần bì, lượng bằng nhau tán bột, hoà uống. Liều trung bình mỗi ngày 6 - 10g trong 1 tháng. Theo dõi 231 ca, giảm trên 2 kg có 291 ca, không giảm 8 ca, tăng cân 4 ca, tỉ lệ kết quả 94,8%. Có một số bệnh nhân đau bụng trước khi đi tiêu, buồn nôn.

+ Hà Tra Trà: Hà diệp, Sơn tra, Trạch tả lượng bằng nhau làm dạng trà uống trong 3 tháng. Đã trị 41 ca, giảm cân trên 2kg: 27 ca, giảm cân dưới 2kg: 14 ca.

+ Hà Truật Thang: Hà diệp, Thương truật, Bạch truật, Hoàng bá, Ngưu tất, Ý dĩ nhân, Hoàng kỳ, Quế chi, Mộc qua, Phục linh, Trạch tả, Sơn tra, Xa tiền tử, Hổ trượng, Hạ khô thảo, Cam thảo.

TD: Kiện Tỳ, lợi thấp, bổ khí, thông dương, tiêu phì, giảm mỡ, hạ áp.

Đã trị 21 ca, giảm ít nhất là 0,75g, nhiều nhất là 13kg.

+ Hải Tảo Khinh Thân Thang: Hải tảo, Hạ khô thảo, Ý dĩ nhân, Bạch giới tử, Sơn tra, Trạch tả, Nhân trần, Sài hồ, Cam thảo.

Bài thuốc thích hợp với nữ thanh niên béo phì.

+ Khang Linh Hợp Tễ: Hoàng kỳ, Hà diệp, Sơn tra, Thủ ô đỏ, Đại hoàng (sinh), Bạch giới tử, Diên hồ sách sắc uống mỗi lần 100ml, ngày 2 lần. Trị 110 ca có kết quả 89,1%.

+ Khinh Thân Ẩm 2: Phiên tả diệp, Trạch tả, Sơn tra, Thảo quyết minh.

TD:Thanh Vị nhiệt, lợi thuỷ thấp, kiện Tỳ, tiêu mỡ, lợi thấp trọc.

Đã trị 46 ca, có kết quả 71,7%. Sau khi dùng thuốc, đa số có cảm giác người nhẹ nhàng, khoan khoái, bớt to bụng, đại tiện dễ, không còn mỏi mệt. Trong đó 20 ca vòng bụng giảm đi ở các mức độ khác nhau, người giảm nhiều nhất là 16cm. Trong đó có16 người bệnh kèm phù chân thì 9 ca hết phù. Có 9 ca kèm huyết áp cao nhưng trong thời gian điều trị thì huyết áp ổn định.

+ Khinh Thân Nhất Hiệu Phương: Hoàng kỳ, Phòng kỷ, Bạch truật, Xuyên khung, Hà thủ ô (chế) đều 15g, Trạch tả, Sơn tra, Đan sâm, Nhân trần, Ngưu giác đều 30g, Tiên linh tỳ 10g, Đại hoàng 9g.

TD: Ích khí, kiện Tỳ, ôn Thận, trợ dương, hoạt huyết, hoá ứ, lợi thuỷ, tiêu phù. Dùng trong trường hợp béo phì do Tỳ khí hư, thấp nhiều.

Đã trị 50 ca, khỏi 48.

+ Ngũ Linh Tán hợp Cửu Vị Tân Lang Thang: Trư linh, Trạch tả, Bạch truật, Phục linh, Quế chi, Tân lang, Hậu phác, Quất bì, Tô diệp, Cam thảo, Can khương, Mộc hương, Đại hoàng. Thích hợp cho người mập phì mà cơ thể nặng nề, dễ mệt mỏi, dễ phù.

+ Ninh Chi Hoàn: Bạch truật, Trần bì, Bán hạ, Đan sâm, lượng bằng nhau, tán bột mịn, luyện thành viên 0,5g, mỗi lần uống 8 viên, ngày 2 - 3 lần. Đã trị 90 ca, có kết quả 72%, cân nặng bình quân giảm 1,7kg.

+ Ôn Đởm Thang gia Đởm tinh: Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Cam thảo, Trúc nhự, Chỉ thực, Đởm tinh. Đã dùng điều trị 90 ca, cân nặng bình quân từ 88kg, giảm xuống còn 76,5kg.

+ Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Phòng kỷ 40g, Hoàng kỳ 40g, Bạch truật 30g, Chích thảo 20g, Sinh khương, Đại táo. Sắc uống. Dùng cho bệnh nhân béo phì da nhạt, cơ bắp nhão, thuộc hư chứng, dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, có khi đau khớp, cơ bụng nhão, lưỡi ướt, mạch Phù Nhược.

Các y gia Nhật Bản cho rằng bài này phù hợp cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ giầu có, nhàn rỗi, da trắng, cảm thấy nặng nề, không muốn hoạt động, ăn ít nhưng thích uống nước, kinh nguyệt ít, dễ ra mồ hôi, mùa hè mồ hôi ra nhiều. Những người trên 50 tuổi, về chiều thường cảm thấy chân sưng phù, đi lại khó nhưng xét nghiệm nước tiểu không có gì khác thường. Những người này thích gầy hơn một ít. Đối với những bệnh nhân loại này, dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang có thể làm cho cơ bắp chắc hơn, cơ thể nhẹ nhàng hơn khớp gối hết đau, chân hết phù. Nhưng nếu cho dùng bài Đại Sài Hồ Thang hoặc Phòng Phong Thông Thánh Tán thì lại cảm thấy mệt hơn.

Tại Nhật Bản, nhiều thầy thuốc dùng bài Phòng Kỷ Phục Linh Thang (Kim Quỹ Yếu Lược) [Hoàng kỳ 40g, Phòng kỷ 40g, Quế chi 20g, Chích thảo 20g] để trị béo phì loại hư chứng. Tuy nhiên bài Phòng Kỷ Phục Linh Thang phù hợp với chứng béo phì do thận, có phù rõ, không hợp với béo phì đơn thuần.

Tại Nhật Bản báo cáo cho thấy, dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang trị 68 phụ nữ béo phì, sau 8-12 tuần, thể trọng của khoảng 1/3 số phụ nữ nói trên giảm nhẹ.

+ Phòng Kỳ Truật Khung Ô Thang: Phòng phong, Hoàng kỳ, Bạch truật, Xuyên khung, chế Thủ ô, Trạch tả, Sơn tra, Đơn sâm, Nhân trần, Tê giác (hoặc sừng trâu), Tiên linh tỳ, Sinh đại hoàng. Đã trị 50 ca chứng béo phì trong 4 - 23 tuần có kết quả 48 ca, giảm cân bình quân 8,72 kg, lượng Triglycerid và Cholesterol máu đều giảm rõ. Một báo cáo khác dùng trị 178 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên (tương đương 15g thuốc sống, có kết quả 72,5%).

+ Phòng Phong Thông Thánh Tán (Tuyên Minh Luận): Phòng phong, Kinh giới, Bạc hà, Ma hoàng, Liên kiều, Cát cánh, Xuyên khung, Đương quy, Bạch truật, Sơn chi (hắc), Đại hoàng (tẩm rượu), Mang tiêu, Thạch cao, Hoàng cầm, Hoạt thạch, Bạch thược, Cam thảo. Tán thành bột. Ngày uống 5-8g.

Bài này phù hợp cho trường hợp béo phì mỡ ở bụng dưới nhiều quá, táo bón và có khuynh hướng bị huyết áp cao.

Kết quả: Cho bệnh nhân uống liên tục 6 tháng, đến tháng thứ hai vòng ngực từ 120cm giảm còn 97cm, vòng bụng từ 130cm giảm còn 103cm. Trọng lượng cơ thể từ 72,5kg giảm còn 71. Đến tháng thứ sáu, vòng ngực còn 93,5cm, vòng bụng còn 94cm, trọng lượng cơ thể còn 69kg.

+ Nữ trinh tử 30g, Sơn tra 15g. Sắc uống liên tục 1 tháng. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Hổ trượng 1/2kg, sấy khô, tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 5g, uống với nước, ngày 3 lần. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Nhân trần 30g, Sơn tra 20g, Mạch nha sống 15g. Sắc uống. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Sơn tra 20g, Hà diệp 6g, Trần bì 5g, Lô căn 20g. Sắc uống. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Bồ hoàng 30g, Sơn tra 20g. Sắc uống. Trị béo phì (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

Những Bài Thuốc Giảm Mỡ Có Lá Chè (Trần Thuỵ Anh, Thiên Tân, Trung Quốc).

+ Sơn tra, Trạch tả, La bặc tử, Mạch nha, Thần khúc, Hạ khô thảo, Trần bì, Nhị sửu (sao), Thảo quyết minh, Phục linh, Xích tiểu đậu, Hoắc hương, Lá chè đều 7g, sắc uống.

+ Hà Thủ ô (sống), Hạ khô thảo, Sơn tra, Trạch tả, Thạch quyết minh, La bạc tử, Lá chè (trà) đều 10g, sắc uống.

+ Thương truật, Bạch truật, Trạch tả, Phục linh, Xa tiền tử, Trư linh, Phòng kỷ, Lá chè đều 10g, sắc uống.

+ Đại hoàng, Chỉ thực, Bạch truật, Cam thảo đều 20g, Lá chè 50g, sắc uống.

+ Pháp Bán hạ, Bạch linh, Trần bì, Xuyên khung, Chỉ xác, Đại phúc bì, Đông qua bì, Chế Hương phụ, Sao Trạch tả, Xa tiền thảo, sao Thương truật, sao Bạch truật, Nhân trần, Lá chè đều 5g sắc uống. Đã dùng trị 95 ca, giảm cân 0,5 - lkg. 16 ca, 1,5 - 2,5kg : 20 ca, 3 - 3,5kg: 11 ca, 4 - 4,5kg: 7 ca, 5 - 8,5kg: 14 ca, trên 9kg: 2 ca, không giảm: 25 ca, tỉ lệ giảm: 73,69%.

Những Vị Thuốc Dân Gian Đơn Giản Giảm Béo Phì

+ Cải củ sống, ăn thường xuyên.

+ Bột Hải đới 2g, Ô mai muối 1 quả. Cho nước sôi hãm uống.

+ Lá sen sắc uống hoặc sắc đặc lấy nước nấu cháo ăn.

+ Bí đao (bí xanh). Thường xuyên làm thức ăn (nấu canh hoặc kho, xào).

+ Củ mài (Khoai mài, Sơn dược, Hoài sơn) nấu cháo (giã nát) ăn thường

+ Râu ngô (Bắp) lượng vừa đủ, hãm nước sôi uống thay nước trà.

+ Lá chè: nấu sôi làm nước trà đậm uống hàng ngày.

+ Đơn bì, lá cây Hoè đều 15g, sắc uống.

+ Quả thị xanh, 1 quả, cành Dâu (Tang chi) 30g, sắc nước uống, ngày 1 - 2 lần.

+ Đậu xanh, Hải đới đều 100g, nấu ăn liên tục có hiệu quả.

+ Bạch tật lê, Đậu xanh đều 30g, sắc uống ngày 2 - 3 lần.

+ Hải đới l0g, Thảo quyết minh 15g. Sắc lọc nước bỏ thuốc uống nước, ăn Hải đới.

+ Cúc hoa, Tang diệp đều 30g, Đào nhân 15g, sắc uống ngày 1 - 2 lần.

+ Xa tiền thảo, Hạ khô thảo đều 30g, Lá Liễu 10g, sắc uống.

+ Hoa Mồng gà (Kê quan hoa) 30g, Chi tử 15g, Ý dĩ nhân 30g, sắc uống.

+ Hoè hoa 15g, Hoàng bá 12g, Ô mai 6g, sắc uống.

+ Tỏi 2 củ, Trà diệp 6g, Hoàng qua bì 20g. Sắc nước uống ngày 1 - 2 lần.

+ Tri mẫu 12g, Bông sen 15g, Đông qua bì 80g. Sắc uống.

+ Hà thủ ô đỏ, Đương qui, Kê huyết đằng đều 30g, Bạch linh 20g. Sắc uống.

+ Quả hoè (Hoè giác) 18g, Hà thủ ô đỏ 30g, Đông qua bì 18g, Sơn tra nhục 15g. Sắc bỏ bã, thêm Ô long trà 3g, uống.

+ Pháp Bán hạ, Bạch linh, Thương truật (sao), Ý dĩ nhân (sao), Đại phúc bì đều 9 - 12g, Trần bì 5 - 9g. Tán bột, làm thành viên to bằng hạt đậu đen. Mỗi lần uống 50 viên, ngày 3 lần (Dùng cho thể đờm thấp tốt).

+ Sơn tra tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần. Hoặc dùng 18g thuốc bột Sơn tra, sắc uống như nước trà trong ngày (Ẩm Thực Liệu Pháp).

+ Sơn tra, Mạch nha đều 30g, Thạch quyết minh 15g, thêm nước vào nấu khoảng 30 phút, thêm Trà xanh, Lá sen đều 3g, nấu một lúc nữa rồi lấy nước uống thay nước trà (Ẩm Thực Liệu Pháp).

Kinh Nghiệm Điều Trị Béo Phì của Nhật Bản

+ Đại Sài Hồ Thang: thích hợp với người có thể trạng béo phì. Dùng một thời gian lâu nó điều chỉnh chức năng chuyển hoá, tống khứ ra khỏi cơ thể những chất cặn bã và trừ mỡ. Bài thuốc cũng cải thiện chức năng toàn cơ thể, trừ những chất không tinh khiết ra khỏi máu và làm cho người bệnh gầy đi.

+ Phòng Phong Thông Thánh Tán: điều trị những bệnh nhân quá mập.

+ Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang: làm giảm nhẹ béo phì, nhiều mồ hôi, suy kiệt, phù.

. Ăn nhiều các loại rau Cần, rau Cải, Cà rốt, Cà chua, Xà lách.

. Ăn các loại cháo lá Sen, cháo Đậu xanh, cháo Hoàng kỳ, Đậu đỏ có tác dụng giảm mỡ.

. Không ăn mỡ động vật.

. Nên vận động thể dục, tự xoa bóp toàn thân mỗi ngày, tập khí công thái cực quyền đều là những biện pháp làm giảm cân tốt.

Chú ý phát hiện biến chứng điều trị kịp thời.

Bệnh Án Béo Phì

(Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’)

Một bà nội trợ 57 tuổi, cân nặng 70kg (quá trọng lượng bình thường 10kg). Bệnh nhân thường bị đau cứng vai, hơi thở ngắn, mỏi chân và táo bón. Các dấu hiệu chủ quan là sắc mặt tốt, mạch Huyền, rêu lưỡi trắng, ngực đau, huyết áp 170/90. Bệnh nhân được dùng Đại Sài Hồ Thang cùng với Hậu phác, Phục linh, Câu đằng. Vì có táo bón nặng cho thêm 2g Đại hoàng. Bệnh nhân dùng bài thuốc này trong 1 năm, sau đó cân lại còn 62 kg, kết quả giảm được 8kg, chứng cứng vai, thở ngắn biến mất, huyết áp xuống còn 150/80mm Hg.

BẾ KINH

Người con gái đến tuổi dậy thì hoặc quá tuổi thanh xuân mà chưa hành kinh hoặc đang hành kinh mà bỗng nhiên không hành kinh trên 3 tháng, gọi là Bế Kinh hoặcVô Kinh.

Biện chứng luận trị

+ Huyết Hư: Kinh nguyệt lúc đầu sắc nhạt rồi dần dần tắt hẳn, cơ thể gầy ốm, sắc da vàng, chóng mặt,đầu đau, hồi hộp,lưng đau,ăn uống ít,táo bón, lưỡi nhạt, mạch Hư Tế, Tế Sác.

Điều trị: Bổ huyết, Dưỡng huyết. Dùng bài

. Điều Kinh Dưỡng Vinh Thang (Nội Kinh Thập Di): Bạch thược 3,2g, Bạch truật 3,2g Đan sâm 3,2g, Đơn bì 2g, Đương quy 6g, Hồng lam hoa 1,2g, Hương phụ 4g, Huyền hồ 2,4g, Sa nhân 8g, Sinh địa 2g, Thục địa 4g, Trần bì 2,8g, Xuyên khung 2,8g.

. Thánh Dũ Thang ( Đông Viên Thập Thư): Bạch thược 30g, Đương quy 20g, Hoàng kỳ 20g, Nhân sâm 30g, Thục địa 30g, Xuyên khung 30g.

. Trạch Lan Thang (Phụ Nhân Lương Phương): Cam thảo 12g, Đương quy 6g, Thược dược 6g, Trạch lan 8g.

+ Huyết Ứ: Kinh nguyệt lúc đầu không thông rồi tắt dần, sắc mặt xanh tím, bụng dưới cứng đau, ấn vào đau hơn, ngực bụng đầy trướng, thở mạnh như hen suyễn, táo bón, lưỡi đỏ tối hoặc có vết bầm. Mạch Trầm, Kết, Sáp.

Điều trị: Hành huyết, Phá ứ. Dùng bài:

. Đại Hoàng Giá Trùng Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược): Cam thảo 120g, Can tất 40g, Giá trùng 40g, Đại hoàng 48g, Đào nhân 160g, Địa hoàng 400g, Mang trùng 48g, Tế (tao) trùng 48g, Thủy điệt 48g, Thược dược 160g.

. Thông Ứ Tiễn ( Cảnh Nhạc Toàn Thư): Hồng hoa 4g, Hương phụ 8g, Mộc hương 4g, Ô dược 4g, Quy vĩ 10g, Sơn tra 8g.

+ Hư Lao: Kinh bế, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mệt mỏi, gầy ốm, gò má ửng đỏ, bứt rứt, sốt về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng, da khô, ho ra máu, miệng khô, hồi hộp, không ngủ, môi đỏ khô, rêu lưỡi hơi vàng. Mạch Hư, Tế, Sác.

Điều trị: Bổ dưỡng Khí Huyết. Dùng bài Kiếp Lao Tán (Cục Phương): A giao 80g, Bạch thược 200g, Bán hạ 80g, Cam thảo 80g, Đương quy 80g, Hoàng kỳ 80g, Ngũ vị 80g, Phục linh 80g, Sa sâm 80g, Thục địa 80g.

+ Khí Uất: Kinh nguyệt không đều rồi tắt hẳn, sắc da xanh vàng, tinh thần uất ức, nóng nẩy, hay tức,chóng mặt, tai ù, ngực bụng đầy trướng, ăn ít, ợ chua, ợ hơi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền.

Điều trị: Lý khí, Giải uất. Dùng bài:

. Khai Uất Nhị Trần Thang (Vạn Thị Phụ Nhân Khoa): Bạch linh 4g, Bán hạ 2,8g, Binh lang 2,8g, Cam thảo 4g, Hương phụ 4g, Mộc hương 2g, Nga truật 2g, Thanh bì 2,8g, Thương truật 4g, Trần bì 4g, Xuyên khung 4g.

. Điều Khí Thư Uất Thang (Hiệu Phỏng Tân Phương): Bán hạ 2g, Chi tử 8g, Chích thảo 2g, Địa cốt bì 8g, Khương hoạt 4g, Nhân sâm 8g, Ô dược 2g, Phục linh 4g, Sài hồ 8g, Thương truật 6g, Trần bì 4g.

+ Đờm Ứ: Kinh nhạt mầu nhiều rồi bế, thân hình béo mập, ngực bụng đầy trướng, đờm nhiều, miệng nhạt, không muốn ăn uống, muốn nôn, nôn mửa, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền, Hoạt.

Điều trị: Hóa đờm, Thông trệ. Dùng bài:

. Hậu Phác Nhị Trần Thang (Đan Khê Tâm Pháp): Bán hạ 4g, Chích thảo 2,4g, Hậu phác 4g, Phục linh 4g, Trần bì 6g.

. Thương Phụ Đạo Đàm Thang (Nghiệm Phương): Bán hạ 40g, Chỉ xác 40g, Cam thảo 40g, Hương phụ 40g, Nam tinh 40g, Thương truật 60g, Trần bì 60g, Vân linh 60g.

+ Phong Hàn: Kinh bế, sắc mặt xanh, bụng dưới lạnh đau, tay chân lạnh, ngực tức, muốn ói, ói, phân lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Khẩn hoặc Trầm Trì.

Điều trị: Ôn kinh, Tán hàn. Dùng bài Ôn Kinh Thang (Phụ Nhân Lương Phương): Bạch thược 2g, Cam thảo 4g, Đơn bì 2g, Đương quy 2g, Nga truật 2g, Ngưu tất 4g, Nhân sâm 4g, Quế tâm 20g, Xuyên khung 2g.

+ Tỳ Hư: Lượng kinh nhạt, đến sau kỳ rồi bế, sắc da xanh vàng, phù, tinh thần mệt mỏi, tay chân không có sức, chóng mặt, hồi hộp, hơi thở ngắn, hồi hộp, bụng đầy, tiêu lỏng, miệng nhạt, không muốn ăn uống, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Hoãn.

Điều trị: Ích khí, Kiện Tỳ. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang Gia Giảm (Diệp Thiên Sĩ Nữ Khoa): Bạch thược 4g, Bạch truật 4g, Chích thảo 2g, Hoàng kỳ 4g, Mạch nha 2g, Nhân sâm 12g, Quy thân 4g, Thần khúc 2g, Trần bì 4g, Xuyên khung 4g.

+ Vị Nhiệt: Kinh đến trước kỳ rồi dần dần bế. Mặt vàng, 2 gò má đỏ, bứt rứt, đêm về thì phát sốt, miệng đắng, họng khô, gầy ốm, táo bón, tiểu ít, rêu lưỡi khô, vàng, nứt nẻ, mạch Tế, Sác, Huyền.

Điều trị: Tiết nhiệt, Dưỡng huyết. Dùng bài

. Địa Hoàng Tiễn ( Toàn Sinh Chỉ Mê): Đại hoàng (tán bột) 40g, Nước cốt Sinh địa 320g.

. Ngọc Chúc Tán ( Y Tông Kim Giám): Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Địa hoàng 4g, Đương quy 8g, Mang tiêu 4g, Thục địa 8g, Xuyên khung 8g.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Lục Tử Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Phụ tử, Quế chi, Lưu hành tử, Sung uý tử đều 9g. Sắc uống.

TD: Bổ Thận trung âm dương, hoạt huyết, thống kinh để kích thích dương khí của tạng phủ. Trị kinh nguyệt bế do Thận hư.

Đã trị 57 ca, khỏi 49 ca, 5 ca không khỏi. Đạt tỉ lệ 91,23%.

Sơ Can Thông Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Hoàng kỳ (sao rượu), Tây dương sâm đều 10g, Bạch truật 5g, Vân phục linh, Toàn đương quy đều 10g, Bạch thược (sao rượu), Xuyên tục đoạn đều 7g, Hương phụ (chế) 5g, Hồng Sài hồ, Quảng mộc hương, Chích thảo đều 3g, Du quế 2g. Sắc uống.

TD: Sơ Can, đạt uất, vận Tỳ, thông kinh. Trị tức giận làm tổn thương Can, Can khí uất kết làm cho Tỳ mất chức năng kiện vận, không sinh được tinh đưa vào mạch Xung và Nhâm khiến cho kinh nguyệt bế tắc không thông.

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy phải uống đến 20-30 thang mới có hiệu quả tốt.

Bổ Tỳ Điều Kinh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Sơn dược (sống), Bạch truật (sao), Kê nội kim (sống) 15g, Đương quy, Bạch thược đều 12g. Sắc uống.

TD: Bổ Tỳ, dưỡng huyết, điều lý mạch Xung Nhâm. Trị kinh nguyệt bế do Tỳ hư, tinh huyết bất túc, mạch Xung, Nhâm không vững.

Thường uống 6-12 thang là khỏi.

Hồng Hoa Thạch Lựu Bì Thang (Thiên Gia Diệu Phương, Q Hạ): Hồng hoa 15-20g, Thạch lựu bì 30g. Sắc uống cho đến khi thấy kinh. Cách 24 ngày lại uống 1-2 thang (tức lần sau uống trước khi hành kinh 3 ngày).

TD: Hoạt huyết, hoá ứ. Trị kinh bế do huyết ứ.

Thông Kinh Chỉ Nhũ Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Sinh địa 18g, Thạch xương bồ 15g, Viễn chí, Thỏ ty tử đều 12g, Ngưu tất, Đương quy đều 9g, Tử thạch anh, Sinh mạch nha đều 30g, Đan sâm 18g. Thêm 30ml rượu, Sắc uống.

TD: Bổ Thận, sơ Can, tiềm dương, thông kinh. Trị bế kinh, lưng đau, gối mỏi, tâm phiền, hoảng hốt, vú sưng đau.

Hoạt Huyết Thông Kinh Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Toàn Đương quy 10g, Xuyên khung 7g, Xích thược, Trạch lan diệp, Quế chi, Mộc thông đều 9g, Bạch phục linh 13g, Ngưu tất 12g, Kê nội kim 10g. Sắc uống.

TD: Hoạt huyết, thông kinh. Trị kinh bế, bụng dưới trướng đau.

Thường uống 2-4 thang là kinh sẽ thông.

Ích Nhâm Giáng Xung Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Quy bản 15g, Hà thủ ô (chế), Kê huyết đằng, Tang ký sinh, Thái tử sâm đều 30g, Câu kỷ tử, Uất kim, Đan sâm, Mạch môn đều 15g, Tục đoạn, Ngưu tất đều 18g, Ích mẫu thảo 20g. Cho nước và 1 trái trứng vào, đun sôi, khi trứng chín, vớt trứng ra, cho thuốc vào sắc uống.

TD: Bổ âm, ích Nhâm, giáng Xung, điều kinh. Trị kinh nguyệt đến sau kỳ hoặc kinh bế do âm huyết hư, lưỡi hồng nhạt, ít rêu, mạch Tế Nhược.

 


Tổng lượt xem: 304915
Lượt xem trong tháng: 4029
Lượt xem trong ngày: 132
Đang xem: 2

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: