CÂY LẠC TIÊN

Tên khác: Chùm bao,dây nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm, dây bầu đường (Đà Nẵng), tây thiên liên, mò pì, mác quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái).

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất thu hái vào mùa xuân-hạ, phơi hay sấy khô

 

Thành phần hoá học

Lạc tiên chứa flavonoid, alkaloid, trong đó có harman.

 

Tác dụng dược lý

Alcaloid toàn phần chiết từ cây lạc tiên đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng được kích thích do dùng cafein và kéo dài thời gian gây ngủ của hexobarbitan.

Theo tài liệu Ấn Độ, quả lạc tiên chín có thể ăn được nhưng lúc còn xanh thì độc vì có chứa glycosid cyanogenetic.

Ở các nước Châu Âu, người ta dùng cây Passiflora coerulea và P. incarnata. P. coerulca được coi là có tác dụng an thần, chống co thắt. P. incarnata đã được ghi trong từ điển Pháp cũng là thuốc an thần và chống co thắt.

 

Tính vị, công năng

Toàn cây lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thuỷ. Quả có vị ngọt, chua, tính bình, mùi thơm, có tác dụng nhuận phế, chỉ thống.

 

Công dụng

Lạc tiên dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Ngọn non của cây thường được thu hái để luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ.

Quả lạc tiên trứng (P. edulis Sims) được dùng làm nước giải khát mát và bổ.

Ở châu Âu, cây P. coerulea được dùng làm thuốc dịu thần kinh rất công hiệu,. Cây P.incarnata cũng dùng làm thuốc an thần mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh, động kinh.


Tổng lượt xem: 300490
Lượt xem trong tháng: 6487
Lượt xem trong ngày: 33
Đang xem: 4
 
 
Sản phẩm của Đông y gia truyền Đan Phương
Nội dung trên website chỉ mang tính chất tham khảo
Bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có sự đồng ý của Bác sĩ
Bản quyền © 2014 thuộc về Đông y gia truyền Đan Phương
Địa chỉ: Số nhà 18.LK13,khu đô thị Văn Phú ,phường Phú La,quận Hà Đông,Hà Nội (Đối diện ủy ban phường Phú La) trực 24/24