PHẦN 7

BỆNH NHIỄM MỠ XƠ MẠCH

(Atherosclerosis Atherosclerose)

CHỨNG ĐỘNG MẠCH NGẠNH HÓA

Đại Cương

Nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh mạn tính của động mạch kéo dài hàng chục năm, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 50 đến 70, dưới 20 tuổi cũng có thể bắt đầu phát hiện bệnh và sau 70 tuổi bệnh giảm dần. Bệnh lý chủ yếu là hai quá trình thoái hóa và tăng sinh cùng diễn tiến ở thành mạch, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Nhiễm mỡ và xơ hóa thành mạch bắt nguồn từ rối loạn chuyển hóa mà chủ yếu là sự rối loạn chuyển hóa Lipit trong toàn cơ thể.

Bệnh không do một nguyên nhân duy nhất trực tiếp nào gây ra, mà là hậu quả của sự tác động nhiều yếu tố nguy cơ (risk factors). Qua nhiều công trình nghiên cứu nhiều năm, đa số tác giả đã nêu lên các yếu tố sau:

1) Tuổi cao, nam giới nhiều.

2) Trạng thái tăng Cholesterol và Lipoprotein trong máu.

3) Bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao cũng có liên quan đến xơ vữa động mạch và là một hội chứng của bệnh này. Cũng vậy, xơ vữa động mạch gây nên huyết áp cao. Vì thế hai bệnh này có liên hệ với nhau.

4) Hút thuốc lá. Sử dụng quá nhiều rượu và thuốc lá, làm cho mạch máu bị hẹp lại.

5- Bệnh đái đường (Diabète succré).

6) Chế độ ăn không hợp lý, lên cân quá nhiều. Có quá nhiều mỡ trong chế độ ăn làm tăng mức Cholesterol trong máu, Cholesterol đọng lại trong mạch máu làm cho thành mạch dày lên, làm tổn thương mạch máu. Lượng Cholesterol cao báo hiệu sự xuất hiện của xơ vữa động mạch. Những thí nghiệm trên súc vật cho thấy chế độ ăn giầu dinh dưỡng làm tăng Cholesterol.

7) Hệ thần kinh dễ xúc cảm, thường xuyên căng thẳng. Thần kinh căng thẳng dẫn đến tăng sinh Adrenalin, Adrenalin góp phần vào xơ vữa động mạch.

8) Ít vận động thể lực.

9) Yếu tố di truyền: Có nhiều người mắc bệnh, đàn ông trẻ đãø có nhiều yếu tố nguy cơ. Yếu tố di truyền có thể là tiền đề ở một người phát triển xơ vữa động mạch do sự thay đổi cấu trúc của mạch máu.

10) Rối loạn cân bằng giữa 2 hệ thống đông máu và chống đông.

11) Bệnh Goutte và trạng thái tăng axit uric máu.

12) Tiền sử cá nhân có bệnh nhược năng tuyến giáp viêm cầu thận mãn.

13) Sự mất cân bằng hormon đặc biệt là hormon nữ giới ảnh hưởng đến Tỳ và tuyến giáp được coi như những yếu tố gây căng thẳng và tổn thương đến mạch máu.

13) Nghẽn mạch máu cũng đóng góp vào việc phát triển xơ vữa động mạch.

Cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, hiện có những lý giải như sau được chú ý:

1) Cơ chế thâm nhập các lipit từ trong máu vào thành động mạch xuyên qua các khoảng cách giữa các tế bào nội mạc hoặc có sự trao đổi xuyên qua màng tế bào nội mạc (đề xuất sớm nhất nhưng không đủ để giải thích nhiều điểm quan trọng trong bệnh sinh).

2) Khả năng tự bảo vệ của lớp nội mạc giảm sút (do men tổng hợp Prostaglandine (PG 12) do tế bào nội mạc tiết ra giảm sút, men này có tác dụng ngăn chặn sự ngưng tập của tiểu cầu) (Moncada, Vang... 1979).

3) Những thay đổi tăng giảm của các loại lipoprotein trong máu như tăng Cholesterol, tăng Triglyceride, tăng các loại Lipoprotein gây xơ mỡ (ß- lipoprotein (LDL), tăng tiền ß-lipoprotein (VLDL). Còn loại Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) có tác dụng bảo vệ cơ thể chống xơ mỡ thì giảm sút.

4) Vai trò của gan chống xơ mỡ: Gan tạo ra men Lecithine Cholesterol Acyl Transferase (LCAT). Men LCAT xúc tác sự vận chuyển của a xít béo nhiều lần không no (Polyinsaturés), đưa Cholesterol qua các Lepoprotein gây bệnh về gan. Tại gan, Cholesterol được biến thành acid mật và thải ra ngoài. Acid béo nhiều lần không no (Acides gras polyinsaturés) có nhiều trong dầu thực vật (trừ dầu dừa) là tiền thân của Prostaglandine và tham gia vào phản ứng: Cholesterol tự do + Léclthine Cholesterol ester hóa + Lyso lécithine.

Qua đó men LCAT của gan kết hợp HDL góp phần thải Cholesterol cho nên ăn dầu thực vật có tác dụng phòng bệnh nhiễm mỡ xơ mạch.

5) Cơ chế tự miễn (Autoimmune): Trong những điều kiện nhất định, các Lipoproteines có thể biến thành những tự kháng nguyên (Autoantigènes), cơ thể sẽ sinh ra những kháng thể đặc hiệu chống lại mà hình thành những phức hợp tự miễn (Complexes autoimmunes) có tác dụng gây bệnh do làm tổn thương nội mạc, xâm nhập vào thành động mạch và khởi động quá trình xơ mỡ động mạch (Chebotarev D. F. và cộng sự).

Triệu Chứng Lâm Sàng

Thường chia tiến triển bệnh làm 2 thời kỳ:

+ Thời kỳ tiền lâm sàng: Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các biến động trong các tham số hóa sinh nói lên trạng thái rối loạn chuyển hóa, chủ yếu là chuyển hóa lipit (Hyperlipidémie, Dyslipoprotéinémie).

+ Thời kỳ lâm sàng: Thời kỳ này cũng có thêm là thời kỳ biến chứng của bệnh.

Triệu chứng lâm sàng tùy thuộc cơ quan bị biến chứng.

1) Động mạch chủ ngực: Không có triệu chứng lâm sàng rõ.

- Chụp X quang phát hiện cung động mạch chủ to đậm, quai động mạch chủ giãn rộng, phình to có khi có can xi hóa.

- Khi tổn thương lan đến van động mạch chủ và động mạch vành tim thì có triệu chứng hở van động mạch chủ: Tiếng thổi tâm trương ở liên sườn 2 trái, huyết áp chênh lệch rộng.

2) Động mạch vành tim: Triệu chứng thiếu máu cục bộ: Cơn đau thắt ngực (Angor pectoris, Angina pectoris)' nhồi máu cơ tim hoặc xơ cơ tim biểu hiện suy tim không hồi phục, loạn nhịp rối loạn dẫn truyền.

3) Động mạch não:

- Có thể là triệu chứng thoáng qua: Liệt, mất ngôn ngữ, lú lẫn, quên....

Biến chứng trầm trọng hơn như nhũn não, xuất huyết não, màng não...

4) Động mạch chi:

- Thường là chi dưới cả 2 bên, biểu hiện thiếu máu lúc gắng sức. Cơn đau cách hồi... Cũng có trường hợp hoại tử chi (gặp ở người già).

5) Động mạch chủ bụng:

Thường không biểu hiện triệu chứng. Sờ bụng phát hiện động mạch cứng, đập mạnh, ấn đau. Ít gặp phình động mạch bụng. Có khi gây tắc động mạch ở ngã ba gây thiếu máu chi dưới và liệt dương.

6) Các động mạch màng treo ruột ở bụng: Gây hoại tử tại một đoạn ruột.

7) Động mạch thận: Gây hẹp động mạch và biểu hiện là tăng huyết áp.

8) Động mạch tụy tạng: Gây thiếu máu các đảo Langerhans biểu hiện hội chứng đái tháo đường. Nói chung động mạch nào trong cơ thể cũng có thể bị xơ mỡ cho nên bệnh cảnh rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là tim, não, thận, chi.

Điều Trị

Các vị thuốc hạ mỡ có: Hà thủ ô, Sơn tra, Linh chi, Tỏi, Đan sâm, Tang ký sinh, Hoàng tinh, Sâm tam thất, Bồ hoàng, Trạch tả, v.v...

Bài thuốc hạ mỡ có:

+ Cao Lỏng Hạ Mỡ (bệnh viện Quân y 155/T.Q.) gồm Hà diệp, Thủ ô, Sơn tra, Thảo quyết minh, Tang ký sinh, Uất kim.

+ Bạch Kim Hoàn (Giang Tây) (Bạch phàn, Uất kim) mỗi lần 6g, ngày 3 lần, uống liền 40 - 60 ngày, có tác dụng làm giảm béo.

+ Phức Phương Sơn Tra (Sơn tra 30g, Lục trà 60g, Hà diệp 10g, Hoa tiêu 0,8g).

+ Viên Hà Thủ Ô (Hà thủ Ô 25g, Ngũ vị tử 10g, Đơn sâm 15g, Hoàng liên 0,5g).

+ Phức Phương Linh Chi Quyết Minh Tử Hợp Tễ (Linh chi, Tang ký sinh, Hương phụ, Quyết minh tử 15g, Trạch tả 10g, Sơn tra 10g).

+ Hoàng Tinh Tiễn (Hoàng tinh, Sơn tra sống, Tang ký sinh)...

Biện Chứng Luận Trị Bệnh Nhiễm Mỡ Xơ Mạch Theo Y Học Cổ Truyền

Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh toàn thân, gây tổn thương bệnh lý động mạch ở nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, theo Đông y, 2 chứng thường gặp là: Xơ Cứng Động Mạch Não và Xơ Cứng Động Mạch Vành.

A- XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH NÃO

1- Can Thận Âm Hư, Can Phong Thịnh: Thường cảm thấy chóng mặt, đầu váng, ù tai, họng khô, bứt rứt, ít ngủ, hay mơ, lưng đau, gối mỏi, chất lưỡi đỏ, khô, mạch Huyền Tế Sác. Nếu bị nặng thì chóng mặt tăng, đầu đau giật hoặc đau tức khó chịu, chân tay tê hoặc run giật, đi không vững, có khi ngã quỵ, liệt nửa người, khó nói.

Điều trị: Tư âm, tiềm dương, bình Can, túc phong. Dùng bài ‘Thiên Ma Câu Đằng Ẩm’ hợp với bài ‘Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ gia giảm: Thiên ma 8-12g, Câu đằng 12-16g, Hà thủ ô đỏ (chế), Câu kỷ tử, Bạch thược 12-20g, Quy bản (đạp vụn, sắc trước) đều 16-20g, Tang diệp, Cúc hoa, Bạch tật lê đều 12g, Thạch quyết minh, Mẫu lệ (sống, sắc trước) đều 16-24g, Trân châu mẫu (tán bột, uống với nước thuốc). Sắc uống ngày một thang.

+ Đờm Trở Huyết Ứ: Váng đầu, chóng mặt, đầu đau, đầu có cảm giác nặng, đau như bị bó chặt, ngực tức, buồn nôn, tinh thần lạnh nhạt, tai ù, tai điếc, có lúc nói khó, nhẹ thì hay quên, nặng thì trầm cảm ít nói hoặc tức giận thất thường, chất lưỡi sạm, rêu trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt.

Điều trị: Hóa đờm, khai khiếu, hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Đạo Đàm Thang hợp với Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Chế Bán hạ 8-12g, Bạch truật 12-20g, Thiên ma 8-12g, Phục linh 12-20g, Trạch tả 12-l6g, Viễn chí 6 -10g, Thạch xương bồ 12-16g, Quất hồng 8-10g, Đơn sâm 12-20g, Xuyên khung 8-12g, Uất Kim 8-12g, Sơn tra 6-10g, sắc uống ngày 1 thang.

Đờm ứ hóa nhiệt biểu hiện miệng đắng, rêu vàng nhớt: thêm Hoàng Liên, Hoàng cầm; Táo bón thêm Đại hoàng, Đào nhân; Khí hư, ngắn hơi, mệt nhiều thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ.

3) Khí Huyết Đều Hư: Váng đầu, chóng mặt, hồi hộp hay quên, ít ngủ, hay mơ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, bụng đầy, dễ tiêu chảy, chất lưỡi nhợt, mạch Trầm Tếâ hoặc Tế Sác.

Điều trị: ích khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, thông mạch. Dùng bài ‘Quy Tỳ Thang gia giảm: Nhân sâm (gói, sắc riêng) 6-8g (hoặc Đảng sâm 12-16g), Hoàng kỳ 16-30g, Đương qui, Bạch truật, Bạch thược, Thủ ô đỏ đều 12-20g, Phục linh, Đan sâm đều 12-16g, Long nhãn nhục 12g, A giao (chế), Xuyên khung đều 8- 12g, Sơn tra 6-10g sắc uống.

4) Thận dương bất túc: Váng đầu, ù tai, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng gối nhức mỏi hoặc mặt và chân tay phù, hay quên, đần độn, tiêu lỏng, tiểu nhiều, thân lưỡi bệu, mạch Trầm Trì, Tế, Phục.

Điều trị: Ích thận, ôn dương. Dùng bài ‘Địa Hoàng Ẩm Tử gia giảm’: Ba kích thiên, Thỏ ty tử, Ích trí nhân, Nhục thung dung mỗi thứ 12g, Tiên linh tỳ (Dâm dương hoắc) 10 - 12g, Thục địa 16-20g, Lộc giác giao 8-16g (hòa uống), Câu kỷ tử 10-16g, Thạch hộc 12-16g, Phục linh 12 - 20g, Sơn tra 8-12g, sắc uống.

XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN

Là sự xuất huyết đột ngột ở màng nhện. Thường là hậu quả của chấn thương đầu.

Tuổi nào cũng có thể bị nhưng thường xẩy ra khoảng 25-50 tuổi. Trước khi bị đứt hầu hết các tế bào hình sao đều phình trướng. Khi màng nhện bị đứt, thường kèm theo đau đầu dữ dội kèm theo ngất trong chốc lát. Đau đầu nhiều có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, truỵ mạch, hơi thở nhỏ. Có thể kèm co giật. Trong vòng 24 giờ sau khi xuất huyết, thường bị cứng gáy (dấu hiệu Kernig) và dấu hiệu Babinski dương tính. Sau khi não xuất huyết, có thể sẽ bị hôn mê, vì vậy có khoảng 25% sẽ bị liệt nửa người. Tỉ lệ tử vong ở xuất huyết lần đầu là 35% và khoảng 15% chết sau khi xuất huyết khoảng 1 tuần..

Đông y xếp vào loại Chân Đầu Thống. Nếu kèm chóng mặt thuộc loại Huyễn Vựng. Kèm nôn mửa thuộc loại Ẩu Thổ. Kèm hôn mê thuộc loại Quyết Chứng. Liệt nửa người thuộc loại Bán Thân Bất Toại, Trúng Phong.

Nguyên Nhân

Thường do thất tình, nội thương và dinh dưỡng suy kém. Chủ yếu do Can khí uất kết, khiến cho Tỳ mất chức năng vận hoá, thống huyết. Can uất lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can dương bốc lên, huyết theo khí đưa lên trên làm tổn thương các thanh khiếu, gây nên nhức đầu. Nếu Can khí hoành nghịch khắc Tỳ thổ, Tỳ thổ sẽ mất chức năng vận hoá, thấp trọc nhân cơ hội đó đình trệ lại, lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can hoả hợp với đờm bốc lên gây ra bệnh. Cũng có thể do ăn uống thất thường làm tổn thương Tỳ Vị, đờm thấp bên trong sẽ đình trệ, hoá thành hoả đưa lên thanh khiếu gây nên bệnh. Nếu Can khí uất kết lâu ngày sẽ làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên bệnh.

Triệu Chứng

+ Đờm Nhiệt Thượng Nhiễu: Đau đầu nhiều, nôn mửa, miệng khô nhưng không thích uống, miệng nhạt, bụng đầy trướng, hồi hộp, mất ngủ, nhiều ngày không đi tiêu được, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Huyền, Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, trừ đờm, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Hoàng Liên Ôn Đởm Thang gia giảm: Phục linh 12g, Hoàng liên, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Xa tiền tử, Đại hoàng, Toàn yết, Ngô công, Thương truật đều 9g.

(Đởm nam tinh, Phục linh, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Xa tiền tử thanh nhiệt, hoá đờm; Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự chỉ ẩu; Hoàng liên thanh nhiệt ở Tâm, Can, Đởm và Vị; Phục linh, Thương truật, Xa tiền tử trừ thấp trọc; Đại hoàng tả nhiệt, thông tiện; Toàn yết, Ngô công thông kinh lạc, chỉ thống).

Không có táo bón, giảm hoặc bỏ Đại hoàng. Có dấu hiệu huyết ứ thêm Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược đều 9g.

Châm Cứu: Phong long, Nội đình, Trung quản, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.

(Phong long, Nội đình, Trung quản thanh nhiệt, hoá đờm, chỉ ẩu; A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).

Miệng nhạt, kém ăn, bụng trướng thay Trung quản bằng Nội quan và Công tôn. Đầu đau không chịu nổi thêm Trung chử, Ngoại quan. Mệt mỏi thêm Túc tam lý.

+ Huyết Ứ Trở Kinh Lạc: Đầu đau lâu ngày trị không khỏi, đau cố định một chỗ. Có cảm giác căng trướng, dễ tức giận, hông sườn đau tức, có thể có tiền sử bị chấn thương đầu, lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền, Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm: Ngưu tất, Đương quy đều 15g, Địa long 12g, Xuyên khung, Đoà nhân, Xích thược, Sinh địa, Khương hoạt đều 9g, Đại hoàng (chưng rượu) 6g, Thông bạch 2 cọng.

(Ngưu tất, Xuyên khung, Đào nhân, Xích thược, Sinh địa, Đương quy, Đại hoàng hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Địa long thông kinh hoạt lạc, chỉ thống; Khương hoạt dẫn thuốc lên phần trên cơ thể, trị đau đầu; Sinh địa dưỡng huyết, chỉ huyết; Thông bạch thông dương, thông kinh lạc).

Căng thẳng, dễ tức giận, hông sườn đau thêm Sài hồ, Bạch thược, Uất kim. Nôn mửa thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự đều 9g. Đau đầu nhiều, thêm Nhũ phương, Một dược đều 6g.

Châm Cứu: Thái xung, Hợp cốc, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.

(Thái xung, Hợp cốc hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống; Thái xung sơ Can, giải uất; A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).

Huyết ứ kèm đau đầu nhiều, thêm Tam âm giao, Trung chử. Nôn mửa thêm Nội quan, Trung quản. Căng thẳng nhiều thêm Gian sử.

+ Can Hoả Thượng Cang: Đau đầu dữ dội, hầu như đau ở đỉnh đầu và sau gáy. Bắt đầu đau ở đỉnh đầu dần dần ảnh hưởng đến sau gáy, có khi đau trước trán, hố mắt hoặc đua lan hết đầu, đau không chịu nổi, dễ tức giận, nôn mửa, cứng gáy, mất ngủ, bứt rứt, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Huyền Sác.

Điều trị: Thanh Can, tả hoả, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm: Cát căn15g, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa đều 12g, Chi tử (sao), Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng, Sài hồ, Đơn bì, Xa tiền tử đều 9g.

(Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm thảo, Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng thanh Can, tả hoả; sài hồ sơ Can, giải uất, hoá ứ; Cát căn giải cơ, thanh nhiệt, chuyên dùng trị đau cơ vùng cổ gáy).

Ngủ nhiều thêm Thạch xương bồ, Uất kim, Viễn chí đều 9g để hoá đờm, khai khiếu. Nói khó thêm Hoàng liên 9g để thanh Tâm hoả. Liệt chi thêm Rang chi 30g, Ngưu tất 15g, Địa long 9g để khu phong, thông kinh lạc. Co giật thêm Thiên ma, Cương tằm, Câu đằng đều 9g, Toàn yết 6g để khu phong, chỉ thống.

Châm Cứu: Thái xung, Huyền chung, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh.

(Thái xung, Huyền chung thanh Can, tả hoả; Thái xung cũng bình Can để ngừa Can uất hoá hoả; Huyền chung là huyệt hội của tuỷ, châm để tả tuỷ hải. A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc).

Ngủ nhiều thêm Tam gian. Khó nói thêm Á môn. Co giật thêm Hợp cốc.

Bệnh Án Xuất Huyết Dưới Màng Nhện

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q. Hạ)

Triệu XX, nữ, 11 tuổi. Vào viện ngày 10-11-1973. Giữa trư­a hôm đó bệnh nhi muốn ra ngoài chơi, đột nhiên hôn mê ngã lăn ra đất, nên, vội vàng đư­a đến bệnh viện cấp cứu. Khám thấy: thân nhiệt 3607 C, mạch đập 98 lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg, bạch cầu 32.400/mm3, đang trong trạng thái hôn mê, sắc mặt trắng bệch, phản xạ với ánh sáng chậm, cổ cứng, chân tay lạnh, tim phổi gan lách không có gì khác thường. Cho tiêm Penixillin, Gentamyxin và truyền dịch. Ngày thứ ba sau khi vào viện, bệnh tình vẫn chư­a đỡ, vẫn ở trạng thái nửa hôn mê, thân nhiệt 38,3 độ C, đồng tử bên phải to hơn bên trái, phản xạ với ánh sáng chậm, rãnh mũi mép phía bên phải nông, cổ cứng rõ rệt, Kerning và Brudzinski đều dương tính, phía bên phải rõ rệt. Sau khi vào viện 4 ngày, tiến hành chọc ống sống, dịch não tuỷ có máu, phần trên trong, có màu vàng nhạt, chẩn đoán lâm sàng là xuất huyết dưới màng nhện. Đông y nhận định rằng chủ yếu là ứ huyết nội trở, tràn ra thành bệnh, cần phải hành khí hoạt huyết, khử ứ sinh tân. Sau khi khám cho dùng ‘Huyết Phủ Trục ? Thang’ (Đương quy 9g, Sinh địa hoàng 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 9g, Chỉ thực 9g, Xích thư­ợc 15g, Sài hồ 6g, Cam thảo 3g, Cát cánh 4,5g, Xuyên khung 4,5g, Ngưu tất 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang).. Dùng thêm ít thuốc trấn tĩnh Aminazin, Luminal. Uống được 10 thang giảm nhiều đau đầu, các triệu chứng kích thích màng não đã hết, tinh thần khá lên. Xét nghiệm lại dịch não tuỷ, các chỉ tiêu đều trở về bình thường. Tiếp tục chăm sóc thì tình trạng cháu bé ổn định, bệnh khỏi. Ngày 17-12-1973 ra viện.

Bàn luận: Bài thuốc ‘Huyết Phủ Trục ? Thang’ nguyên lấy từ ‘Y Lâm Cải Thác’, có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, chủ trị ứ huyết ng­ng trở, kiêm can khí uất trệ, có các triệu chứng như­ đau ngực, đau mạn sư­ờn, đau đầu mất ngủ, tim đập hồi hộp, hay tức giận, trong y văn đã ghi lại không ít người dùng bài thuốc này để trị đau thắt ngực, các di chứng sau chấn động sọ não, đều có kết quả tốt. Chúng tôi điều trị xuất huyết dưới màng nhện, đã quan sát trên lâm sàng nhiều năm, thấy kết quả khả quan. Từ thực tế đó nhận thấy rằng nếu bệnh ở giai đoạn đầu, thoạt tiên nên dùng ‘Tê Giác Địa Hoàng Thang Gia Giảm’ để Lương huyết cầm máu, chờ bệnh tình ổn định, lại cho dùng ‘Huyết Phủ Trục Ưù Thang’, thì kết quả sẽ lý t­uởng.

XUẤT HUYẾT NÃO

(Hémorragie cérébrale Cerebral hemorrhage)

Não xuất huyết là do mạch não bị vỡ và máu chảy vào tổ chức não gây nên. Bệnh thường gặp ở tuổi trên 50 có huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường đột ngột, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hôn mê, liệt tay chân, méo miệng.

Triệu Chứng Lâm Sàng

Xuất huyết não thường xảy ra trong lúc bệnh nhân đang tỉnh táo, thường có liên quan đến trạng thái tâm thần bị kích động đột ngột (quá tức giận, quá lo lắng, quá vui, quá buồn hoặc dùng lực quá mạnh làm cho huyết áp tăng đột ngột… gây nên).

1) Giai đoạn cấp diễn:

Bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một bên người yếu hoặc liệt, ý thức lú lẫn, dần dần đến hôn mê, sắc mặt nóng đỏ, cổ gáy cứng, liệt mặt, chảy nước dãi, thở dồn dập, cổ khò khè, bụng đầy, táo bón. Đa số có sốt, huyết áp cao, mặt lưỡi có nhiều điểm ứ huyết, dưới lưỡi nổi gân xanh, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc vàng khô, mạch Huyền, Sắc, Đại.

Bệnh nhẹ thì lúc tỉnh lúc mê, thân lưỡi cứng, nói không rõ tiếng, liệt nửa người, chân tay run giật. Bệnh nặng thì hôn mê sâu, sắc mặt tái nhợt, chân tay liệt mềm, cơ thể lạnh ướt, hơi thở ngắn, nhanh hoặc ngất quãng, huyết áp hạ, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng chậm hoặc mất hẳn, tiêu tiểu không tự chủ. Đối với những người có bệnh huyết áp cao, tiêu tiểu không tự chủ, mạch Hư, Đại, không có gốc.

Đối với những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, xơ cứng động mạch nào, béo phì, thường có những triệu chứng báo trước như đầu cổ đau, chóng mặt, chân tay tê dại, chảy máu cam, xuất huyết võng mạc v.v...

2) Giai đoạn hồi phục:

Sau một thời gian hôn mê từ mấy ngày đến mấy tuần thì bệnh nhân trở lại tỉnh táo, có thểâ nuốt và uống nước được, hơi thở ổn định, sức khỏe chung tốt dần, chân tay bên liệt có thể cử động dần.

3) Giai đoạn di chứng:

Thường 6 tháng sau, bệnh nhân hồi phục lại một cách từ từ và để lại những di chứng với mức độ khác nhau như liệt chi, chân tay cơ bắp teo gầy, run giật và đau nhức, trí nhớ giảm sút hoặc đần độn...

4) Chẩn đoán bệnh: Dựa vào các tiêu chuẩn sau:

a) Tuổi trên 40, bệnh phát đột ngột.

b) Có những triệu chứng: hôn mê, liệt nửa người, méo miệng.

c) Có tiền sử huyết áp cao.

5) Nguyên nhân và cơ chế bệnh theo Y học cổ truyền:

Bệnh xuất huyết não phát bệnh đột ngột nhưng hình thành bệnh là một quá trình. Theo Y học cổ truyền. sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau:

a) Phong (Tức Can phong): lâm sàng có triệu chứng hoa mắt, váng đầu, chân tay run giật do Can Thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, Can dương thịnh hóa phong sinh bệnh. Ngoài ra, tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt lao tâm suy nghĩ nhiều, tâm hỏa thịnh, hoặc giận dữ làm cho Can hỏa bị kích động, hoặc ăn uống nhiều chất béo, mỡ tích trệ hóa hỏa, đều dẫn đến Can phong nội động.

b) Hỏa: Can dương thịnh. trường Vị kết nhiệt, thường biểu hiện mắt đỏ, bứt rứt, dễ cáu gắt, táo bón.

c- Đàm: Thường do thích ăn nhiều chất béo mỡ hoặc nghiện rượu, Tỳ Vị tích trệ, tân dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ưu tư nhiều quá, khí trệ sinh đàm. Trên lâm sàng thường thấy tức ngực, buồn nôn, khạc ra đờm dãi, cơ thể hoặc chân tay tê dại hoặùc có những cơn hoa mắt, váng đầu.

d) Ứ Huyết: Nguyên nhân huyết ứ thườøng do khí trệ, ngoài ra âm hư, huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ. Thực ra 4 yếu tố gây nguy cơ tai biến xuất huyết não trên đây đều có liên quan ảnh hướng lẫn nhau và là nhân quả của nhau. Bệnh xuất huyết não là một bệnh mang tính chất chính khí hư, tà khí thực mà trong giai đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhưng do chính khí vốn hư nên tà khí dễ làm hao tổn nguyên khí mà dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hư thoát (dương hư, âm hư hoặc khí âm hư, âm dương đều hư). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đà bị đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí). Nhân chính khí hư tổn là chính, chủ yếu là khí âm hư mà huyết ứ vẫn còn lưu tại kinh mạch.

6) Biện chứng luận trị:

Biện chứng luận trị chủ yếu theo 8 giai đoạn lâm sàng.

(l) Giai đoạn cấp tính: Thường trong thời gian 1-2 tuần đầu của bệnh mà triệu chứng chủ yếu là hôn mê. Thời gian hôn mê càng dài, càng sâu thì tiên lượng bệnh càng kém. Do thể chất người bệnh và tình hình bệnh lý khác nhau mà biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau, có thể chia làm 2 thể bệnh: chứng bế và chứng thoát.

CHỨNG BẾ

Triệu chứng: Hôn mê, liệt nửa người, méo miệng, mắt trợn ngược, mặt đỏ, người nóng sốt, hàm răng nghiến chặt, đờm nước dãi nhiều, họng khò khè, chân tay co cứng, tiêu tiêu không thông, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác, gọi là chứng ‘Dương Bế ', thường gặp trong giai đoạn cấp.

Điều trị: Khai bế, tỉnh não, hoạt huyết, chỉ huyết.

Châm ra máu các huyệt: Trung xung, Bá hội, Tứ thần thông (hoặc châm ra máu 12 huyệt Tỉnh), kết hợp châm Nhân trung, Thừa tương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Lao cung, Thái xung, Dũng tuyền. Hoặc dùng Nội quan, Nhân trung, Tam âm giao, Hợp cốc, Ủy trung. Chủ yếu dùng phép tả, mỗi ngày 1 - 2 lần, không lưu kim, cho đến khi tỉnh, và tùy bệnh tình mà thay đổi chọn huyệt cho phù hợp.

Thuốc thường dùng 'An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’, ‘Chí Bảo Đơn’ hoặc ‘Tử Tuyết Đơn’. Mỗi lần uống từ 1 – 2g đến 2-4g, ngày 2-4 lần, tán nhỏ hòa nước sôi uống hoặc bơm bằng xông.

+ Hoạt huyết, chỉ huyết: dùng bài ‘Tê giác Địa Hoàng Thang’ (Tê giác 20g, Sinh địa 16 - 20g, Xích thược 12-16g, Đơn bì 12-16g).

(Hiện nay, ở Trung Quốc, dùng nhiều các chế phẩm Đơn sâm dưới dạng thuốc tiêm, theo các báo cáo cho thấy kết quả rất tốt).

+ Chứng dương bế (nhiệt bế) có thể dùng bài thuốc sau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bình Can, tức phong, an thần, hoạt huyết: Sinh địa 10 - 15g, Chi tử (sao), Hoàng cầm, mỗi thứ 10g, Toàn qua lâu 15 - 20g, Mang tiêu 10g, bột Tê giác 15 - 25g (hòa uống), Thạch quyết minh 15g, Câu đằng 15g, Xích bạch thược mỗi thứ 15g, Đơn sâm 15g, Tam thất bột (hòa thuốc uống) 6g, Chích thảo 3g, Trúc lịch 30ml, ngày uống 1 thang, tùy chứng gia giảm.

+ Chứng âm bế (thường gặp ở bệnh nhân vốn dương hư, đàm thịnh, hàn đàm làm bế tắc thanh khiếu), dùng phép chữa: ôn thông, khai khiếu. Dùng bài Tô Hợp Hương Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương) mỗi lần uống 2-4g, ngày 1-2 lần uống với nước sắc Tế tân 3g, Gừng tươi 3-5 lát.

Nếu dương hư nặng (sắc mặt tái nhợt, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, mạch Vi hoặc Phù Tế mà Huyền) thêm Phụ tử, Hoàng kỳ, Xuyên khung, Tô mộc, Đương qui, Bạch cương tàm, Ngưu tất, Tế tân để hoạt huyết thông lạc.

Nếu hôn mê, cấm khẩu, đờm nhiều, chính khí muốn thoát: cần dùng bài ‘Tam Sinh Ẩm (Nam tinh, Bán hạ, Phụ tử (đều dùng sống – sinh), mỗi thứ 10g), thêm Nhân sâm 15-30g, sắc uống ngay để chống hư thoát. Châm thêm Nhân trung, Hợp cốc, cứu Túc tam lý, Dũng tuyền để hồi dương, cứu nghịch.

CHỨNG THOÁT

Triệu chứng: Đột nhiên ngã quỵ hoặc do chứng bế chuyển thành, có triệu chứng hôn mê, sắc mặt tái nhợt, mắt nhắm, miệng há, hơi thở ngắn, gấp, hoặc có lúc ngưng thở, tay chân duỗi ra, lạnh, toàn thân ướt lạnh, tiêu tiểu không tự chủ, chân tay liệt mềm, lưỡi rút ngắn, mạch Vi muốn tuyệt hoặc Hư Đại vô căn, huyết áp hạ. Thường chứng thoát là âm dương và khí huyết đều hư hoặc do bệnh nhân nguyên khí vốn rất hư đột quị là xuất hiện chứng thoát, hoặc là sự diễn tiến xấu đi của chứng bế cho nên trong quá trình cấp cứu chứng bế nếu phát hiện 1 - 2 triệu chứng của chứng thoát cần chú tâm chữa cấp cứu kịp thời mới hy vọng cứu sống bệnh nhân.

Điều trị: Hồi dương cứu thoát, dùng bài ‘Sâm Phụ Thang’ (Nhân sâm, Phụ tử, mỗi thứ 15-30g), trường hợp ra mồ hôi không dứt, thêm Long cốt, Mẫu lệ mỗi thứ 80-60g.

Âm dương đều thoát: dùng ‘Sinh Mạch Ẩm’ hợp với ‘Sâm Phụ Thang,' thêm Sơn thù nhục, Bạch thược, Long cốt, Mẫu lệ.

Đây là trường hợp cấp cứu trụy tim mạch không thể dùng thuốc uống được mà phải tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch. Ở Trung Quốc dùng thuốc chích Sâm Mạch (Nhân sâm, Mạch môn) mồi lần 4-10ml, cho vào 20ml dung dịch Gluco 50%, chích tĩnh mạch 2-8 lần, sau đó tiếp tục dùng dịch Sâm Mạch 10- 20ml cho vào dung dịch Gluco 10% - 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến khi trạng thái choáng được cải thiện, huyết áp ổn định. Và sau đó tiếp tục dùng dung dịch Sâm Phụ mỗi lần 40-100ml, thêm vào 10% Gluco 250-500ml nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2 lần. Tùy tình hình bệnh mà duy trì dùng trong 7 đến 10 ngày.

- Kết hợp châm cứu: Chủ yếu cứu các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Thần khuyết, Dũng tuyền.

b) Giai đoạn hồi phục: Sau thời gian cấp tính khoảng 1-2 tuần và qua điều trị tích cực chứng bế hoặc chứng thoát, bệnh nhân qua cơn nguy kịch chuyển sang giai đoạn hồi phục. Bệnh lý chủ yếu ở giai đoạn này là chứng hư kèm huyết ứ, đờm trệ ở kinh lạc mà phần lớn là thể khí hư, huyết ứ.

Triệu chứng: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng sạm, liệt nửa người, chất lưỡi xám nhạt hoặc có điểm ứ huyết, mạch Tế Nhược hoặc Tế Sáp hoặc Hư Đại, huyết áp thường không cao hoặc hơi cao.

Phép chữa: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc. Dùng bài ‘Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang’ (Y Lâm Cải Thác): Hoàng kỳ (sống) 80-60g, Xích thược 8-12g, Đương qui 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Địa long 6- 8g, sắc uống.

Gia giảm: Thận hư thêm Can địa hoàng, Sơn thù, Nhục thung dung, Ngưu tất, Tang ký sinh, Đỗ trọng. Huyết áp cao thêm Thanh mộc hương, Thảo quyết minh, Hán phòng kỷ. Chân tay hồi phục chậm thêm Đan sâm, Xuyên giáp để hoạt huyết; Quất hồng, Thanh bì hóa đàm, thông lạc.

Một Số Bài Thuốc Tham Khảo

+ Thông Mạch Sơ Lạc Dịch (Thiểm Tây Trung Y Học Viện) gồm Hoàng kỳ, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm, truyền tĩnh mạch.

+ Cố Bản Phục Nguyên Thang (Y Viện Long Hoa Thương Hải) gồm: Hoàng kỳ, Đan sâm, Kê huyết đằng, Hoàng tinh, Hải tảo, Huyền sâm, thích hợp với thể âm hư.

Ngoài ra, bệnh viện Bắc Kinh có chế bài thuốc uống gồm có độc vị Thủy điêït (con Đỉa) dùng có kết quả.

Đối với thể âm hư dương thịnh (liệt nửa người, sắc mặt đỏ, đau đầu, chóng mặt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền Sác...) có thể dùng bài 'Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn’ thêm Thạch quyết minh, Câu đằng, Đan sâm, Xích thược, Bạch thược để tư âm, tiềm dương, hoạt huyết, thông lạc.

c- Giai đoạn di chứng: Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.

Bệnh ở giai đoạn này gần giống giai đoạn hồi phục, chủ yếu là hư chứng (tùy từng bệnh nhân mà biểu hiện thiên về khí hư, huyết hư, âm hư hoặc dương hư kiêm khí huyết ứ trệ hoặc đờm thấp trở trệ, vì vậy phép chữa vẫn cần chú ý bồ ích khí huyết, tư âm, tiềm dương, hành khí, hóa ứ, sơ thông kinh lạc. Đối với giai đoạn này cũng như giai đoạn hồi phục, ngoài việc dùng thuốc ra, kết hợp các phương pháp luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu… sẽ giúp hỗ trợ nhanh sự hồi phục các chức năng vận động, lao động trí óc và chân tay. 3 mặt điều trị cần thiết đối với người bệnh trong giai đoạn hồi phục và di chứng là: Tự tạo cho mình một tinh thầùn thanh thản, thoải mái, không để bị kích động tâm thần, tự xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống thanh đạm, làm việc vừa sức, không ham dục vọng, kết hợp với sự luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn… sẽ giúp phục hồi sức khỏe, phòng chống tái phát bệnh.

XƯƠNG CHŨM VIÊM CẤP

Đại cương

Xương chũm là một khối xương nằm lồi gần ngay sau vành tai. Cấu tạo của xương chũm tuy cứng nhưng bên trong lại xốp, có nhiều hốc nhỏ. Ở giữa xương chũm có một hốc to hơn gọi là Sào bào. Từ sào bào này lại có một đường ống thông trực tiếp với tai giữa, vì vậy, bệnh ở tai giữa thường lan vào xương chũm. Trẻ nhỏ sào đạo ngắn và rộng hơn vì vậy xương chũm dễ bị viêm. Xương chũm tiếp giáp với nhiều bộ phận quan trọng như màng não, não, các mạch máu, thần kinh quan trọng… Ngoài ra, vì xương chũm có cấu tạo xốp do đó khi xương chũm bị viêm, bệnh lây lan rất nhanh, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như Màng não viêm, Áp xe não, Liệt mặt… và nguy hiểm nhất là biến chứng Nhiễm trùng máu rất dễ gây tử vong.

Đông y xếp vào loại Nhĩ Căn Độc.

Nguyên nhân

+ Theo YHHĐ

. Do Tai giữa viêm cấp, mủ nhiều không khỏi hoặc không thoát đi được, tràn vào xương chũm.

. Nhiễm khuẩn, nhất là các loại liên cầu, Phế cầu, tụ cầu sau khi bị các chứng Ban sởi, cúm.

. Do cấu trúc của xương chũm: loại xương chũm thông bào dễ bị hơn loại viêm xốp…

. Do cơ địa: Nơi người có bệnh mạn tính như Tiểu đường, Thận viêm mạn, thiếu máu, giảm sức đề kháng…

+ Theo YHCT: có thể do:

. Tà độc ủng thịnh, đi lên vào xương chũm sau tai, kết tụ lại ở đó gây nên.

. Khí huyết hư suy không kháng cự được với độc tà bên ngoài xâm nhập vào, đưa lên sau tai gây nên bệnh.

Triệu chứng

Tai giữa viêm cấp sau khi đã chảy mủ vài tuần mà các triệu chứng không giảm lại tăng thêm như sốt dai dẳng, sốt thất thường, tiếp theo là chảy mủ tai. Có khi sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ. Ở trẻ nhỏ thường bị tiêu chảy kéo dài. Tai đau nặng hơn trước, đau dữ dội khi nằm vào vào ban đêm, đau lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Tai ù nhưng tiếng ù trầm, chảy mủ tai nhiều, ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm thấy rất đau.

Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng - Dương Y’ viết: Chứng Nhĩ căn độc, hoặc nói là gốc tai kết hạch, nên gọi là Nhĩ căn độc, hình dáng giống như hạch đờm, ấn vào không chuyển mà hơi đau. Do kinh túc Thiếu dương Đởm và Tam tiêu có phong nhiệt gây nên”.

Sách ‘Y Tông Kim Giám - Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết’ ghi: “ Chứng Nhĩ căn độc mới phát có hình dáng giống hạch đờm, nặng hơn thì giống như con chuột nằm úp, đỏ, đau, do Tam tiêu có phong hỏa, Đởm có khí tức giận, gây nên đột ngột sưng to thành ung thư (mụn nhọt)”

Trên lâm sàng thường hay gặp hai loại sau:

1- Tà Độc Ủng Thịnh: Trong tai đau, lan ra sau tai, toàn thân sốt, đầu đau, miệng khô, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi vàng, mạch huyền, Hoạt, Sác.

Điều trị: Tả hỏa, giải độc, khứ ứ, bài nùng.

Dùng bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm (58)

(Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán ung thủng; Đương quy, Xích thược, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Trần bì lý khí, tiêu thủng; Phòng phong, Bạch chỉ tán kết, tiêu thủng; Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh nhiệt, bài nùng; Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích giải độc, thông lạc, tiêu thủng, di kiên; Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc).

2- Khí Huyết Háo, Suy: Chỗ sưng vỡ mủ không khỏi, toàn thân mỏi mệt, không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Nhược

Điều trị: Bổ ích khí huyết, thác độc ngoại xuất.

Dùng bài Thác Lý Tiêu Độc Tán (48).

(Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Chích thảo ích khí, khứ thấp; Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung dưỡng huyết, hòa doanh; Ngân hoa thanh nhiệt, giải độc; Cát cánh, Bạch chỉ, Tạo giác thích thác lý, bài nùng).

Ngoại khoa:

Tiên hạc thảo (tươi) 30g, Phù dung hoa diệp (tươi) 30g, giã nát, đắp vào (Trung Y Cương Mục).


Tổng lượt xem: 305311
Lượt xem trong tháng: 4425
Lượt xem trong ngày: 37
Đang xem: 3

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: