PHẦN 5

SẢN HẬU KINH CHỨNG

Sau khi sinh bị cấm khẩu không nói được, gáy và lưng cứng, cơ thể cong ưỡn lên, tay chân co rút, gọi là ‘Sản Hậu Phát Kinh’, ‘Sản Hậu Kinh Phong’.

Tương đương chứng Sản Giật Sau Khi Sinh của YHHĐ.

Nguyên Nhân

Chủ yếu do sau khi sinh mất nhiều huyết, huyết hư không dưỡng được Can khiến cho Can phongnôij động hoặc bên trong đang bị huyết hư kèm bên ngoài phong tà xâm nhập vào gây nên bệnh.

Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Cách chứng kính đều do phong gây nên”.

Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Mới sinh xong thì huyết bị hư, mồ hôi ra, dễ bị trúng phong, gây nên chứng sản giật”.

Sách ‘Sản Dục Bảo Phủ’ giải thích: Sau khi sinh, huyết bị hư, tấu lý không khít, cho nên mồ hôi thường ra, gặp phải phong tà quấy động, biến thành chứng kính.

Sách ‘Sản Khoa Tâm Pháp’ nhận định rằng: Huyết bị mất nhiều, khí bị hư quá, âm hư sinh nội nhiệt, nhiệt cao quá sinh ra phong, cho nên chứng phong hiện ra ngoài nhưng thật ra là do âm huyết không đủ dưỡng Can, sinh ra co giật.

Như vậy, chứng Sản giật do Huyết hư sinh ranôij phong. Hoặc do ngoại phong xâm nhập vào gây nên.

Nguyên Tắc Điều Trị

Khi điều trị, nên chú ý đến nguyên nhân sản hậu mất máu quá nhiều. Dù thấy chứng trạng phong nhưng cũng nên theo hướng điều trị ‘Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt’. Nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ để đại bổ khí huyết, hoặc dùng bài Hoa Đà Dũ Phong Tán, Đương Quy Tán… Cũng có khi do phong bên ngoài sinh ra chứng đờm thấp, đờm nhiệt, có thể dùng Thiên Ma Tán, Lục Thần Thang, Tăng Tổn Sài Hồ Thang… Nếu thấy đầu lắc lư, thở khò khè, mồ hôi ra nhiều, hai tay quờ quạng, đó là chân khí đã tuyệt, chỉ còn tà khí, đó là triệu chứng xấu.

Triệu Chứng Lâm Sàng

+ Huyết Hư: Gáy cứng, lưng cong lên, hàm cứng chặt, miệng mắt mấp máy, tay chân co giật, hai bàn tay nắm chặt, da khô, mạch Huyền Tế mà Khẩn.

Điều trị: Dưỡng huyết, ích khí, hòa doanh, thoái nhiệt. Dùng bài

. Tam Giáp Phục Mạch Thang hoặc Tư Vinh Hoạt Lạc Thang (Giản Minh trung Y Phục Khoa Học).

. Bát Trân Thang thêm Hoàng Kỳ, Địa cốt bì (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học)

Nếu huyết hư, âm suy, biểu hiện sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón. Lưỡi hơi đỏ, mạch Tế Sác.

Điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Nhất Âm Tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Bạch thược, Mạch môn, Thục địa, Tri mẫu, Địa cốt bì, Cam thảo, thêm Bạch vi.

(Thục địa, Bạch thược, Mạch môn tư âm, dưỡng huyết; Sinh địa, Địa cốt bì, Tri mẫu, Bạch vi tư âm, thanh nhiệt, lương huyết; Cam thảo hòa trung).

Nếu thiên về khí hư biểu hiện gáy và lưng cứng, cơ thể cứng, tay chân lạnh, thở khò khè, mồ hôi tự ra, miệng hé mở, mắt hơi mở, tay chân duỗi thẳng, mạch Phù Đại không lực, nhất là ở bộ Xích. Đó là khí hư muốn thoát. Cho uống ngay bài Sâm Phụ Thang tăng gấp đôi Nhân sâm.

Nếu khí huyết đều hư: cơ thể bỗng nhiên cứng, lạnh, ngã, ưỡn cong người lên, hàm răng cắn chặt, tay chân run giật, sắc mặt xanh nhạt, úa vàng, tay chân lạnh, thở khò khè, ra mồ hôi, tiểu không tự chủ, lưỡi nhạt, không rêu, mạch Hư, Tế, nên dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang.

+ Huyết Ứ: Sau khi sinh, phát nóng lạnh, sản dịch không ra hoặc ra ít, mầu đỏ tươi có cục, bụng dưới đau, không thích ấn vào, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, mahj Huyền Sáp không lực.

Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, hòa doanh, trừ nhiệt. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang.

+ Ngoại Cảm: Sau khi sinh phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn.

Điều trị: Dưỡng huyết, khứ phong, tán hàn, giải biểu.

. Sách ‘Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học’ dùng bài Kinh Phòng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng, thêm Tô diệp

(Tứ Vật Thang [Khung, Quy, Thục, Thược] dưỡng huyết, phù chính; Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp tán hàn, giải biểu).

. Sách Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học dùng bài Hoa Đà Dũ Phong Tán hoặc Đương Quy Tán. Nếu quá nặng thì dùng bài trên thêm Chỉ Kính Tán

+ Cảm Nhiễm Tà Độc: Sau khi sinh phát sốt, ớn lạnh hoặc sốt cao, lạnh run, bụng dưới đau, không thích ấn vào, sản dịch lúc đầu ra nhiều sau đó bị gián đoạn rồi ít, mầu đỏ tối hoặc giống như mủ, mùi hôi, tâm phiền không yên, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khô, mạch Sác có lực.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hóa ứ. Dùng bài Giải Độc Lương Huyết Thang (Y Lâm Cải Thác): Liên kiều, Cát căn, Sài hồ, Chỉ xác, Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Đào nhân, Cam thảo. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm.

(Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát căn, Sài hồ, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Sinh địa, Xích thược lương huyết, giải độc; Hợp với Đương quy để hòa huyết; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hành ứ; Chỉ xác lý khí, hành trệ).

Nếu sốt cao không giảm, ra nhiều mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch Hư Đại mà Sác đó là chứng nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch.

Điều trị: Dùng bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận): Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo, Nhân sâm.

Nếu sốt cao không hạ, phiền khát muốn uống, táo bón, sản dịch ra không hết, mùi hôi như mủ, bụng dưới đau, không thích ấn vào, bụng trướng đau, tinh thần mỏi mệt, nói xàm, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hoạt Sác. Đó là nhiệt kết ở phần lý.

Dùng bài Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang. Nếu lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải thiếu dương.

Nếu sốt cao, ra mồ hôi, tấm phiền không yên, nổi ban, lưỡi đỏ tươi, ít rêu hoặc rêu lưỡi màu xanh, mạch Huyền Tế Sác. Đó là nhập vào phần doanh.

Điều trị: Thanh doanh, giải độc, tán ứ, tả nhiệt. Dùng bài Thanh Doanh Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp tâm, Đan sâm, Hoàng liên, Thủy ngưu giác.

Y Án Trị Sản Hậu Co Giật

(Trích trong Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương).

“Một sản phụ hàm răng ngậm chặt, lưng nẩy ngược lên, tay chân run giật, hai mắt nhắm nghiền, tôi cho là mất huyết nhiều, làm nguyên khí thiếu hụt, âm hỏa xông mạnh lên, dùng Thập Toàn Đại Bổ Thang thêm Bào khương. Uống 1 thang thì sống lại, vài thang thì khỏi hẳn”

Y Án Trị Có Thai Bị Co Giật

(Trích trong Thẩm Thị Nữ Khoa Trấp Yếu).

“ Người con dâu thứ tư của Kim Ngu Điện sau khi đẻ bị phù thũng, uống ‘Quế Phụ Bát Vị Hoàn’ thì hết phù thũng, bỗng sinh biến chứng miệng mắt đều méo, tay chân bên phải không đưa lên được, lưỡi ngọng. Dựa theo đó trị về chứùng huyết hư thì lại biến ra chứng cúi xuống mà không ngửa mình lên được. Vài ngày sau thì mửa huyết đen đầy chậu, mửa rồi thì cúi mình, ngửa mình được tự nhiên. Sau 1 tuần thì lại không ngửa mình được, khi mửa ra huyết đen thì lại yên. Cho uống thuốc "Tiêu Ứ" bỗng nhiên miệng mắt há hốc như tình trạng bị thoát, sắc 12g Nhân sâm đổ vào thì tỉnh lại, rồi lại lạnh ngắt, đổ Nhân sâm vào vẫn không tỉnh. Tôi chẩn mạch tay phải, vì sưng to nên không có mạch, tay trái phù thũng cũng không mạch, ấn nặng như thể giao kim. Tôi bảo: Đây là thực chứng, không uống Sâm thì khỏi. Liền dùng Đởm tinh, Bán hạ, Thạch xương bồ, Quất bì, Thiên trùng, Địa long, Tử thảo, Trúc lịch, Thương truật cho uống 1 thang thì chuyển, uống 4 thang thì tay chân cử động được, 12 thang ra được nhà ngoài để chẩn mạch, các chứng cũng khỏi, chỉ có tiếng nói chưa rõ. Cũng dùng bài thuốc trên cho uống thì khỏi. Tôi cho rằng đây là vì sau khi thụ thai, ngũ dịch tụ thành đờm ẩm, khi sinh, đờm dãi cùng ác huyết đều ra mới khỏi được, nếu huyết xuống mà đờm ẩm không xuống, các chứng sẽ sinh ra, cho nên sản hậu mà trị không hiệu quả thì dùng bài Lục Thần Thang là bài thuốc chủ yếu.

SẢN HẬU PHÁT SỐT

Đàn bà sau khi sinh phát sốt gọi là ‘Sản Hậu Phát Nhiệt’.

Tương đương chứng Nhiễm khuẩn hậu sản của YHHĐ.

Nguyên Nhân

Dựa theo lâm sàng, có thể chia làm 6 loại:

. Sốt do Ngoại cảm.

. Sốt do Thương thực.

. Sốt do Ứ huyết.

. Sốt do Huyết hư.

. Sốt do Lao lực.

. Sốt do Viêm tuyến vú.

Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Nguyên nhân của sản hậu phát sốt không phải chỉ do ăn uống thái quá gây nên nôn mửa, muốn nôn là chứng phát sốt do thương thực. Nếu lao động quá sớm, cảm phong hàn đó là sốt do ngoại cảm. Nếu sản dịch không ra được, ứ huyết dừng lại đó là sốt do ứ huyết. Nếu huyết bị mất nhiều, âm huyết không đủ, đó là sốt do huyết hư. Có khi do sinh đẻ, sức khỏe bị tổn thương nên bị sốt, hoặc sau khi sinh sữa cương lên cũng gây nên sốt”.

Điều Trị

Nếu sốt do ngoại cảm, nếu dùng thuốc bồi dưỡng khí huyết thì nên thêm thuốc giải biểu để hỗ trợ. Sốt do thương thực, dùng bài Tứ Quân Tử Thang hợp với những vị thuốc có tác dụng tiêu đạo. Sốt do huyết hư, nên bổ huyết là chính, nếu dùng loại thuốc hàn lương sẽ có thể gây hại. Sốt do huyết ứ, cần hành huyết, khứ ứ. Sốt do lao nhọc nên đại bổ khí huyết thì nhiệt mới bớt. Sốt do cương sữa thì phải làm cho sữa thông đi thì sẽ hết nóng, lạnh. Nếu đang điều trị chứng sốt mà bụng đầy trướng, đau, táo bón, kèm các chứng thực nhiệt, dùng bài Hoàng Long Thang.

Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:

+ Cảm Nhiễm Tà Độc: Sau khi sinh, phát sốt, ớn lạnh, hoặc sốt cao, rét run, bụng dưới đau, không thích ấn, sản dịch lúc đầu ra nhiều sau ít dần, mầu đỏ tối hoặc như mủ, có mùi hôi, tâm phiền không yên, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch Sác có lực.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hóa ứ. Dùng bài Giải Độc Hoạt Huyết Thang (Y Lâm Cải Thác): Liên kiều, Cát căn, Sài hồ, Chỉ xác, Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Cam thảo. Thêm Ngân hoa, Hoàng cầm.

(Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Cát căn, Sài hồ, Cam thảo thanh nhiệt, giải độc; Sinh địa, Xích thược lương huyết, giải độc; Hợp với Đương quy để hòa huyết; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết, hành ứ; Chỉ xác lý khí, hành trệ).

Nếu sốt cao không bớt, ra nhiều mồ hôi, phiền khát muốn uống, mạch Hư Đại mà Sác, đó là chứng nhiệt thịnh, tân dịch bị tổ thương. Dùng phép thanh nhiệt trừ phiền, ích khí sinh tân. Dùng bài Bạch Hổ Nhân Sâm Thang (Thương Hàn Luận): Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Nhân sâm, Cam thảo.

Sốt cao không bớt, phiền khát muốn uống, táo bón, sản dịch không thông, mùi hôi như mủ, bụng dưới đau, không thích ấn, bụng đầy trướng, đau, tinh thần mệt mỏi, nói sảng, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng khô. Đó là nhiệt kết ở phần lý. Dùng bài Đại Hoàng Đơn Bì Thang.

Nếu lúc nóng lúc lạnh thêm Sài hồ, Hoàng cầm để hòa giải Thiếu dương.

Nếu sốt cao, ra mồ hôi, tâm phiền không yên, nổi ban, lưỡi đỏ rực, rêu lưỡi ít hoặc hóa thành mầu xanh, mạch Huyền, Tế, Sác, đó là nhiệt nhập vào phần doanh. Dùng phép thanh doanh, giải độc, tán ứ, tả nhiệt. Dùng bài Thanh Doanh Thang (Ôn Bệnh Điều Biện): Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp tâm, Đan sâm, Hoàng liên, Thủy ngưu giác.

Nếu sốt cao không bớt, tinh thần mê mệt, nói sàm, nên phối hợp dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (Ôn Bệnh Điều Biện), hoặc Tử Tuyết Đơn (Cục Phương).

+ Ngoại Cảm: Sinh xong phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau, mũi nghẹt, sổ mũi, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn.

Điều trị: Dưỡng huyết, khứ phong, tán hàn, giải biểu. Dùng bài Kinh Phòng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám): Kinh giới, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng. Thêm Tô diệp.

(Bài Tứ Vật [Khung, Quy, Thục, Thược] dưỡng huyết, phù chính; Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp khứ phong, tán hàn, giải biểu).

Nếu cảm phong nhiệt: Sốt, hơi sợ gió lạnh, đầu đau, cơ thể đau, họng sưng đau, khát, ho, đờm vàng, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Phù Sác.

Điều trị: Tân lương giải biểu. Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện): Kim ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Kinh giới huệ, Bạc hà, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Đạm đậu xị, Cam thảo, Lô căn.

Nếu cảm thử nhiệt: Sốt, ra nhiều mồ hôi, khát, tâm phiền, mỏi mệt không có sức, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Hư Sác.

Điều trị: Thanh thư, ích khí, dưỡng âm, sinh tân. Dùng bài Thanh Thử Ích Khí Thang (Ôn Nhiệt Kinh Vĩ): Tây dương sâm, Thạch hộc, Mạch môn, Hoàng liên, Trú diệp, Hà ngạnh, Tri mẫu, Cam thảo, Ngạnh mễ, Tây qua thúy y.

Nếu kèm huyết hư: Sinh xong sốt, sợ lạnh, sắc mặt xám xanh bạc, hơi vàng nhạt, co thể gầy ốm, đau đầu, chóng mặt, lưng đau, xương mỏi, sợ sệt, ít ngủ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch Phù Tế. Nên dùng bài Tứ Vật Thang thêm Kinh giới, Sài hồ.

Nếu kèm khí hư: Sinh xong phát sốt, sắc mặt đỏ, tinh lực kém sút, đầu đau, váng đầu, họng sưng đau, sợ lạnh, tay chân lạnh, xương và lưng đau mỏi, run sợ, thở suyễn hoặc nôn mửa, mạch Phù, Huyền không lực. Nên dùng bài Trúc Diệp Thang.

+ Huyết Hư: Sau khi sinh phát sốt, sắc mặt xanh tái, hơi vàng nhạt, váng đầu, hoa mắt, tai ù, sợ sệt, bứt rứt khó ngủ, lưng đau, chân mỏi, táo bón, lưỡi nhạt không rêu, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Dưỡng huyết ích khí, hòa doanh, thoái nhiệt. Dùng bài Nhân Sâm Thang thêm Hoàng kỳ, Địa cốt bì.

Nếu huyết hư, âm suy, sốt về chiều, hai gò má đỏ, khát, thích uống, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, mạch tế Sác.

Điều trị: Tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Dùng bài Nhất Quán Tiễn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa, Bạch thược, Mạch môn. Thục địa, Tri mẫu, Địa cốt bì, Cam thảo. Thêm Bạch vi.

(Thục địa, Bạch thược, Mạch môn tư âm, dưỡng huyết; Sinh địa, Địa cốt bì, Tri mẫu, Bạch vi tư âm, thanh nhiệt, lương huyết; Cam thảo hòa trung).

+ Huyết Ứ: Sau khi sinh phát sốt, ngực bụng cảm thấy đầy trướng, miệng khô, không muốn ương, sản dịch ngừng ra hoặc ra ít, huyết ứ, mầu tím sẫm, bụng dưới cứng, sưng đau, ấn không xuống, táo bón, lưỡi tím sẫm, mạch Huyền Sáp có lực.

Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, hòa doanh, trừ nhiệt. Dùng bài

. Huyết Phủ Trục Ứ Thang (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học).

. Sinh Mạch Tán (Giản Minh Trung y Phụ Khoa Học).

+ Lao Nhọc: Sau khi sinh, do lao nhọc nhiều nên phát sốt, sợ lạnh, sắc mặt tái xanh, hơi vàng, váng đầu, hồi hộp, tinh thần uể oải,hơi thở ngắn, lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhạt, mạch Vi, Tế.

Điều trị: Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang hoặc Tam Hợp Tán (Nữ Khoa Chuẩn Thằng): Xuyên khung, Đương quy, Thước dược, Thục địa, Bạch truật, Bạch Phục linh, Hoàng kỳ đều 4g, Sài hồ, Nhân sâm đều 6g, Hoàng cầm, Bồ hoàng, Cam thảo đều 2g. Sắc uống trước khi ăn.

Y Án Sản Hậu Phát Sốt Do Khí Huyết Hư

(Trích trong ‘Y Lược Lục Thư)

Một sản hậu vì tắm gội mà phát sốt, nôn mửa, khát uống nước lạnh, nói sảng nói bậy như điên. Vì có thể khí lực mạnh, vốn không chịu thuốc bổ, thầy thuốc cho uống thuốc loại thanh lương thì huyết táo càng tăng lên. Tôi chẩn 6 mạch thấy Phù Đại Hồng Sác liền cho rằng sản hậu khí huyết quá hư, cô dương đi ra ngoài, ở trong là thực hàn mà ngoài giả nhiệt, cần phải đại bổ khí huyết. Cho uống Bát Trân thang thêm Bào khương 4g, cho uống một thang thì sức sốt giảm bớt quá nửa. Bệnh nhân thường không chịu uống Sâm nhưng lại uống. Đến tháng sau thì sức nhiệt tăng lên như trước, tôi lại cho uống thang trước, thêm các vị Sâm, Kỳ, Bào khương 3, 4 thang nữa thì nhiệt hết, mình mát, mạch tĩnh và bệnh không tái phát nữa.

Bệnh Án Sốt Sau Khi Sinh Do Ngoại Cảm

(Trích trong ‘Vân Nam Trung Y Phụ Khoa Học’)

Phụ nữ họ Lý 24 tuổi ở vườn đào Mông Hoa, ngoại thành phía đông. Bệnh nhân vào giữa tháng 8 năm 1953, sau khi đẻ hai ngày, ngộ cảm phải phong hàn, phát sốt hôn mê. Sau hai ngày bệnh thì thấy sốt cao, mồ hôi ra nhiều, mê man, nói nhảm, có khi hôn trầm, có khi sờ soạng áo quần, khi tỉnh dậy sợ nóng, khát nước muốn uống, sản dịch ít mà có cục đen, mạch Phù hữu lực, đầu lưỡi khô, rêu trắng, ít nhuận, mắt dại, âm thanh ồ, vùng bụng nóng, bụng đùi đau khi đè vào, ăn không ngon, giữa lúc ăn muốn nôn ọe. Đây là huyết hư do sản hậu bị cảm phải phong hàn làm cho nhiệt nhập huyết thất, ứ huyết ngăn trệ, làm tà nhiệt đi lên khiến cho thần minh mê muộiø. Điều trị: dùng phép hòa giải, hành ứ. Dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang, Đào Nhân Thừa Khí Thang, hợp lại gia giảm, gồm Sài hồ (sao), Hoàng cầm (sao), Pháp Bán hạ, Táo, Đào nhân, Huyền hồ sách đều 9g, Hồng hoa 2,4g, Cam thảo 8g, Sinh khương 4g.

Sau khi uống, huyết đen ra nhiều lần, đại tiện nhiều, đến tối thì thần khí tỉnh táo dần, bớt đau bụng, giảm sốt, ăn uống được, có thể ngủ được 3, 4 giờ. Sáng đến chẩn mạch lại, mạch thấy Sác có hơi kèm Khổng, bệnh nhân hơi sốt và hơi ra mồ hôi, ác lộ chưa dứt. Dùng Tiểu Sài Hồ Thang gia giảm: Tô điều sâm, Hoàng kỳ đều20g, Sài hồ sao, Hương phụ, Đan sâm, Đương quy, Phòng phong, Hắc khương đều 12g, Hàng dược, Tiêu giới tuệ, Hoàng cầm sao, Cam thảo.

Sau khi uống có cảm giác dễ chịu, ăn ngủ tương đối tốt, mạch Hoãn, cơ thể mát, ác lộ đã sạch, mầu sản dịch ra hơi hồng nhạt, mồ hôi cũng cầm được, chỉ có tinh thần còn hơi sa sút. Tiếp dùng bổ khí, dưỡng huyết nhiều tễ nữa thì khỏi hẳn.

SẨY THAI

Có thai mới khoảng 2-3 tháng, thai chưa hoàn chỉnh mà đã bị đẩy ra gọi là Truỵ thai (Sẩy thai).

Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ định nghĩa rằng: “Thai 3 tháng, chưa thành hình tượng gọi là ‘ỏTruỵhai’.

Tương đương trong phạm vi Sẩy Thai của YHHĐ.

Nguyên Nhân

Truỵ thai chủ yếu do thai động không yên và có thai mà ra huyết gây nên. Thường do sinh hoạt tình dục quá mức, hoặc vì uất giận khiến cho thai bị động, hoặc vì khí huyết hư yếu không dinh dưỡng được thai, hoặc vì chấn thương té ngã làm tổn thương thai, hoặc vì khí hậu nóng quá làm tổn thương đến thai, đều có thể sẩy thai.

Sách ‘Y Tôn Kim Giám' cho rằng: Đàn bà có thai mà mạch Xung, Nhâm bị hư tổn thì thai không giữ vững được hoặc vì giận dữ làm tổn thương Can, hoặc sinh hoạt tình dục quá mức làm cho Thận bị tổn thương, hoặc vì thai khí không vững chắc sẽ dễ sinh ra bất an.

Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ cũng cho rằng: Hoặc sau khi có thai mà sinh ra chứng khác, ảnh hưởng đến thai khí, nên thai không yên, hoặc vấp ngã, va chạm, ngã từ cao xuống, làm tổn thương đến thai, gây nên truỵ thai.

Nếu sau khi truỵ thai mà về sau khi thụ thai cũng vẫn như thế thành ra thói quen thì gọi là Hoạt Thai, Ước Quán Tính Lưu Sản..

Nguyên Tắc Điều Trị

Phương pháp chữa trị là trước khi chưa truỵ thai, phải theo nguyên tắc chữa trị về ‘Thai Động Không Yên’ và ‘Lậu Thai Ra Huyết’.

Chữa trị bệnh chứng sau khi sẩy thai, phần nhiều thấy có hai chứng: Một là huyết ra không dứt, hai là huyết ngưng lại không ra.

Ra huyết quá nhiều không ngừng, phần nhiều là kinh mạch bị tổn thương, mà khí bị hư yếu, không thể nhiếp huyết được, cần đại bổ khí huyết để giữ thai lại cho khỏi ra. Huyết ngừng lại không thông gây nên đau, đó là thứ huyết xấu bế tắc lại không lưu thông lại kèm có ngoại tà, cần dùng phép đạo ứ, khứ trệ, ôn kinh, hoạt huyết.

Triệu Chứng

+ Khí Hư: Sau khi sẩy thai, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mỏi mệt, tiếng nói yếu như không có sức, mạch Vi, Nhược.

Điều trị: Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hoặc bài Quy Tỳ Thang gia vị.

+ Huyết Hư: Sau khi sẩy thai, sản dịch ra rất ít hoặc không ra, bụng dưới đau cứng, đè không xuống, đau dữ dội, lưỡi hơi xanh, mạch Trầm Thực mà Sắc.

Điều trị: Dùng bài Sinh Hoá Thang và Thất Tiếu Tán.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Cố Xung An Lân Thang (Tân Trung Y 1985, 10): Thỏ ty tử, Sa uyển tử, Tang ký sinh, Tục đoạn, Đỗ trọng, A giao (nấu cho chảy a), Hoàng cầm, Bạch truật. Sắc uống. Nếu thấy huyết không ra nữa, các triệu chứng cũng hết thì sau đó cứ nửa tháng uống 1 thang, cho đến khi có thai 6 tháng, mỗi tháng uống một thang.

TD: Cố Xung mạch, an thai nguyên. Trị quen dạ sinh non (hoạt thai).

Đã dùng bài này kinh nghiệm hơn 20 năm, đều đạt kết quả tốt trên lâm sàng.

+ Bổ Thận Điều Xung Thang (Tứ Xuyên Trung Y 1985, 5): Nhân sâm, Câu kỷ tử đều 15g, Thục địa, Lộc nhung, Ba kích, Sung uý tử đều 20g, Tục đoạn, Đỗ trọng đều 10g. Sắc uống. Sắc uống.

TD: Bổ Thận, cố Xung, an thai. Trị hoạt thai.

Đã trị 103 ca, thai trở lại bình thường là 102 ca, đạt tỉ lệ 99,03%. Có 1 ca đến tháng thứ tư thì bị sẩy thai, tỉ lệ 0,97%.

+ Phòng Hoạt Thang (Tứ Xuyên trung Y 1985, 10): Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Thục địa, Tang ký sinh, Tjor ty tử, Long cốt (nung), Mẫu lệ (nung) đều 15g, Trần bì 10g, Cam thảo (chích) 3g. Sắc uống. Sau này khi có thai lại, mỗi tháng uống 3 thang vào tháng đầu khi có thai.

TD: Ích khí, dưỡng huyết, bổ Thận, an thai, cố hộ Xung Nhâm. Dự phòng sinh non.

Đã dùng để phòng 17 ca sinh non, đều đạt kết quả tốt.

+ Thỏ Ty Phúc Bồn Thang (Trung Quốc Y Dược Học Báo 1989,4): Thỏ ty tử, Phúc bồn tử, Đỗ trọng, Tục đoạn, Tang ký sinh, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm đều 15g, Trần bì, A giao (nấu chảy cho vào uống) đều 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống. Đợi gần đến khi có dấu hiệu bị sẩy thì uống. Trị quen dạ sinh non.

Đã trị 55 ca, khỏi 50, có kết quả 3, không kết quả 2.. Đạt tỉ lệ 96,36%.

+ Cố Bản Thang 2: Hoàng kỳ (chích), Tây đảng sâm, Bạch truật (sao) đều 15g, Đương quy thân, Bạch thược, Thỏ ty tử đều 10g, Bối mẫu, Cam thảo (chích) đều 6g, Xuyên khung 4,5g, Can khương, Ngải diệp (sao) Khương hoạt, Kinh giới, Chỉ xác, Hậu phác đều 3g. Sắc uống. Khi bắt đầu có thai, mỗi tháng uống 5thang.

TD: Đại bổ khí huyết, ích Thận, hoạt huyết, khứ phong lý khí. Trị quen dạ sinh non.

Đã trị 48 ca, sinh được bình thường 46 ca, có thai hơn 4 tháng bị sẩy 2 ca. Đạt tỉ lệ 95,83%.

+ Cố Thận An Thai Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đương quy, Hoàng cầm, Bạch truật đều 10g, Cam thảo, Đỗ trọng, Thỏ ty tử đều 6g, Hoàng kỳ, Tục đoạn, Sa nhân đều 3g. Sắc uống. Khi chuyển bụng doạ sẩy thai thì uống ngay. Sau đó mỗi tháng uống 2 thang, liên tục 4 tháng.

TD: Cố Thận, an thai, hoà Vị. Trị doạ sinh non.

SINH KHÓ

Khó sinh là đàn bà sinh đẻ một cách khó khăn. Hễ có thai nhiều tháng, thai đã quay xuống dưới, bụng đau, thắt lưng đau từng cơn liên hồi, bụng dưới nặng trằn xuống, nước ối và máu đều ra, như muốn sinh mà thai lâu ra, không ra hoặc tay chân ra trước như dạng đẻ ngang, đẻ ngược, đều được xếp vào loại sinh đẻ khó. Sách xưa gọi là 'Nan sản".

Tương đương trong phạm vi y học gọi là 'Sinh khó, nan sản" của YHHĐ.

Nguyên Nhân:

Có thể do:

1- Cấu tạo sinh lý không bình thườngï của sản phụ: khung chậu nhỏ…

2. Thai không ở vị trí bình thường (ngang, ngược…), thai lớn.

3. Sản phụ khí huyết vận hành không thông thường.

Trong trường hợp 1 và 2 lúc có thai có thể dùng dược vật hoặc châm cứu dể điều chỉnh thai, đồng thời chú ý dến việc ăn uống, khi cần thiết cũng có thể phẫu thuật theo y học hiện đại. Vì vậy, trong phạm vi bài này, không dề cập đến hai loại trên, chỉ đề cập đến trường hợp đẻ khó do khí huyết vận hành không thông.

Sách ‘Phụ Nhân Lương Phương’ cho rằng: “Đàn bà chủ về khí, khí thuận huyết hòa, thai yên thì sinh đẻ thuận, mhưngx nhà giầu có thời nay quá thong thả, vì thế khí bị trệ không chuyển động”. Và: “Nước ối bào thai vỡ ra trước, thì thai khô không xuống được”.

Điều này cho thấy rằng vì khí trệ huyết hư mà đẻ khó.

Cũng có khi vì snh hoạt tình dục không cẩn thận, hoặc đến lúc sinh lại sộ sệt làm cho khí bị kết lại, bại huyết dồn lại khiến cho khó sinh.

Còn trường hợp xương chậu không mở ra, cổ nhân cho là có quan hệ với khí hư,.

Nguyên Tắc Điều Trị

Phép chữa trị đẻ khó, nên lấy thuận khí, hòa huyết làm chính.

Nếu khí hư, phải bổ khí. Huyết bế tắc phải trục ứ. Nên dưỡng sức, không dùng sức quá sớm, để lúc sinh đủ sức rặn đẩy thai nhi ra. Nếu nnước bào thai khô thì phải dùng phép tư nhuận.

Chữa trị bằng dược vật cũng nên chú ý đến cách dự phòng, lúc lâm bồn bào sản phụ đừng sợ hãi, giữ cho tinh thần được yên ổn.

Sách ' Sản Khoa Tâm Pháp’ viết: “Trong phòng sinh nên yên lòng, không được ồn ào, người ngoài không được chụm đầu lại nói to với nhau, để sản phụ không sinh lòng nghi ngờ”. Điều này nói lên yếu tố tinh thần có ảnh hưởng đến việc sinh sản.

Điều Trị

+ Chứng khí hư: Khó sinh, cơ thể suy yếu, phần khí bị hư, hơi thở ngắn, lo sợ, mạch Phù Đại mà Hoạt, ấn tay nặng thấy không có lực.

Dùng bài Thôi Sinh Như Ý Tán (Tế Âm Cương Mục): Nhân sâm, Nhũ hương đều 4g, Thần sa 8g. Tán nhuyễn. Đến lúc chuẩn bị sinh, dùng lòng trắng trứng gà trộn đều với thuốc bột trên, thêm nước cốt Gừng vào trộn đều, uống.

+ Chứng Huyết Hư: Sinh khó kèm có chứng huyết hư, cơ thể gầy yếu, sắc mặt vàng úa, mạch Trầm Tế mà Hoạt.

Dùng bài Hoạt Huyết Ẩm (Đạt Sinh Kinh Quyết): Quy thân (rửa rượu) 24g, Xuyên khung, Ích mẫu đều 12g, Đông quỳ tử 1 tô (20g), A giao 40g, Hoạt thạch (phi) 12g. Sắc uống.

+ Khí Huyết Đều Hư: Sinh khó mà khí huyết đều hư, mạch Hư Tế Trầm Hoạt.

Dùng bài Quy Kỳ Thang (Trúc Lâm Nữ Khoa): Đương quy 40g, Hoàng kỳ 20g, Xuyên khung 12g, Ích mẫu 8g, Chỉ xác 4g. Sắc uống.

Nếu mạch Hư, Trầm Tế, là dấu hiệu khí hư huyết thiếu.

Dùng bài Tề Tùng Đinh Nan Sản Phương (Trúc Lâm Nữ Khoa): Hoàng kỳ (nướng mật), Đương quy thân, Đảng sâm, Quy bản (sao với dấm), Xuyên khung, Bạch thược, (sao rượu), Câu kỷ tử. Sắc uống.

+ Chứng Khí Trệ: Sinh khó, sắc mặt xanh tái, tinh thần uất ức, buồn bã, tức ngực ợ hơi, bụng sưng đau hoặc đau quặn từng cơn, lưỡi vàng mỏng, nhờn, mạch Trầm Huyền mà Tán.

Dùng bài Thôi Sinh Ẩm (Tế Âm Cương Mục): Đương quy, Xuyên khung, Đại phúc bì, Chỉ xác, Bạch chỉ. Lượng bằng nhau, sắc uống.

Hoặc Thố Não Hoàn (Tế Âm Cương Mục): Thố não (lấy vào tháng 12, bỏ da, nghiền nát như dầu), Nhũ hương, Mẫu đinh hương đều 8g, Xạ hương (nghiền riêng) 4g. Tất cả nghiền chung cho nhuyễn, dùng não của con thỏ hòa với thuốc bột làm thành viên, to bằng đầu con gà, phơi trong râm cho khô. Cho vào bao nhựa gói kín lại, mỗi lần uống 1 viên với nước nóng.

+ Huyết Trệ: Khó sinh mà sắc mặt xanh tía, da khô, bụng đau, lưng đau từng cơn, lưỡi tím hồng, mạch Trầm Thực mà Tán.

Dùng bài Thoát Hoa Tiễn (Trúc Lâm Nữ Khoa): Xuyên khung, Ngưu tất đều 8g, Xa tiền tử 6g, Nhục quế 4g, Đương quy 2,8g. Sắc uống nóng hoặc uống kèm thêm rượu cho dẫn thuốc nhanh càng tốt..

+. Chứng Xương Chậu Không Mở: Có thai lần đầu, lúc sinh, đau quặn từng cơn, nước ối vỡ, huyết ra, thai không ra dược, mạch Tế Hoạt và Tán.

Dùng bài Khung Quy Thang Gia Vị (Thai Sản Kim Châm): Đương quy 24g, Xuyên khung, Quy bản đều 12g, Thai phát 1 nắm (20g). thêm một chén (200ml) rượu, săc uống. (Thai phát = tóc đầu thai nhi, dùng loại của con trai con gái đều được).

+ Chứng Tân Dịch Khô: Sinh khó, nước ối vỡ sớm, đến nỗi không đủ nước để thai ra, sắc mặt trắng bệch, miệng khô khát nước, lưỡi khô mạch Trầm Tế mà loạn, nên dùng Du Mật Tiễn (Tế Âm Cương Mục): Hương du, Mật ong, Đồng tiện, đều 1 chén, trộn chung trong nồi đồng, đun sôi nhỏ lửa, gạn bỏ bọt, trộn với Bạch hoạt thạch 40g (tán bột), hoặc Ích mẫu thảo (tán bột). Trộn thuốc xong thì uống ngay. Lại lấy Hương du với Mật ong, bôi vào trên rốn người mẹ.

Châm Cứu

+ Chí âm cứu 3 tráng, Hợp cốc, Tam âm giao [ đều cứu] (Loại Kinh Đồ Dực).

+ Hợp cốc, Khí xung, Kiên tỉnh, Tam âm giao, Trung phong, Xung môn (Phổ Tế Phương).

+ Hoạt huyết, lợi khí, kiện vận bào cung. Hợp cốc, Tam âm giao, Thứ liêu, Thượng liêu. Kích thích vừa, vê kim liên tục 15 - 30 phút (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Chí âm, Độc âm, Hợp cốc, Tam âm giao (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

+ Trước khi đẻ châm Quan nguyên, Thứ liêu, Hợp cốc, Túc tam lý, Tam âm giao. Trong lúc đe? châm Kiên tỉnh, Hợp cốc, Tam âm giao, Thái Xung, Côn lôn, Chí âm (Châm Cứu Học Thủ Sách).

+ Chí Âm, Côn lôn, Hợp cốc, Tam âm giao, Thái xung, kích thích mạnh (Tân Châm Cứu Học).

+ Hợp cốc, Túc tam lý. Hoặc Hợp cốc, Tam âm giao.

Có thể chọn 1 trong 2 nhóm trên, mỗi huyệt châm xong, kích thích mạnh 1 phút (thích hợp với trường hợp đã có dấu hiệu đe? rồi nhưng cổ tư? cung mơ? tương đối chậm, không đu? sức để rặn) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

+ Hoạt huyết, lợi khí, điều hòa co bóp cu?a tư? cung: châm Chí âm, Độc âm, Hợp cốc, Tam âm giao (Hợp cốc, Tam âm giao để hoạt huyết, lợi khí, tăng cường co bóp cu?a tư? cung; Chí âm, Độc âm là 2 huyệt chính có tác dụng để thúc đe? (Châm Cứu Học Việt Nam).

Bệnh Án Khó Sinh

(Trích trong Y Lược Lục Thư)

“Vợ Phi Hoài Đức ở Thượng xá, âm hộ dã mở hai ngày mà không sinh được, uống bài Khung Quy Thang Gia Vị (Đương quy 18g, Xuyên khung, Quy bản đều 9g, Thai phát 1 nắm. Thêm 1 chén rượu sắc uống). Thuốc uống vào thì sinh ngay”

SINH NON

Có thai mới khoảng 5~7 tháng, mà đã muốn ra gọi là Sinh Non (Tiểu Sản).

Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ định nghĩa rằng: “Thai 5-7 tháng, đã thành hình tượng mà bị đẩy ra gọi là ‘Tiểu Sản’.

Tương đương trong phạm vi Sinh Non của YHHĐ.

Nguyên Nhân

Sinh Non chủ yếu do thai động không yên và có thai mà ra huyết gây nên. Thường do sinh hoạt tình dục quá mức, hoặc vì uất giận khiến cho thai bị động, hoặc vì khí huyết hư yếu không dinh dưỡng được thai, hoặc vì chấn thương té ngã làm tổn thương thai, hoặc vì khí hậu nóng quá làm tổn thương đến thai, đều có thể gây nên sinh non.

Sách ‘Y Tôn Kim Giám' cho rằng: Đàn bà có thai mà mạch Xung, Nhâm bị hư tổn thì thai không giữ vững được hoặc vì giận dữ làm tổn thương Can, hoặc sinh hoạt tình dục quá mức làm cho Thận bị tổn thương, hoặc vì thai khí không vững chắc sẽ dễ sinh ra bất an.

Sách ‘Y Tôn Kim Giám’ cũng cho rằng: Hoặc sau khi có thai mà sinh ra chứng khác, ảnh hưởng đến thai khí, nên thai không yên, hoặc vấp ngã, va chạm, ngã từ cao xuống, làm tổn thương đến thai, gây nên sinh non.

Nếu sau khi sinh non mà về sau khi thụ thai cũng vẫn như thế thành ra thói quen thì gọi là Quen Dạ Sinh Non..

Nguyên Tắc Điều Trị

Phương pháp chữa trị là trước khi chưa truỵ thai, phải theo nguyên tắc chữa trị về ‘Thai Động Không Yên’ và ‘Lậu Thai Ra Huyết’.

Chữa trị bệnh chứng sau khi sinh non, phần nhiều thấy có hai chứng: Một là huyết ra không dứt, hai là huyết ngưng lại không ra.

Ra huyết quá nhiều không ngừng, phần nhiều là kinh mạch bị tổn thương, mà khí bị hư yếu, không thể nhiếp huyết được, cần đại bổ khí huyết để giữ thai lại cho khỏi ra. Huyết ngừng lại không thông gây nên đau, đó là thứ huyết xấu bế tắc lại không lưu thông lại kèm có ngoại tà, cần dùng phép đạo ứ, khứ trệ, ôn kinh, hoạt huyết.

Triệu Chứng

+ Khí Hư: Sau khi sinh non, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần mỏi mệt, tiếng nói yếu như không có sức, mạch Vi, Nhược.

Điều trị: Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hoặc bài Quy Tỳ Thang gia vị.

+ Huyết Hư: Sau khi sinh non, sản dịch ra rất ít hoặc không ra, bụng dưới đau cứng, đè không xuống, đau dữ dội, lưỡi hơi xanh, mạch Trầm Thực mà Sắc.

Điều trị: Dùng bài Sinh Hoá Thang và Thất Tiếu Tán.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Thỏ Ty Cố Thai Tiễn (Vương Tu Hỷ Lâm Chứng Bút Ký):Đỗ trọng (sao), Bạch thược đều 9g, Tục đoạn, Kinh giới huệ (sao đen), A giao đều 6g, Hoài sơn (sống), Thỏ ty tử, Thục địa đều 15g, Cam thảo (chích) 3g, Ngải diệp 4g. Sắc uống.

Bổ Thận, cố thai, dưỡng huyết, chỉ huyết. Trị có thai ra huyết (thai lậu), doạ sẩy thai.

+ Kiện Tỳ Ích Vị Thang 2 (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1986, 2): Đảng sâm, Sơn dược, Hà thủ ô (chế), Tang ký sinh đều 15g, Bạch truật, Đỗ trọng (sao), Tục đoạn đều 10g. Sắc uống.

TD: Bổ khí, kiện Tỳ, ích Thận, cố thai. Trị thai lậu, doạ sinh non.

Đã trị 131 ca, có kết quả 124, không kết quả 7, đạt tỉ lệ 96,60%.

+ Cố Thai Ẩm (Trung Y Tạp Chí): Tang ký sinh, Thỏ ty tử, Khiếm thực đều 12g, Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Thái tử sâm, Sơn thù nhục, Thạch liên nhục, Thục địa, Lạn ma căn, Xuân căn bì đều 10g, Sơn dược 15g, Thăng ma 6g. Sắc uống.

TD: Ích Thận, cố thai. Trị thai lậu, sinh non.

Đã trị 76 ca, khỏi 60. Đạt tỉ lệ 78,95%.

+ Trữ Căn Hợp Tễ (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Trữ ma căn 15g, Tang ký sinh, Tục đoạn, Lục tâm mã đậu đều 30g, Bạch thược, A giao đều 12g, Phcuj linh, Hoàng cầm đều 9g. Sắc uống.

TD: Tư Thận, thanh nhiệt, an thai. Trị thai lậu, sinh non.

Đã trị 110 ca, khỏi 51, có hiệu quả ít 29, chuyển biến tót 23, không kết quả 7. Đạt tỉ lệ 94%.


Tổng lượt xem: 304852
Lượt xem trong tháng: 3966
Lượt xem trong ngày: 69
Đang xem: 5

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: