PHẦN 7

LOẠN NHỊP TIM

(Cardiac arrhythmias - Arrythmie cardiaque)

Đại Cương

Trung bình nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút, nhịp đập đều đều. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh hoặc chậm lại.

Loạn nhịp tim là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim. Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu (tim đang đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhịp thất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

Theo y học hiện đại, loạn nhịp tim có thể do rối loạn chức năng thần kinh thực vật (do rối loạn chức năng thần kinh trung ương hoặc do bệnh ngoài tim ảnh hưởng) và bệnh của tim có tổn thương thực thể.

Đông y quy chứng loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quý, Chinh Xung, Hung Tý.

Lâm sàng y học hiện đại thường chia ra:

A - Nhịp Nhanh có:

1) Nhịp nhanh liên tục gồm:

a) Nhịp nhanh xoang (nhịp nhanh đều từ 90-120 lần/phút.

Nguyên nhân phần lớn do mệt mỏi, xúc cảm, sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cường giáp...

b) Cuồng động nhĩ (Flutter auricular) (nhịp nhanh 20-140 phút, thường là đều cũng có khi không đều.

Nguyên nhân thường gặp là hẹp van hai lá, bệnh Basedow.

2) Nhịp nhanh từng cơn:

a) Cơn nhịp nhanh trên thất (Bouveret) (nhịp tim rất nhanh 140 – 200 lần/phút, xuất hiện và mất đi đột ngột).

Nguyên nhân: Tự phát do xúc cảm, hẹp hai lá.

b) Cơn nhịp nhanh thất (tim đập nhanh khoảng từ 140 - 200 lần/phút).

- Nguyên nhân: Bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngộ độc Digital, rối loạn Ka li máu...

B- Nhịp Chậm có :

1) Nhịp chậm xoang: Nhịp từ 40 - 60 lần/phút, đều.

Nguyên nhân có khi là bẩm sinh, nhiễm độc thương hàn.

2) Nhịp chậm do lốc nhỉ thất cấp III. Nhịp tim từ 20 - 40 lần/ phút. Hay có cơn ngất (Stokes Adams). Nguyên nhân có thể là suy mạch vành, bạch hầu, bẩm sinh.

C- Ngoại tâm thu: Ởngười không có bệnh tim do xúc cảm, hút thuốc lá, uống cà phê hoặc không có nguyên nhân tiên lượng tốt và ở người có bệnh tim có tổn thương hoặc biến đổi cơ tim tiên lượng tùy bệnh ngộ độc Digitan...

D- Loạn Nhịp Hoàn Toàn: Nguyên nhân do hẹp van hai lá, rung nhĩ, Basedow, xơ mỡ động mạch.

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim thuộc phạm trù chứng Tâm Quí, Chinh Xung, Vựng Quyết.

Triệu Chứng

1) Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (phần lớn xảy ra ở những người không có bệnh tim thực thể gọi là hội chứng cơn Bouveret, khoảng 20 – 30% trường hợp có bệnh thực thể ở tim như thấp tim, suy mạch vành, cường giáp, nhiễm độc...).

a) Triệu chứng: Hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, buồn nôn, có khi khó thở, đau vùng tim, nếu cơn kéo dài vài ngày dẫn đến suy tim.

b) Triệu chúng thực thể: Nếu nhịp trên 200 lần/phút, không đếm được mạch (mạch quay) vì quá nhỏ, huyết áp thường tụt, tiếng tim nhỏ như tiếng tim thai.

d) Diễn biến: Một cơn trung bình từ vài phút đến vài giờ. Sau cơn nhịp tim lại trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đái nhiều. Nếu cơn kéo dài vài ngày thường nặng, dễ gây suy tim, có thể gây tử vong trong cơn suy tim.

2) Cuồng động nhĩ: Là tình trạng nhỉ bóp nhanh (250 - 350 nhịp/phút) nhưng chỉ một số xung động xuống thất, có thể đều hoặc không đều, rất nhanh hoặc chỉ nhanh vừa.

Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, trống ngực, hồi hộp, nếu thất đập quá nhanh, người bệnh có thể ngất hoặc sốc. Ấn nhãn cầu có thể làm tim đập chậm nhưng thôi ấn thì nhịp tim lại nhanh.

3) Cơn loạn nhíp hoàn toàn nhanh: Thường gặp ở người có tiền sử rung nhỉ nay có đợt kịch phát. Hay gặp ở bệnh nhân hẹp van 2 lá, có máu cục ở nhỉ, suy mạch vành tim Basedow...

Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu vẫn là khó thở, trống ngực dồn dập không đều, nôn nao, choáng váng, nhịp quay rất khó bắt. Nhịp tim rất nhanh (trên 150 lần/phút), không đều về thời gian và âm độ. Thường có dấu hiệu suy tim phải.

Điều trị: Những biện pháp chung như: Nằm đầu cao, thở oxy, chế độ ăn lỏng, kiêng muối.

4) Cơn nhịp nhanh kịch phát thất: Thường.gặp ở người có bệnh thấp tim nặng, viêm cơ tim, suy mạch vành, suy tim nặng giai đoạn cuối, ngộ độc thuốc (Digitan, Uabain, Adrenalin, Quinidin, Củ gấu...) tai biến do mổ tim, gây mê, điện giật. Là nguyên nhân tử vong thường gặp nơi bệnh tim.

Triệu chứng lâm sàng: Như cơn nhịp nhanh trên thất nhưng bắt đầu và kết thúc không đột ngột bằng tình trạng suy sụp nặng, mạch khó bắt, huyết áp tụt mạch nhanh trên 150 lần/phút không đều.

Điều Trị Bằng Đông Y

Điều trị các thể bệnh loạn nhịp tim theo phương pháp y học hiện đại là chủ yếu đối với các thể bệnh loạn nhịp) trong thời kỳ cấp diễn.

Trường hơp bệnh tái phát nhiều lần và trong giai đoạn bệnh ổn dính, để phòng bệnh tái phát, việc điều trị theo y học cổ truyền có thể thu được kết quả tốt.

Biện chứng luận trị:

Tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân thành các thể bệnh sau đây để điều trị:

1) Khí Âm Lưỡng Hư: Người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn kém, bụng đầy, bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc, mạch Tế, Sác hoặc mạch Kết, mạch Xúc, lười đỏ, rêu mỏng hoặc tróc rêu.

Điều trị: Bổ khí, dưỡng âm. Dùng bài Chích Cam Thảo Thang hợp với Cam Mạch Đại Táo Thang gia giảm: Chích cam thảo 12g, Nhân sâm 6g (hoặc Đảng sâm dùng gấp đôi), Sinh địa 12g, Mạch môn 12g, Hoàng kỳ 16-20g, Tiểu mạch 16g, Đại táo 5 quả.

Mất ngủ thêm Sao táo nhân 16-20g, Bá tử nhân 12g. Tinh thần bứt rứt thêm Long cốt 20g, Mẫu lệ 30-40g.

2) Âm Hư Hỏa Vượng: Hồi hộp, tâm phiền, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù lưng nhức mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch Tếâ Sác hoặc mạch Xúc.

Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Thiên Vương Bổ Tâm Đơn gia giảm: Đảng sâm, Huyền sâm, Đan sâm mỗi thứ 12g, Phục thần 12-20g, Ngũ vị tử 6g, Chích viễn chí 6g, Đương qui 12-16g, Mạch môn 20g, Bá tử nhân 12-16g Sao táo nhân 12-20g, Sinh địa 16g.

3) Tâm Tỳ Đều Hư: Sắc mặt không tươi nhuận, người mệt mỏi, ăn ít, hồi hộp, mất ngủ hay quên, hoa mắt, váng đầu, chất lưỡi nhạt, mạch Kết Đại hoặc Tế vô lực.

Điều trị: ích khí, dưỡng huyết. Dùng bài Qui Tỳ Thang gia giảm: Đảng sâm 12g (Nhân sâm dùng nửa liều) Hoàng kỳ 20g, Bạch truật, Đương qui, Long nhãn nhục, sao Táo nhân, Phục thần đều 12g, Chích viễn chí 6g, Chích cam thảo, Trần bì đều 6g.

4) Tỳ Thận Dương Hư: Sắc mặt tái nhợt, da khô kém tươi nhuận, hoặc phù toàn thân, mệt mỏi, người da mát sợ lạnh hoặc các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn kém, thân lưỡi bệu rêu nhớt, mạch Trầm Trì hoặc Kết Đại.

Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận.. Dùng bài Phụ Tứ Lý Trung Thang gia giảm: Phụ tử 8-12g (sắc trước), Nhục quế 4g, Phục linh 12g, Bạch truật, Bạch thực đều 12g, Đảng sâm 12-l6g, Chích Cam thảo 6-8g.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Điều Târn Thang (Tiết Trung Lý): Đan sâm 15-20g, Từ thạch anh 20 - 80g, Đảng sâm 15-80g, Sinh địa 15-30g, Mạch môn 10 15g, Xuyên khung q0-15g, Chích thảo 9g, Liên kiều 10g, Quế chi 3-6g.

Triệu chứng nặng và lúc bắt đầu mỗi ngày uống 1,5 thang, triệu chứng giảm ngày 1 thang. Thời kỳ hồi phục 2 ngày 1 thang.

TD: Hoạt huyết, thanh dinh, trấn tâm, an thần, trị các loại ngoại tâm thu.

Kết quả lâm sàng: Đã trị 18 ca ngoại tâm thu, khỏi 16 ca, có kết quả 1 ca, không kết quả 1 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Điều Luật Hoàn (Hồng Tú Phương): Hồng hoa, Khổ sâm, Chích Thảo theo tỷ lệ 1:1: 0,6, chế' thành viên, mỗi viên nặng 0,5g. Mồi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần, một liệu trình là 4 tuần.

TD: Hoạt huyết, dưỡng huyết thanh tâm. Trị bệnh động mạch vành, ngoại tâm thu, thấp tim, viêm cơ tim.

Kết quả lâm sàng: Trị 45 ca các loại loạn nhịp, kết quả tốt 15 ca, có kết quả 18 ca, không kết quả 12 ca.

+ Nhị Sâm Mạch Đông Thang (Hồ Quyền Anh, học viện Trung y Thượng Hải): Chích hoàng kỳ 12g, Đơn sâm 12g, Đảng sâm 10g, Quế chi, Mạch môn, Đương qui, Chích thảo đều 10g, Ngũ vị tử 6g, sắc nước uống.

Gia giảm: Mất ngủ thêm Táo nhân, Phục linh, Dạ giao đằng; Ngực tức, đau thắt ngực thêm Kê huyết đằng, Cát căn, Hồng hoa, Qua lâu ; Nhịp tim nhanh thêm Sinh Từ thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ ; Mạch chậm thêm Phụ tử, Can khương, hoặc Lộc giác dao ; Suy tim thêm Phụ tử. Còn ngoại cảm thêm Phục linh, Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn.

TD: Ích khí, dưỡng tâm, an thần. Trị các loại nhịp tim.

Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp trên thất 30 ca, kết quả tốt 6 ca, có kết quả 8 ca. Thời gian điều trị có kết quả: 7 ngày đến 4 tháng (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Điều Hòa Âm Dương (Hà Lập Nhân, bệnh viện Nhạc Dương trục thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Thục địa 15g, Nhục quế 3g, Ma hoàng 5g, Lộcgiác dao 10g, (có thể thay bằng Lộc giác phiến hoặc bột Lộc giác sương), Bạnh giới tử 10g, Bào khương cháy 5g, Sinh cam thảo 10g, ngày uống 1 thang, sắc 2 lần chia 2-3 lần uống.

Gia giảm tùy chứng...

TD: Điều hòa âm dương, khí huyết. Trị các chứng loạn nhịp.

Kết quả lâm sàng: trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mãn, viêm cơ tim.

Kết quả trị 33 ca loạn nhịp do bệnh mạch vành, thấp tim, tâm phế mạn, viêm cơ tim. Kết quả: tiếng tim và mạch đều có cải thiện, 3 ca bỏ dở nên không kết quả. Điện tâm đồ hồi phục tốt.

+ Chính Luật Thang (Trần Miễn Dân): Đơn sâm, Agiao, Qua lâu đều 20g, Quế chi 6g, Phỉ bạch 9g, Táo nhân 12g, Phục linh 15g, Long cốt, Mẫu lệ nung đều 24g, Chích hoàng kỳ 24g, Chích cam thảo 0,9g, Cáp mô khô 10g, sắc uống.

TD: Ích khí, thông dương, cường tâm, an thần.

Gia giảm: Huyết hư thêm Đương qui thân, Thục địa hoàng ; Âm hư thêm bắc Sa sâm, Chu sa, Mạch môn ; Dương hư thêm Thục phụ tử.

Kết quả lâm sàng: Trị 92 ca, khỏi 84 ca, tiếnân bộ 6 ca, không kết quả 2 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Cam Thảo Trạch Tả Thang (bệnh viện Tây Quyến thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh): Sinh cam thảo 30g, Chích cam thảo 30g, Trạch tả 30g, sắc uống. Trường hợp có các triệu chứng như bút rứt ra mồ hôi, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường thì nên dùng trước bài ‘Quế Chi Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang’, rồi dùng bài này sau.

TD: Ích khí, sinh huyết, kiện tỳ vị, lợi thủy thấp, trị loạn nhịp thất.

Kết quả lâm sàng: Đã trị 28 ca loạn nhịp thất, kết quả hết triệu chứng, điện tâm đồ hồi phục bình thường. Uống từ 2 đến 12 thang, bình quân 6 thang.

+ Khổ Sâm Song Thảo Thang (Khương Tĩnh Nhân): Khổ sâm 30g, Chích thảo 3-6g, Ích mẫu thảo 9-13g. Sắc uống.

TD: Thanh tâm hỏa. Chủ trị loạn nhịp tim.

Kết quả lâm sàng: Trị loạn nhịp tim 54 ca, khỏi trước mắt 11 ca, tiến bộ 25 ca. Tỷ lệ có kết quả 66,7% (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Quế Hồng Đào Xích Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thương Hải): Quế chi 9g, Xích thược 12g, Đào hồng l2g, Xuyên khung 6g, Ích mẫu thảo 30g, Đơn sâm 15g, Hồng hoa 6g, Hoàng kỳ 15g, sắc uống.

TD: Hoạt huyết hóa ứ. Chủ trị loạn nhịp trong bệnh thấp tim.

Kết quả lâm sàng: Tác giả trong 10 năm trị hơn 100 ca đều tốt (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Cương Thuyền Phòng Phụ Thang (Cố Mộng Giao): Đảng sâm, Hoàng kỳ 20-30g, Đơn sâm 15g, Quế chi, Cương tàm, Thuyền y, Phòng phong, Bạch phụ tử đều 9g, Thanh long xỉ(sắc trước) 15g, Chích cam thảo 9-12g, sắc uống.

TD: ích khí, dưỡng huyết, tức phong, trấn kinh, trị viêm cơ tim do vi rút gây loạn nhịp.

- Kết quả lâm sàng: trị 32 ca, tốt 4 ca, có kết quả 23 ca, không kết quả 5 ca (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

+ Sâm Kỳ Mạch Mẫu Thang (Chu Tích Kỳ, Bệnh viện Nhạc dương, Thượng Hải),

Công thức: Đảng sâm, Đơn sâm, Mạch môn đều 15g, Hoàng kỳ 15g-30g, Ích mẫu thảo 30g, sắc uống.

TD: ích khí, hoạt huyết.

Kết quả lâm sàng: Dùng có gia giảm theo biện chứng trị bệnh mạch vành có rối loạn nhịp tim đều có kết quả(Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM BẰNG CHÂM CỨU

1) Nguyên tắc điều trị: Dưỡng tâm, an thần, định quý. Trường hợp khí hư dùng ích khí, an thần; Huyết hư dùng dưỡng huyết, định thần, đều dùng phép bổ làm chủ.

Trường hợp đàm hỏa nhiễu tâm dùng thêm thanh Tâm, hóa đàm; Có kiêm huyết ứ dùng hoạt huyết, hóa ứ.

2) Huyệt chính : Nội quan, Thần môn, Tâm du, Cự khuyết.

Huyệt phối hợp tùy chứng: Khí hư thêm huyệt Khí hải, Túc tam lý, Huyết hư thêm huyệt Tỳ du, Cách du, Thái khê, Lao cung. Đàm hỏa thêm: Xích trạch, Phế du, Phong long; Huyết ứ thêm huyệt Khích môn, Huyết hải, Đản trung.

Thao tác: Lưu kim 30 phút, mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần. Trường hợp chứng hư: vê bổ. Nội quan, Thần môn vê nhẹ, không dùng phép đề tháp. Đối với thể đàm hỏa và huyết ứ, dùng phép ‘bình’ hoặc phép ‘tả’. Đối với chứng hư, có thê dùng phép ‘cứu', chọn huyệt Tâm du và Quyết âm du làm chính.

Giải thích: Những huyệt có tác dụng chủ yếu là dưỡng tâm, định thần. Nội quan thông với Dương duy mạch trị bệnh ở tâm hung (ngực) biểu hiện ngực đầy tức, hồi hộp, có kết quả tốt. Thần môn là nguyên huyệt của kinh Thiếu âm tâm, dùng phép châm bổ có tác dụng dưỡng tâm an thần, trị hồ hồi hộp mất ngủ. Chọn Tâm du và Cự khuyết là phối hợp huyệt Du mộ, Khí hải, dùng châm bổ hoặc cứu có tác dụng kiện tỳ vị để bổ tâm huyết. Cách du, Tỳ du, Thái khê đều dùng phép bổ để dưỡng tâm huyết, tư thận âm để chế tâm hỏa. Lao cung có tác dụng trừ phiền nhiệt dùng phép tả. Phong long hòa trung, hóa đàm, Xích trạch, Phế du thanh phế tả hỏa. Khích môn huyệt khích trị đau ngực cấp, thêm Đản trung để hành khí, thông lạc, chỉ thống (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).

+ Dùng huyệt Nội quan, khi đắc khí, châm bình bổ bình tả, vê kim hai lần, lưu kim 20 phút, 10 phút vê kim một lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).

+ Châm huyệt Du phủ, xiên góc 45-55o, hướng về huyệt Toàn cơ, đẩy kim vào từ từ. Khi đắc khí, dùng phương pháp bình bổ bình tả, vê kim 3 phút liên tục cho cảm giác hướng về vai bên trái, lưu kim 15 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).

NHĨ CHÂM:

Chọn huyệt: Tâm, dưới vỏ não, Giao cảm, Thần môn, Chẩm, Thận.

Thao tác: Mỗi lần chọn 3-4 huyệt, vê kim lưu kim 20-30 phút, mỗi ngày hoặc châm cách nhật. Có thể chôn kim ở các huyệt.

THỦY CHÂM

Chọn huyệt: Tâm du, Quyết âm du, Thần môn, có thể phối hợp Phong trì. Chích thuốc Đơn sâm hoặc dịch Phức Phương Đơn sâm mỗi lần 1-2 huyệt, lượng thuốc chích 0,5-1 ml mỗi lần. Phương pháp này dùng có kết quả tốt đối với cơn đau thắt ngực.

Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu lâm sàng: Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng, nhiều tác giả cho rằng: Châm cứu có kết quả nhất định đối với loạn nhịp tim, tác dụng của nhỉ châm’ càng rõ. Tác dụng của châm đối với rung nhỉ hơi kém. Có tác giả dùng châm trị loạn nhịp do bệnh mạch vành 100 ca kết quả như sau: tốt 31 ca, có kết quả 59 ca, không kết quả 10 ca.

Đối với các triệu chứng chủ yếu kết quả như sau: đau thắt ngực kết quả rõ nhất 91,7%, tâm quí hồi hộp 90,4%, cơn đau thắt tim kết quả 81,3% điện tâm đồ có kết quả 46,8%) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

Bấm Huyệt

Bệnh nhân ngồi, thấy thuốc một tay đỡ đầu người bệnh, dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt Á môn, ấn khoảng 80-120 lần/phút, mỗi lần khoảng 5 phút, ngày 1 – 2 lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).

Bệnh Án Tim Đập Nhanh

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Tr­ương X, nam, 40 tuổi, cán bộ đến khám ngày 14-10-1964, mắc bệnh đã hơn 1 năm, chứng trạng chủ yếu là tim đập nhanh, thở gấp, mất ngủ, hay quên, u uất, mắt hoa, mệt nhọc, mặt xanh bệch, gò má đỏ, người gầy gò, vẻ ngoài buồn khổ không yên, môi lưỡi nhạt, lưỡi không rêu, thở gấp, mạch cấp sác vô lực, mỗi phút đập 130 lần.

Khám tây y chẩn đoán là chứng tim đập nhanh. Đây là âm khuy dương phù, tâm thận bất giao, tim hồi hộp. Điều trị bằng cách ích tinh bổ thận, ích khí sinh huyết, d­ưỡng tâm an thần. Dùng bài: "Gia Vị Bát Vị An Thần Hoàn’ (Thục địa 15g, Sơn thù nhục 15g, Phục thần 15g, (Cửu tiết) Xương bồ 12g, Hổ phách 12g, (Sa) táo nhân 30g, Bạch nhân sâm 12g, Chính cam thảo 9g, Long cốt 30g, Đương qui 12g, Câu kỷ 15g, Nhục thung dung 12g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn). Sau khi uống 1 liều thuốc thì tim đỡ hồi hộp, mạch chuyển Hoãn Hoạt, mỗi phút giảm còn 94 lần. Uống hết hai liều các chứng đều hết.

Bệnh Án Rối Loạn Thần Kinh Tim

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Quách XX, nữ, 48 tuổi, giáo viên. Bệnh nhân thường bị tim hồi hộp, ngực bực bối khó chịu, lại thêm hay lo lắng ngờ vực, tâm phiền hay cáu, mất ngủ hay mơ, yếu sức, ăn uống kém sút. Khám thấy tim đập nhanh, chư­a thấy biến đổi bệnh lý. Chẩn đoán là chứng chức năng thần kinh tim, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng. Cho dùng bài thuốc "Định Tâm Thang Gia Vị (Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Hương phụ 12g, Phật thủ 110g, Viễn chí 10g, Long cốt 15g, Mẫu lệ 15g, Bá tử nhân 10g, Sa táo nhân 15g, Chu sa 1,2g, (uống với nước thuốc), Hổ phách 1,2g, (uống với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.). Uống 6 thang cảm thấy các chứng đỡ hẳn, do đó tăng sự tin t­ưởng, kiên trì uống 10 thang nữa, tinh thần và thể lực đều hồi phục về cơ bản. Sau đó lại thường dùng Bá Tử D­ưỡng Tâm Hoàn và An Thần Bổ Tâm Hoàn để củng cố.

LOÃNG XƯƠNG

(Osteoporosis)

Là hiện tượng khối xương ngày càng mất đi khi số tuổi càng tăng. Xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn và như vậy dễ gẫy hơn. Hậu quả là nguy cơ gẫy xương tăng, chỉ cần va chạm nhẹ, té ngã, trượt chân hoặc cố gắng có thể bị gẫy xương cổ tay, đốt sống cổ, xương đùi… Dẫn đến đau nhức mạn tính hoặc biến dạng cột sống…

Ở Mỹ năm 2000 có đến hơn 8 triệu người bị loãng xương và 17 triệu người bị giảm khối xương, có thể xếp vào loại có nguy cơ cao sẽ bị loãng xương.

Thường gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi. Nam hoặc nữ đều có thể bị loãng xương nhưng đàn bà dễ bị loãng xương hơn đàn ông 8 lần.

Là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.

YHCT xếp vào loại Yêu Thống, Chuỳ Thống.

Nguyên Nhân

Theo YHHĐ: Ở phụ nữ đến tuổi 45 có 20% phụ nữ có thể bị loãng xương và đến 65 tuổi, tỉ lệ lên đến 80%. Lý do chính khiến các bà có nguy cơ bị loãng xương cao hơn các ông là ngay từ tuổi thanh niên, khối xương ở phụ nữ đã thấp hơn so với nam giới, vì vậy xương càng mất chất thì các bà càng dễ bị tổn thương. Ở nam giới, hormon Testosteron có khả năng bảo vệ xương cho đến tuổi 60-70. trong khi đó hormon Estrogen cần để giữ cho xương mạnh và chắc ở phụ nữ đã giảm sau tuổi mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ có khuynh hướng ăn ít thức ăn giầu Calci (uống sữa…), cũng có thể do ống tiêu hoá của phái nữ tỏ ra ít dung nạp với đường Lactose, hoặc do các bà sợ uống sữa dễ mập… Điều này bất lợi cho xương vì họ đã không nạp vào đủ lượng Calci cần thiết từ thức ăn hàng ngày.

Theo YHCT: Do tiên thiên bất túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, bệnh mạn tính.

(Theo sách Nội Kinh) Thận chủ cốt, chủ tuỷ. Thận sung mãn thì xương sẽ cứng chắc. Vùng lưng là ‘phủ’ của Thận, lưng trên cũng là đường của Thận. Vì vậy chứng loãng xương chủ yếu là do Thận hư yếu, cả Thận âm lẫn Thận dương. Thận dương hư sẽ kéo theo Tỳ dương hư, Can huyết và Thận âm hư liên hệ đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu làm tổn thương Tỳ, tăng thấp nhiệt. Thuốc lá làm tổn thương Phế, làm hại âm dịch, đều có thể gây nên bệnh.

Chẩn Đoán

. Phụ nữ tuổi 65 trở lên cần xác định tỉ trọng xương.

. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nênchẩn đoán loãng xương liền sau khi mãn kinh để biết khối lượng xương.. nếu tỉ trọng xương bình thường, tốt thì người phụ nữ này không có nguy cơ bị loãng xương sau đó.

. Các nhà nghiên cứu nêu ra bảng trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra mức độ loãng xương:

(Tuổi bạn có trên 45 không?

(Nước da bạn có trắng mịn và tóc bạn có thuộc loại sợi nhỏ, mầu vàng không?

(Mẹ hoặc chị của bạn đã từng bị gẫy xương hoặc được chẩn đoán là bị loãng xương không?

(Các cụ bà lơn tuổi trong dòng họ của bạn có bị còng lưng không?

(Bạn có thuốc loại người có vóc nhỏ, xương nhỏ và nhẹ cân không?

(Bạn có hút thuốc không?

(Trong ngày, phần lớn thời gian bạn ở trong nhà, ngay cả khi tập thể dục?

(Bạn có luyện tập nhiều đến độ ngưng thấy kinh không?

(Bạn có lúc ăn kiêng, lúc không ăn kiêng?

(Bạn có thói quen uống cà phê và sođa thường xuyên không?

(Bạn có đang trong thời kỳ mãn kinh không. Mãn kinh sớm trước 45 tuổi, sau phẫu thuật buồng trứng hoặc mãn kinh bình thường?

(Bạn hiện có đang dùng thuốc trị bệnh tuyến giáp không?

(Bạn đang dùng hoặc đã có dùng trong thời gian dài một trong các loại thuốc có khả năng làm cho xương bị loãng (Corticoid, chống loét dạ dày, chống đông máu, chống động kinh…?

(Ban có ăn theo chế độ nhiều lượng đạm không?

(Bạn không uống thuốc bổ có calcium?

(Bạn có uống nhiều rượu không?

Số câu trả lời ‘Có’ càng nhiều, càng có nguy cơ cao bị loãng xương.

Biện Chứng Luận Trị

+ Tỳ Thận Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau, yếu, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, chân tay lạnh, ăn kém, phân lỏng, xanh xao, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Nhược, Trì.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, tráng dương, mạnh gân xương. Dùng bài Hữu Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử 15g, Sơn thù, Sơn dược đều 12g, Phụ tử, Đỗ trọng, Bổ cốt chỉ, Bạch truật đều 9g, Nhân sâm, Nhục quế, Chích thảo đều 6g.

(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận âm. Hợp với Câu kỷ tử để dưỡng âm, bổ dương theo ý ‘Âm Dương cùng một nguồn’ và ‘Dương sinh âm trưởng’; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Nhục quế, Phụ tử đều ôn bổ Thận dương, làm mạnh lưng. Ngoài ra, Tục đoạn hành huyết, mạnh xương, nối chỗ gẫy; Đỗ trọng là vị thuốc chủ yếu trị đau lưng; Bổ cốt chỉ làm mạnh xương; Phụ tử ôn kinh, chỉ thống; Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo bổ hậu thiên để hỗ trợ tiên thiên).

Tiêu chảy thêm Nhục đậu khấu 9g. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Đau thắt lưng thêm Ngũ gia bì 9g. Đau giữa lưng thêm Tang ký sinh 9g. Đau lưng trên thêm Cát căn 9g. Đau kèm lạnh trong cột sống thêm Cẩu tích 9g. Loãng xương nhiều thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.

Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.

(Phục lưu cứu bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Cứu bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).

Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.

+ Can Huyết Hư, Thận Âm Hư: Lưng và thắt lưng đau, chân và gối mỏi, yếu, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, mặt trắng nhạt nhưng về chiều cảm thấy bừng nóng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Huyền, Sác.

Điều trị: Bổ Thận, dưỡng Can, làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Tả Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử, Tang ký sinh đều 15g, Sơn dược 12g, Phục linh, Sơn thù, Bổ cốt chỉ đều 9g, Chích thảo 6g.

(Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Can Thận, ích âm tinh; Câu kỷ tử, Sơn thù, Tang ký sinh dưỡng Can huyết; Phục linh, Sơn dược, Chích thảo bổ hậu thiên để trợ giúp tiên thiên. Âm, huyết và tinh đầy đủ thì tuỷ sẽ sung mãn, xương sẽ cứng. Bổ cốt chỉ ôn Thận, mạnh lưng, cứng xương; Tang ký sinh khu phong thấp, làm mạnh cột sống).

Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Nhiệt ở Phế và Vị làm tổn thương âm dịch, thêm Mạch môn, Thạch hộc đều 12g. Nhiệt ở Tâm thêm Huyền sâm 15g. Nhiệt ở Tỳ gây mau đói thêm Bạch thược 15g. Có hư nhiệt thêm Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g. Xuất huyết do nhiệt xâm nhập vào phần huyết thêm Sinh địa, Hạn liên thảo. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g.

Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.

(Phục lưu châm bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Châm bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).

Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.

+ Tỳ Khí Hư – Thận Âm Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, nóng bừng, lạnh nửa người bên dưới, chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, giảm tình dục, ăn ít, phân lỏng, lưỡi đỏ, bệu, rêu lưỡi nhạt, mạch bộ thốn Hư, mạch bộ quan bên phải Nhu, bộ quan bên trái Huyền, bộ xích Trầm hoặc Tế Phù.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận (âm + dương), thanh hư nhiệt (nếu cần), làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Bổ Âm Thang: Thục địa, Sinh địa đều 15g, Ngưu tất, Bổ cốt chỉ đều 12g, Đương quy, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Đỗ trọng, Phục linh đều 9g, Tiểu hồi, Trần bì, Nhân sâm, Chích thảo đều 6g.

(Thục địa, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Bạch truật dưỡng Can huyết và Thận âm, làm mạnh khớp và xương; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng ôn bổ Thận dương; Tri mẫu, Hoàng bá thanh hư nhiệt, dẫn hoả đi xuống. Ngoài ra, Hoàng bá thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, còn Tri mẫu dưỡng âm; Phục linh, Nhân sâm, Chích thảo bổ trung, ích khí để hỗ trợ cho tiên thiên; Trần bì, Tiểu hồi hành khí, hoá khí).

Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Thắt lưng đau thêm Ngũ gia bì 9g. Giữa lưng đau thêm Tang ký sinh 9g. Lưng trên đau thêm Cát căn 9g.

Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung, Tam âm giao. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.

(Phục lưu bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Tam âm giao là huyệt hội của ba kinh âm ở chân là Can, Thận, Tỳ để bổ khí, huyết và tinh. Các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương).

Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu.

+ Khí Trệ Huyết Ứ: Toàn cơ thể đau, có khi một số chỗ đau nhiều, da mặt sạm tối, mặt có vết nhăn, có mụn cơm hoặc các tia máu ứ, lưỡi đỏ, môi đỏ, lưỡi có vết ứ máu, mạch Huyền, Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thân Thống Trục Ứ Thang: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên ngưu tất đều 9g, Xuyên khung, Cam thảo, Một dược, Ngũ linh chi Địa long đều 6g, Tần giao, Khương hoạt, Hương phụ đều 3g.

(Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Một dược, Ngũ linh chi, Xuyên ngưu tất hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Hương phụ hành khí, hoạt huyết; Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao trừ phong thấp, chỉ thống; Địa long thông kinh lạc, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc).

Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Đau nhiều do huyết ứ, chịu không nổi thêm Thổ miết trùng 6g, Ngô công, Toàn yết đều 3g. Khí trệ huyết ứ do phong thấy thêm Độc hoạt, Uy linh tiện, Thương truật đều 9g. Lưng đau do chấn thương thêm Tam thất 3g (tán bột, uống với nước thuốc), thêm Nhũ hương, Tô mộc đều 9g; Tỳ hư thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Phục linh đều 9g. Thận âm hư thêm Tang ký sinh, Quy bản đều 9g, thay Xuyên ngưu tất bằng Ngưu tất 9g. Thậnï dương hư thêm Ngũ gia bì, Náo dương hoa, Tục đoạn đều 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Tục đoạn, Quy bản đều 9g.

Châm Cứu: Thuỷ câu, Hậu khê. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn.

Ghi chú: Châm A thị huyệt bình bổ bình tả (7 bổ, 7 tả) khoảng 20 phút rồi rút kim. Sau đó châm Thuỷ câu, Hậu khê, dùng tả pháp, nói người bệnh vận động khoảng 5 phút hoặc hơn như quay, cúi, ngửa, quay, mỗi động tác 3 lần. Nếu chưa bớt, bỏ Thuỷ câu, Hậu khê, thêm Tam âm giao, Hợp cốc.

Chú Ý:

1- Đa số bệnh nhân loãng xương không có hội chứng Tỳ – Thận hoặc Can Thận. Thế nhưng gặp nhiều loại Tỳ, Can và Thận suy. Thận suy thì cả Thận dương lẫn Thận âm đều suy. Trong trường hợp này, chọn phác đồ điều trị dựa trên sự quan hệ âm dương hư.

2- Tránh ăn đường thức ăn ngọt tối đa. Cũng nên tránh cà phê, thuốc lá, rượu. Năng tập thể dục để tăng cường sức khoẻ.

3- Cách bổ sung calcium tốt nhất là đưa thêm calcium (chế từ bột sò…). Tuy nhiên nếu dùng Calcium quá nhiều sẽ làm tổn thương Tỳ, khiến cho Tỳ khí bị hư.

4- Bài thuốc có hiệu quả nhất dùng trị loãng xương là bài Bổ Âm Thang (Đương quy, Phục linh đều 15g, Sinh địa, Thục địa đều 12g, Nhân sâm, Ngưu tất, Bạch truật, Bạch thược, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Trần bì, Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g, Tiểu hồi, Cam thảo đều 6g.

Tuy Loãng Xương là một bệnh đưa đến nhiều hệ quả nghiêm trọng: xương trở nêm mỏng hơn, xốp hơn và tệ nhất nhà dễ gẫy… dẫn đến thương tật cho khá nhiều người. Thế nhưng, một điều may mắn là có thể phòng tránh được bệnh loãng xương.

NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU ĐỂ PHÒNG NGỪA

( Trước 20 tuổi: thời kỳ niên thiếu chất Calci được tích luỹ trong xương nhiều nhất. Sức khoẻ và chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương. Khối lượng xương được ổn định trong nhiều năm rồi giảm dần theo tuổi. Khối lượng xương tuỳ thuộc gia sản dim truyền. Nếu cơ thể thiếu Magnesium, Vitamin D, nếu tuổi dậy thì đến trễ, xương không được cứng chắc. Do đó, tuổi trẻ cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và hợp vệ sinh. Hoạt động cơ thể vừa phải giúp sự phát triển của xương, làm xương vững chắc hơn.

(Từ 45 đến 55 tuổi: Sau khi mãn kinh, nên nghĩ đến phòng ngừa loãng xương. Nên đo tỉ trọng xương lúc 65 tuổi. Cần hoạt động cơ thể và có chế độ ăn uống giầu chất Calci.

(Từ 60 đến 65 tuổi: Những rối loạn mãn kinh không còn nữa, có thể bổ sung Calci và Vitamin D.

(Sau 75 tuổi: Vẫn tiếp tục đề phòng loãng xương. Calci và Vitamin D đủ để giảm nguy cơ té ngã gẫy cổ xương đùi. Hoạt động cơ thể rất cần.

LÔNG QUẶM

Đại cương

Là trạng thái mọc khác thường của lông mi, lông mi thay vì hướng ra phía ngoài mà lại hướng về bên trong, đâm vào kết mạc, giác mạc gây viêm, loét, rất khó chịu cho mắt, thậm chí còn có thể bị mù.

Sách ‘Bí Truyền Nhãn Khoa Long Mộc Luận’ (năm 1575) là sách đầu tiên dùng từ ‘Đảo Tiệp Quyền Mao’ để chỉ trạng thái lông quặm.

Đông y gọi là Tiệp Mao Đảo Nhập, Đảo Tiệp, Đảo Tiệp Quyền Mao, Đảo Tiệp Quyền Luyến.

Nguyên nhân

Đa số do mắt hột không điều trị đến nơi đến chốn làm cho mi trên (ít khi gặp ở mi dưới) bị tổn thương, co rút lại, kéo theo sụn mi trên và cả mi trên uốn cong vào bên trong, đâm vào giác mạc.

Chương ‘Nhãn Khoa Tâm Pháp’ sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Chứng Đảo Tiệp Quyền Mao, do da bị kéo rút làm cho lông mi quặp vào bên trong”.

Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ quyển 110 ghi: “ Chứng Đảo Tiệp Quyền Luyến, do Tạng phủ tích phong nhiệt lâu ngày, nung nấu kinh Can, bốc lên mắt làm cho mắt sưng đau, chảy nước mắt, lâu ngày tân dịch khô thiếu đi, da mi mắt bị bệnh làm cho lông quặm đâm vào con ngươi”.

Phân loại

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS) đã chia lông quặm làm bốn độ như sau:

+ Quặm độ I: mới chỉ có vài sợi quặp vào trong.

+ Quặm độ II: có nhiều cụm lông quặm chọc vào bên trong.

+ Quặm độ II: Sụn mi cong dầy lên, cả hàng mi quặp vào trong giác mạc.

+ Quặm độ IV: Đã có biến chứng làm cho khe mi hẹp lại hoặc đã mổ bỏ lông quặm nhiều lần.

Điều trị:

+ Nếu ít, dùng nhíp nhổ bỏ những lông quặm đi.

+ Nếu nhiều, phải mổ để lật mi ra mới có thể khỏi hẳn.

+ Ngũ bội tử, giã nhuyễn, hòa với mật ong bôi vào vùng mi có lông quặp vào sẽ làm cho lông mi bị kéo hướng ra ngoài (Gia Viên Dược Thảo).

LUPUT BAN ĐỎ

(Lupus Erythematosus, Lupus Erythemateux- LE)

Đại Cương

Luput ban đỏ là một loại bệnh tổ chức liên kết mạn tính thường gặp. Vì vết ban đỏ ngoài da có nhiều hình dạng hoặc như cánh bướm hoặc như mặt quỉ nên có tên gọi Ban Đỏ Cánh Bướm (Hồng hồ điệp sang), Hoàng Ban Lang Sang, Mặt Quỉ Sang...

Đặc điểm của bệnh là phát sinh ở mặt và phần cơ thể lộ ra bên ngoài, da có ban đỏ, phù, ban teo dạng bướm, bóc một lớp vảy, kèm theo sốt, đau khớp và những tổn thương nội tạng, nữ mắc bệnh nhiều và tuổi từ 20 đến 40.

Thường chia làm 2 loại: Lupus ban đỏ dạng đĩa và Lupus ban đỏ hệ thống.

Nguyên Nhân

Chưa rõ. YHHĐ cho rằng cơ sở của bệnh là một phản ứng tự miễn do hình thành các tự kháng nguyên tại các tổ chức đã bị biến đổi do nhiều nguyên nhân như cơ học (chấn thương), hoá học (thuốc, hoá chất), lý học (tia xạ, nóng, lạnh), vi khuẩn, vi rút. Cũng như trong quá trình tự miễn dịch nói chung, trong LE có vai trò của các hệ thống tế bào miễn dịch T và B (mất cân bằng giữa Lympho T và Lympho B).

Theo YHCT, Lupus là do tiên thiên bất túc, nội thương thất tình, Can khí uất trệ gây nên âm dưưng khí huyết mất điều hoà, khí trệ huyết ứ gây tắc kinh lạc sinh bệnh; hoặc thận tinh hư suy, hư hoả bốc lên, kèm theo cơ bì lỏng lẻo, phơi nắng nóng xâm nhập gây ứ trệ mạch lạc; Hoặc do nhiệt độc tích tụ nung nấu dinh huyết, huyết mạch bị chấn thương, tạng phủ rối loạn gây nên bệnh. Bệnh vào thời kỳ cuối thì thường âm sẽ làm tổn thương dương dẫn đến Tỳ Thận dương hư.

Triệu Chứng Lâm Sàng

1- LE Dạng Đĩa (Thể Mạn): là thể thường gặp nhất chiếm 75-80~ vị trí thường gặp là mặt, da đầu, niêm mạc môi, lưng bàn tay, thường chỉ có khoảng 1-3 đám. Ba triệu chứng cơ bản là ban đỏ, dày sừng, teo da.

. Ban đỏ là triệu chứng chính, sung huyết, có hình giãn mạch lăn tăn, đỏ cả đám hoặc bị phủ từng chỗ do vẩy hoá sừng, hoặc chỉ có ở vùng ngoại vi.

. Dày sừng chủ yếu ở các lỗ chân lông giãn rộng thành từng điểm, từng chấm khô, ráp, tại các lỗ chân lông.

. Sẹo teo được hình thành dần dần qua nhiều tháng năm, sẹo thành điểm nhỏ hoặc đám đều đặn, lõm, màu trắng ngà, có ranh giới rõ, trên vết sẹo teo da có hình giãn mạch lăn tăn, ấn lên tổn thương có cảm giác cộm ít nhiều và hơi đau, hình dáng lâm sàng có thể đa dạng tuỳ theo vị trí: ở mặt thường trên sống mũi, gò má,vùng trước tai đối xứng thành hình cánh bướm, ở da đầu thành vết đỏ có vẩy gắn chặt hoặc có điểm dày sừng xen kẽ sẹo teo da, gây trụi tóc... Ngoài ra có những thể khác như thể ban đỏ ly tâm, ban đỏ ngày càng lan rộng rồi chuyển thành thể hệ thống. Thể dày sừng có vảy trắng như phấn hoặc sùi tăng gai như hạt cơm, thể da đầu có vảy mỡ; Thể gồ cao thành đám đỏ.

2. LE Hệ Thống: là thể nặng nhất, có thể tiên phát hoặc thứ phát từ các thể khác chuyển thành, ngày càng gặp nhiều hơn. Tổn thương đa dạng ở da, nội tạng và nhiều cơ quan khác, có khi cấp diễn có khi từ từ, nhiều trường hợp tử vong sau thời gian ngắn, có khi tiến triển mạn tính, lúc tăng lúc giảm thất thường. Tổn thương da và niêm mạc như thể trên nhưng đa dạng hơn, rộng khắp hơn, kèm theo các tổn thương toàn thân như sốt, đau cơ, tổn thương khớp, nội tạng. Sốt thường là thấp, nhiều lúc cao đến 40-41oC (lúc bệnh cấp diễn).

Đau khớp: khoảng có 90% đau các khớp to nhỏ chân tay, biển hiện viêm khớp phong thấp, có khi dẫn đến teo cơ biến dạng, đau khớp cố định hoặc di chuyển.

Tổn thương nội tạng: 30-50% tổn thương tim mạch (viêm nội hoặc ngoại tâm mạc, viêm cơ tim), 45-75% tổn thượng thận (viêm cầu thận, suy thận cấp), 25% biểu hiện biến chứng tâm thần kinh (co giật, liệt nứa người, rối loạn tâm thần, viêm dây thần kinh ngoại biên), 20-60% tổn thương phổi (viêm phổi, viêm màng phổi), ngoài ra có thể kèm theo rối loạn tiêu hoá; viêm gan viêm lách, sưng hạch rải rác. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh có triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, nhiều khi rất khó chẩn đoán, nhất là thể lupus không có tổn thương ngoài da, mà trên đây chỉ giới thiệu 2 thể lâm sàng thường gặp.

Chẩn Đoán

Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng: ban đỏ, dày sừng, teo da, ban đỏ cánh bướm. Một số xét nghiệm cần thiết: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu thường hạ, tốc độ lắng máu tăng, CPR (+), tăng alpha và bê ta globulin, Transaminaza thường tăng, nước tiểu có albumin, hồng cầu, trụ niệu, xét nghiệm miễn dịch: globulin miễn dịch IGG tăng cao, tế bào LE (+), tỷ lệ bổ thể trong máu thấp (dưới 50 UI)...

Chẩn đoán phân biệt với:

. LE dạng đĩa với lao da, á sừng liên cầu, vảy nến, nấm da, trứng cá đỏ...

. LE hệ thống với dị ứng thuốc, vảy nến, viêm bì cơ, viêm đa khớp dạng thấp...

Điều Trị

a - Đối với LE dạng đĩa (thể mạn) phép trị chủ yếu là tư âm, dưỡng huyết, nhuận da, dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm.

b - Đối với LE hệ thống, thường gặp có 5 thể, luận trị như sau:

+ Nhiệt Độc Thịnh : ban đỏ, sưng phù, có điểm ứ huyết, ứ ban, bọc huyết, kết mạc mắt có điểm xuất huyết, sốt cao, bứt rứt, khát nước, táo bón, lưỡi đỏ thắm, rêu vàng, mạch Hồng Sác.

Điều trị: Lương huyết, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang gia giảm.

+ Âm Hư Hoả Vượng : da vùng bệnh đỏ sẫm, sốt kéo dài, lúc cao lúc thấp, môi miệng khô, ù tai, hoa mắt, chân tay đau, mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.

Điều trị: Tư âm, giáng hoả. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.

+ Khí Trệ Huyết Ứ : da có điểm ứ huyết, ứ ban, ngực sườn tức, đau, chán ăn, gan lách to, ấn đau, chất lưỡi đỏ, mạch Tế hoặc Sáp.

Điều trị: Sơ Can, giải uất, lý khí, hoạt huyết. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm.

+ Tâm Dương Bất Túc: ngực tức, hồi hộp hoặc đau nhói, bứt rứt, khó ngủ, miệng khô, sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt, lưỡi bệu, nhớt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Nhược hoặc Kết Đại.

Điều trị: Ích khí, dưỡng tâm. Dùng bài Sinh Mạch Tán hợp Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm.

+ Tỳ Thận Dương Hư: Ban đỏ không rõ hoặc không có, sốt nhẹ sợ lạnh, các khớp đau nhức, tóc thưa, kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh, mệt mỏi, tự hãn, ra mồ hôi trộm, tiêu lỏng, tiểu ít, lưỡi bệu, có dấu răng, mạch Nhu Tế.

Điều trị: Ôn thận, tráng dương, kiện tỳ, lợi thuỷ. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn, Chân Vũ Thang gia giảm.

Thuốc Dùng Ngoài:

. Ban đỏ phù nóng, bôi Tam Hoàng Tẩy Tễ ngày 3-4 lần.

. Da khô hoặc teo ở vùng bệnh bôi Bạch Ngọc Cao ngày 2-3 lần.

Các Bài Thuốc Khác

+ Thanh Cao Tễ, mỗi viên 9g, mỗi ngày uống 36 - 54g; hoặc dùng Thanh Cao Tố (chất chiết xuất Thanh cao) uống 0,3-0,6g, một liệu trình 2-3 tháng.

+ Tần Giao Hoàn Gia Giảm: Hoàng kỳ, Kê huyết đằng, Tần giao, Thục địa, Đan sâm, Nữ trinh tử đều 30g, Hoàng tinh, Bạch thược, Đương quy đều 15g, Ô tiêu xà, Bạch nhân sâm, Hoàng liên đều 6g, Liên tử tâm 12g, Ngọc trúc 9g, sắc uống.

Điều trị kết hợp : thuốc chích Đan sâm (mỗi 2ml có 4g thuốc sống), 4-8 ống, cho vào dung dịch glucoza (55-10%) 500ml, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần. Trường hợp bệnh nặng có thể cho Hydrocortisone nhỏ giọt tĩnh mạch.

Điều Dưỡng

+ Loại trừ các yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh.

+ Chế độ ăn uống : tăng chất dinh dưỡng, kiêng chất cay nóng, chất kích thích, có phù thì ăn nhạt.

+ Hạn chế sinh con, nếu có tổn thương nội tạng, không nên có con.

+ Trường hợp có sốt phải nghỉ tại giường, tránh mệt trong lao động.

LƯU CHÚ

(Multiple Abscess)

Lưu chú là loại apxe sâu làm mủ thường mọc ở vùng sâu cơ bắp. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể suy nhược nhiễm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn và nhiều loại tạp khuẩn khác. Lưu chú thường thấy mọc ở những vùng cơ bắp dày như chân tay, bụng ngực, eo lưng, mông, và ít thấy ở vùng đầu mặt, vùng hội âm, vùng cổ tay cổ chân. Đặc điểm của bệnh là tại chỗ sưng đau, mầu da bình thường; tương đương với bệnh áp xe chùm (Multiple abscess) theo y học hiện đại.

Ngoài ra còn tùy theo đặc điểm phát bệnh (thời tiết, nguyên nhân, đặc điểm phát bệnh), mà có tên khác nhau như bệnh phát về mùa hè thu thì gọi là Thử Thấp Lưu Chú, do đinh nhọt gây nên thì gọi là Dư Độc Lưu Chú, sau khi sanh hoặc chấn thương ứ huyết gây nên bệnh gọi là Ứ Huyết Lưu Chú, v.v... Tuy tên gọi khác nhau nhưng biện chứng luận trị là giống nhau.

Nguyên Nhân

Theo YHCT thì chứng Lưu chú là do chính khí suy, tà khí ủng trệ. Do sức đề kháng của cơ thể suy giảm mà những trường hợp nhiễm các loại như đinh, nhọt, ung, ngân tê, nhiễm khuẩn vết thương, sau khi sinh nước ối ủng trệ đều là những yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh lưu chú.

Triệu Chứng

Trước khi phát bệnh thường có tiền sử bị các chứng đinh nhọt, ung, chấn thương,

sinh đẻ hoặc các bệnh nhiễm trùng nội khoa, sau đó xuất hiện các triệu chứng nhiệt như sốt cao sợ lạnh, khát nước.

Bệnh thường tiến triển qua 3 thời kỳ:

+ Sơ Kỳ: bắt đầu vùng đầu trong chân tay hoặc mông, lưng, cơ thể sưng đau nhiều cơ, cơ sưng lan rộng mà mầu da không thay đổi và hơi nóng, khoảng 2-3 ngày sau, sưng nóng và đau càng rõ hơn, sờ có khối cứng, sốt cao kèm rét run, các khớp đau, đầu đau căng tức, chán ăn. Trường hợp thử thấp lưu chú thì ngực tức, khát mà không muốn uống, rêu lưỡi dày vàng, mạch Hồng Sác v.v...

+ Thời Kỳ Làm Mủ: nhọt sưng to đau nhiều, khoảng 2 tuần vùng giữa nhọt đỏ mềm, sốt cao miệng khát, có lúc ra mồ hôi, lưỡi đỏ rêu vàng nhầy, mạch Hồng Sác.

+ Thời Kỳ Vỡ Mủ: mủ màu vàng đặc lẫn với mủ nhầy trắng, nhọt cứng đau giảm, sốt giảm, ăn ngon hơn và sau 2 tuần hết mủ và lành miệng.

Chứng này thường sau khi vỡ mủ, nơi này chưa lành miệng nơi khác lại phát ra, sốt tiếp tục, cơ thể gầy, sắc mặt tái nhợt, mạch Hư, do cơ thể hư nên tà độc chưa hết; hoặc hôn mê nói sảng, ngực sườn đau, ho khó thở... là dấu hiệu áp xe tạng phủ.

Chẩn Đoán Phân Biệt

1- Viêm Khớp Háng Làm Mủ (Hoàn khiêu thư): đau nhiều ở khớp háng, mông sưng, chân đau không co duỗi được. Nếu cần chọc hút mủ khớp háng để xác định chẩn đoán.

2. Lịch Tiết Phong (viêm khớp dạng thấp): khớp bị bệnh sưng nóng đỏ, đau, không làm mủ, tái phát nhiều lần.

3. Chứng Lưu Đờm Khớp Háng (Lao khớp háng): phát bệnh chậm, có tiền sử bệnh lao, tại chỗ và toàn thân triệu chứng không rõ rệt. Làm mủ thường sau 6-12 tháng.

Biện Chứng Luận Trị

Thường biện chứng luận trị theo 2 thể bệnh:

+ Nhiệt Độc Thịnh: là bệnh vào sơ kỳ và trung kỳ; nhọt sưng to dần, đau nhiều, sờ nóng, có sốt cao khát nước, bứt rứt, ăn kém, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Hồng Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hòa dinh, tiêu thủng. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang hợp với Ngũ Thần Thang (Phục linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền, Tử hoa địa đinh). Bệnh phát về mùa hè, thêm hoắc hương, Bội lan, Lục Nhất Tán; Bệnh do sau khi sinh hoặc chấn thương thêm Đơn sâm, Đào nhân, Hồng hoa; Hôn mê nói sảng thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, Tử Tuyết Đơn; Lúc có mủ thêm Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích.

+ Chính Hư Tà Luyến: thường gặp vào kỳ vỡ mủ, hoặc bệnh tái phát nhiều lần, nhọt hết sưng, đau giảm nhưng nước mủ chảy ri rỉ, tổ chức hạt đỏ nhạt, vẫn còn sốt nhẹ, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, lưỡi đỏ nhạt, ít rêu, mạch Tế Sác hoặc Hư Sác

Điều trị: Ích khí, dưững âm, thanh lý dư nhiệt. Dùng bài Tứ Diệu Thang (chích Hoàng kỳ, Kim ngân hoa, Đương quy, Chích thảo). Độc còn nặng thêm Hoàng cầm, Địa đinh. Âm hư thêm Sinh địa, Mạch môn. Khí hư thêm Đảng sâm, Thái tử sâm.

Thuốc dùng ngoài

1. Sơ Kỳ: đắp Kim Hoàng Cao hoặc Ngọc Lộ Cao.

2. Có mủ: rạch da tháo mủ.

3. Mủ vỡ: Dùng chỉ (hoặc compres) tẩm Bạnh Nhị Đơn để dẫn lưu. Khi hết mủ dùng Sinh Cơ Tán, dán thêm Hồng Du Cao hoặc Thái Ất Cao.

Có thể dùng uống nước sắc Bồ công anh và rau Sam tươi uống, và giã nát đắp ngoài.


Tổng lượt xem: 304877
Lượt xem trong tháng: 3991
Lượt xem trong ngày: 94
Đang xem: 3

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: