Cây dâu

Cây dâu được trồng không chỉ lấy lá nuôi tằm lấy tơ dệt lụa mà cây dâu còn cho nhiều vị thuốc qúy. Trong Đông y lá dâu tên là Tang diệp, quả dâu là Tang thầm, vỏ rễ cây râu là Tang bạch bì, tầm gửi trên cây dâu là Tang ký sinh, tổ bọ ngựa trên cây dâu là Tang phiêu tiêu, cành dâu là Tang chi, sâu dâu cũng chữa được bệnh.

Từ thời nhà Đường (Trung Quốc), Quả dâu đã được ghi vào sách vở: Quả dâu vị chua ngọt, tính bình, bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng,  lợi khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, uống lâu ngày sẽ an thần, thính tai, tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Trong quả dâu có 84,71% nước, 9,19% đường, 1,8% axit (axitmalic và sucxinic), 0,36% protein, tanin, các Vitamin A, B1, B2, C. Quả dâu được dùng chữa bệnh can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp.

 Lá dâu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng, ho khan, nhức đầu, chữa trẻ em hay ra mồ hôi trộm.

Vỏ rễ dâu vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh đờm, lợi tiểu, chữa ho suyễn, tiêu hơi ứ phổi, phù phía trên thận.

Cành dâu vị đắng tính bình, vào kinh can chữa phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức. Tầm gửi dâu vị đắng tính bình vào hai kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, làm cho xuống sữa. Dùng chữa gân xương đau nhức, động thai, đẻ song không có sữa, lưng mỏi đau.

Tổ bọ ngựa dâu vị ngọt mặn, tính bình vào hai kinh can và thận, có tác dụng chữa di tinh, đái són, đái nhiều lần, kinh nguyệt bế; người âm hư nhiều hoả, bàng quang nóng không dùng được.

Sâu dâu chữa trẻ con bị đau mắt, nhiều dử, nhiều nước mắt. Nướng cả con sâu ăn hoặc ngâm rượu uống.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng các bộ phận cây dâu:

Trẻ em ho có đờm: Vỏ rễ cây dâu 4g sắc với nước cho uống.

Ho ra máu: Vỏ rễ cây dâu 600g. Ngâm nước vo gạo 3 đêm, tước nhỏ. Cho thêm 250g gạo nếp, sao vàng tán nhỏ, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 8g, chiêu bằng nước cơm.

Ho lâu năm: Vỏ rễ râu + vỏ rễ chanh, mỗi thứ 10g sắc uống.

Rụng tóc: Vỏ rễ dâu giã dập, ngâm nước, đun sôi 30 phút lấy nước gội đầu.

Nôn ra máu: Lá dâu cuối mùa, sao vàng sắc uống. Ngày uống 12-16g.

Mụn nhọt không liền miệng: Lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch.

Động thai đau bụng: Tầm gửi dâu 60g, Cao ban long 20g nướng thơm, Ngải diệp 20g, nước ba bát, sắc còn một bát, chia uống nhiều lần trong ngày.

Động thai bí đái: Tổ bọ ngựa dâu, nướng vàng tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 5g.

Tràng mạc: Quả dâu chín đen 2 bát đầy, vắt lấy nước, cô thành cao mền, ngày uống 3 lần mỗi lần 5g.

Phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức: Cành dâu 20g + Huyết dụ 12g, sắc uống.

Lở mép, sưng lưỡi: Cành dâu 30 cm, đốt một đầu, đầu kia chảy sùi nước trấp ra, lấy nước ấy bôi vào chỗ sưng lở.

Trẻ cảm sốt, mồ hôi trộm: lá dâu bánh tẻ 15g, sắc uống.

Trẻ đau họng, ho khan, bạch hầu: Lá dâu 20g + Tằm vôi 10g + Bạc hà 5g sắc uống.

Mất ngủ: Quả dâu tươi 60g, hoặc quả khô 30g, sắc uống ngày hai lần vào sáng và chiều.

Táo bón do huyết hư: Quả dâu nấu thành cao, ngày dùng 2 lần mỗi lần 20g.

Bạc tóc sớm: Quả dâu nấu thành cao, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 20g.

Viêm khớp: Quả dâu 250g, cành dâu 150g, Vừng đen 100g, giã nát, đun thành loại nước sền sệt, cho thêm 500g đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần mỗi lần 15g.

Say rượu: Vắt nước quả dâu bằng vải sạch, uống vài lần.

Ngoài việc dùng các bộ phận cây dâu dùng làm thuốc, quả dâu còn được chế biến làm thực phẩm chức năng hay thực phẩm thuốc.

Nguồn: caythuocquy.info.vn

 

 


Tổng lượt xem: 305265
Lượt xem trong tháng: 4379
Lượt xem trong ngày: 242
Đang xem: 1

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: