PHẦN 4

VIÊM DA THẦN KINH

Ngưu Bì Tiên, Nhiếp Ảnh Sang, Can Tiên, Neurodermatitis.

Viêm da thần kinh là một loại bệnh ngoài da thường gặp, phát sinh ở cổ và dày cứng như da cổ trâu nên có tên gọi là Ngưu bì tiên. Là loại bệnh mạn tính, phát triển chậm, dễ tái phát. Đặc điểm của bệnh là ngứa cực kỳ từng đợt, phát bệnh nhiều ở cổ và mặt duỗi của tay chân, tỉ lệ mắc bệnh cao ở tuổi tráng niên.

Nguyên Nhân: Căn nguyên của bệnh chưa rõ. Theo YHHĐ có nhiều thuyết như rối loạn thần kinh trung khu, thần kinh thực vật, rối loạn trao đổi chất, rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị ứng. Theo YHCT, nguyên nhân cơ chế bệnh có thể giải thích như sau:

+ Do thấp nhiệt ứ trệ tại cơ bì làm cho khí huyết bị rối loạn gây nên bệnh.

+ Bệnh lâu ngày gây tổn thương âm dịch, dinh huyết không đủ, huyết hư gây nên phong sinh táo khiến cho da thịt kém tươi nhuận.

+ Huyết hư can vượng, tinh thần căng thẳng, thường xuyên bị kích thích, lo lắng, buồn phiền, bực tức khiến cho khí huyết mất điều hòa gây nên bệnh.

Triệu Chứng

Tổn thương căn bản là những nốt sần tập họp thành đám, thường khu trú ở mặt duỗi các chi, hai bên cổ, tính chất thường đối xứng. Đám sần mới đầu còn ít, càng ngứa càng gãi và lan rộng, thường ngứa từng cơn dữ dội, nhất là về đêm. Dần dần vùng da ngứa bị gãi nhiều thành đỏ xẫm, hơi nhăn, hơi cộm, nổi những sần dẹt, bóng, sau đó thành một đám hình bầu dục hoặc thành hình nhiều cạnh hoặc vệt dài, mầu da thường nâu nhạt, khô và cứng, bề mặt bóng. Do gãi nhiều mà da có thể sinh viêm nang lông, lở loét. Đám viêm da thần kinh có thể đơn độc hoặc đối xứng (viêm da thần kinh khu trú) hoặc rải rác nhiều nơi (viêm da thần kinh tàn phát), tiến triển hàng thán,g hàng năm, dễ tái phát, ngày càng cộm, càng xẫm màu, lằn cổ trâu càng rõ. Khi khỏi thường để lại vết xẫm màu hoặc bạc màu dạng bạch biến.

Chẩn Đoán

1. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng: đám sần dày cứng như da cổ trâu, sờ vào như gỗ khô, ngứa dữ dội.

2. Thường phát sinh ở vùng cổ, mặt duỗi chân tay, mí mắt, vùng thắt lưng, vùng cùng cụt, đối xứng hoặc thành hàng, có thể bị toàn thân.

3. Thường gặp ở những người tinh thần căng thẳng thường xuyên, người lớn ít ngủ, bệnh kéo dài.

Phân biệt chẩn đoán: cần phân biệt với:

1. Chàm: không có sần cứng như da trâu, phát sinh thường ở mặt gấp của chi, có mụn nước và loét.

2. Lichen bột: có tổn thương sần sừng, sần cục hình bán cầu hoặc hình nón, màu nâu xám, hồng nhạt hoặc như da bình thường, sần to bằng hạt đậu xanh cụm vào nhau không cứng như da trâu, thường khu trú ở mặt trước cẳng chân, ngứa ít.

IV Điêu Trị

+ Phong thấp nhiệt: sần thành bánh, ngứa nhiều, đám sần da đỏ, vảy máu, loét, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Nhu Sác.

Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán gia giảm.

+ Huyết hư phong táo: vùng bệnh da sắc nhạt hoặc trắng, bề mặt khô táo, xù xì, chàm hóa, bệnh kéo dài, sắc lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch Trầm Tế.

Điều trị: Dưỡng huyết, khu phong, nhuận táo. Dùng bài Tứ Vật Thang hoặc Đương Quy Ẩm Tử gia giảm.

Thuốc dùng ngoài:

+ Tổn thương nhẹ, đám sần khu trú, bôi Tam Hoàng Tẩy Tễ ngày 3-4 lần.

+ Da khô dày, sần nhiều thành đám, dùng Ngải diệp 30g, Hùng hoàng, Hoa tiêu, Phòng phong đều 15g, sắc lấy nước xông rồi rửa. Sau đó bôi Bách Bộ Đinh, Tiên Dược Thủy số 2, ngày 2 lần.

Các phương pháp khác:

a - Bài thuốc kinh nghiệm:

+ Phòng phong, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng, Cây cứt lợn đều 12g, Sinh địa, Ý dĩ, Kim ngân hoa đều 16g, sắc uống.

+ Cúc hoa, Kim ngân hoa, Thương nhĩ tử, Khổ sâm đều 12g, Sinh địa 16g, Đơn bì 8g, sắc uống. Hai bài này dùng cho thể phong nhiệt.

+ Kê huyết đằng, Đậu đen (sao), Cây cứt lợn, Cam thảo, Sa sâm, Kỷ tử đều 12g, Kinh giới 16g, Xác ve 6g, Bạch cương tàm 8g sắc uống.

+ Hà thủ ô, Bạch cương tàm 8g, sắc uống, 2 bài này dùng cho thể huyết táo.

b - Thuốc bôi ngoài

+ Phèn phi 5g, Lưu huỳnh 25g, Khinh phấn 5mg, tán nhỏ, ngâm với cồn 70 độ trong 1 tuần, lắc kỹ khi bôi, 3-6 lần trong ngày.

Châm cứu: Châm chung quanh da bị bệnh ngày 1 lần, sau khi châm có thể kết hợp cứu. Có thể dùng điếu Thương truật, Thiên niên kiện cứu và xông khói mỗi lần 30 phút, ngay 2 lần.

Dự Phòng Và Điều Dưỡng

1 Tránh mặc áo cổ cứng.

2. Kiêng rượu và các chất cay nóng, mỡ.

3. Giữ tinh thần thanh thản không lo nghĩ, buồn phiền, kiềm chế sự bực bội tức giận.

4. Bảo đảm vệ sinh da, chống nhiễm khuẩn lúc châm cứu.

VIÊM DA TIẾP XÚC

Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh dị ứng da thường gặp, cũng gọi là viêm da độc tính. Đặc điểm của bệnh là phát ở vùng da có tiếp xúc, phát bệnh cấp, vùng da tiếp xúc nổi ban đỏ, sưng, nổi mụn nước không tái phát nếu không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh thường gặp ở người lớn, trước lúc mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc rõ. Nguyên Nhân: Theo YHCT, do vệ khí không chặt chẽ (cơ địa dễ dị ứng), chất độc bên ngoài như cay, nóng chạm vào da gây tổn thương; hoặc da tiếp xúc với các loại dị ứng (như sơn, thuốc, chất nhuộm, chất mỹ phẩm, các loại rễ, lá cây, hoa), độc tà xâm phạm vào da, uất tụ hóa nhiệt làm cho khí huyết bị rối loạn gây nên bệnh.

Triệu Chứng

Thường phát sinh ở vùng da của cơ thể lộ ra bên ngoài. Thường có thời gian ủ bệnh, lần tiếp xúc đầu khoảng 4-5 ngày hoặc hơn, lần tiếp xúc sau ngắn hơn khoảng vài giờ hoặc 1 ngày. Hình thái da bị tổn thương, phạm vi, mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít quyết định do chất loại dị ứng nguyên tiếp xúc tính chất và nồng độ, thời gian, vị trí, diện tích tiếp xúc to nhỏ và mức độ phản ứng của cơ thể người bệnh.

Trường hợp cấp tính thường phát ở mặt, cổ, chân tay, nổi ban đỏ sưng, sẩn, mụn nước, có thể mụn phỏng to, loét v.v… Đối với một số bệnh nhân phản ứng mạnh, tổn thương không chỉ tại vùng tiếp xúc mà còn lan ra các vùng khác trong cơ thể, hoặc có thể phát sốt. Nếu loại trừ được ngay dị ứng nguyên hoặc điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi trong vài ngày hoặc 1-2 tuần.

Trường hợp mạn tính do tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài, vùng da bệnh sần sùi, dày lên, chàm hóa. Cảm giác chủ quan nóng, ngứa, nặng thì đau. Một số ít có sốt, sợ lạnh, đau đầu, buồn nôn, rêu lưỡi vàng dày, mạch Hoạt Sác.

Chẩn Đoán Phân Biệt

1. Chàm cấp tính: không có tiền sử tiếp xúc rõ, phát bệnh từ từ, tổn thương da đa dạng, tái phát nhiều lần...

2. Đơn độc ở mặt: không có tiền sử tiếp xúc, vùng bệnh nóng đỏ sưng đau mà không ngứa, triệu chứng toàn thân nặng, sốt cao, phát lạnh run, đau đầu...

Điều Trị

1. Uống thuốc theo biện chứng luận trị chia làm 2 loại:

a - Phong nhiệt: vùng tổn thương ban đỏ, sẩn, bờ rõ, ngứa, sốt, bứt rứt, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, sơ phong, chỉ dưỡng. Dùng bài Ngân Kiều Tán hoặc Tiêu Phong Tán gia giảm.

b ~ Huyết nhiệt: tổn thương rộng, đỏ tươi hoặc đỏ sẩm, mụn phỏng loét, chảy nước, đau nhiều, sốt cao, khát nước, chất lưỡi đỏ thẩm, mạch Huyền Sác hoặc Hoạt Sác.

Điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Dùng bài Thanh Ôn Bại Độc Ẩm gia giảm.

- Gia giảm: da tím đỏ đau nhiều thêm Sinh địa, Đơn bì, Bạch mao căn tươi. Sốt cao, khát nước thêm bột Sừng trâu, Sinh thạch cao; Da mụn nước thêm Tỳ giải, Thổ phục linh, Ý dĩ...

2. Thuốc dùng ngoài:

a - Thuốc bôi: dùng Tam Hoàng Tẩy Tễ hoặc Tam Thạch Thủy bôi ngoài, ngày 2-3 lần, dùng cho chứng có hồng ban, sẩn.

b - Đắp thuốc nước: dùng Hoàng bá 20g, Sinh địa du 30g, Thổ đại hoàng 20g, sắc nước nguội đắp; dùng cho chứng sưng hoặc loét có tiết dịch nhiều.

c - Trường hợp khô đóng vảy, dùng sữa hoặc cao Thanh đại đắp ngoài, ngày 3-4 lần.

3. Bài thuốc kinh nghiệm:

(I) Lá rau Sam tươi 250g sắc nước chia làm 2 lần uống nóng, đồng thời, dùng nước rau sam tươi giã nát, thêm 2,5% Băng phiến bôi, ngày 4-6 lần.

(2) Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thương truật lượng bằng nhau tán bột làm viên nặng 0,3g, mỗi lần uống 10 viên, ngày uống 3 lần.

Dự Phòng Và Điều Dưỡng

1 Tránh tiếp xúc những chất nghi ngỏ gây dị ứng. ~

2. Chế độ ăn tránh những cay nóng, tanh.

3. Không dùng nước nóng, nước xà bông để rửa.

4. Nếu chất gây dị ứng có liên quan đến nghề nghiệp, cần có biện pháp phòng hộ.

VIÊM THẦN KINH NGOẠI BIÊN

(Đa Phát Tính Thần Kinh Viêm)

Đa Phát Tính Thần Kinh Viêm còn gọi là Chu Vi Thần Kinh Viêm.

Là loại bệnh đầu ngón tay chân có cảm giác tê, giảm các giác.

Đông y dựa vào chứng trạng biểu hiện, cho rằng do thấp tà lưu chú ở tứ chi, kinh lạc bị trở trệ, khí huyết ứ trệ gây nên.

Nguyên Nhân

Thường do cảm nhiễm, bị tổn thương, trúng độc, dinh dưỡng kém gây nên. Tuy nhiên do cảm nhiễm (cảm cúm, quai bị, nhiễm siêu vi…) và trúng độc (chì, Kali, rượu…) thường gặp nhiều hơn.

YHCT căn cứ vào chứng trạng biểu hiện, cho rằng do thấp tà lưu ở tay chân, kinh lạc bị ngăn trở, khí huyết ứ trệ gây nên bệnh.

Bệnh có liên hệ với Tỳ vì Tỳ chủ tứ chi. Nếu Tỳ không vận hoá được thì thấp trọc đình trệ lại, làm cho công năng vận hành khí huyết của các kinh lạc bị ngăn trở gây nên bệnh.

Triệu Chứng

Lúc đầu chân tay có cảm giác tê trướng hoặc đau nhức và như kiến bò, về sau cảm giác đó lan ra khắp người. Cảm giác ở các đầu chi giảm dần, có khi mất hẳn cảm giác, khó vận động, cơ nhục teo, cổ tay hoặc cổ chân bại, liệt, phản xạ gân yếu đi hoặc mất đi, da có cảm giác lạnh, nhiều mồ hôi hoặc không mồ hôi. Đặc điểm là phát bệnh cả hai bên cơ thể và chứng trạng ở đầu chi rõ hơn là gốc chi. Nếu viêm thần kinh do trúng độc chất chì thường thấy cổ tay bị bại xụi. Trúng độc chất Kali thì chi dưới thường bị tổn thương, đau dữ dội, cảm giác bị giảm hoặc mất đi. Nếu viêm thần kinh do thiếu sinh tố B1 thì cảm giác và vận động ở chi dưới thường nặng hơn ở tay, cơ bắp chân ấn rất đau.

Điều trị:

+ Sơ kinh hoạt lạc. Huyệt chính: Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc (chi trên), Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Tam âm giao (chi dưới).

Huyệt phụ: Bát tà, Dương trì, Dưỡng lão, Hậu khê, Thiếu hải, Thái bạch, Lậu cốc, Yúc Tam Lý, Giải khê, Bát phong.

Có thể châm mỗi ngày một lần. Bệnh nhẹ 2 ngày châm một lần, liên tục 15 ngày đến 1 tháng. Kích thích vừa (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Tay tê, không có cảm giác: Khúc trì, Chi câu, Nhu hội, Uyển cốt, Trử liêu (Tư Sinh Kinh).

+ Hai chân dại: Dương phụ, Dương giao, Tuyệt cốt, Hành gian, Côn lôn, Khâu khư (Châm Cứu Đại Thành).

+ Đa phát tính thần kinh viêm:

Tổ I: Khúc trì thấu Thiếu hải, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền, Giải khê thấu Thân mạch.

Tổ II: Nội quan thấu Ngoại quan, Hợp cốc thấu Lao cung, Hoa đà giáp tích (Lưng, đùi).

Tổ III: Thủ tam lý, Dưỡng lão, Thượng liêu, Uỷ trung Huyền chung thấu Tam âm giao.

Kích thích mạnh. Mỗi ngày châm một lần. Ba tổ luân phiên sử dụng. 10-15 ngày là một liệu trình (Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách).

+ Đa phát tính thần kinh viêm: Đại chuỳ, Thân trụ, Chí dương, Quyết âm du, Thận du, Khúc trì, Ngoại quan, Dương lăng, Côn lôn (Trung Quốc Châm Cứu Học).

Nhĩ Châm

+ Vùng tương ứng với vùng bệnh, Thần môn, Giao cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Đầu Châm

+ Chủ yếu dựa theo chứng trạng. Thường dùng: Vận động khu, Cảm ứng khu, Vận động khu (Châm Cứu Học Thượng Hải).


Tổng lượt xem: 305129
Lượt xem trong tháng: 4243
Lượt xem trong ngày: 106
Đang xem: 2

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: