PHẦN II

ĐẦU ĐAU

Đầu đau là chứng trạng của nhiều bệnh từ ngoại cảm đến nội thương, chấn thương... Các cơn đau xẩy ra do các cơ quan nhậy cảm với cảm giác đau ở trong và ngoài sọ não bị kích thích.

YHCT cho là do ngoại tà xâm nhập vào kinh lạc, đưa lên đầu, khí thanh dương bị ngăn trở hoặc do công năng của các tạng phủ bị mất điều hòa, khí huyết hư tổn làm cho não bị hư yếu, thường liên quan đến can, thận, tỳ. Cũng có thể do té ngã, chấn thương hoặc bệnh lâu ngày làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên.

Trên lâm sàng, cần căn cứ vào vị trí đau để liên hệ với các kinh lạc, tạng phủ gây ra đau đầu.

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau: Đau đầu do ngoại cảm và do nội thương.

A- ĐAU ĐẦU DO NGOẠI CẢM:

Thường gặp các thể bệnh sau:

1- Thể phong hàn:

- Triệu chứng: Thường đau sau khi cảm phải gió lạnh, đau cả lưng gáy, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.

- Phép trị: Sơ phong tán hàn.

Dược: dùng bài Xuyên Khung Trà Điều Tán gia giảm.

- GT: Trong bài, Xuyên khung Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Bạch chỉ, Tế tân lấy vị cay, tính ôn để sơ tán phong hàn; Bạc hà vị cay, tính mát cùng dùng để sơ tán phong tà và điều hoà bớt tính nóng của các vị thuốc trên; Cam thảo hoà trung, ích khí, điều hoà các vị thuốc; Lá Trà vị đắng, tính hàn để điều hoà các thuốc cay nóng.

2. Thể phong nhiệt:

Chứng: Đau đầu, đầu căng tức, sốt, sợ gió, mắt đỏ, mặt hồng, khát nước, nước tiểu vàng hoặc táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch Phù Sác hoặc Sác.

Phép trị: Khu phong, thanh nhiệt.

Dược: Khung Chỉ Thạch Cao Thang gia giảm.

Trong bài, Xuyên khung, Bạch chỉ, Cúc hoa, Thạch cao để sơ phong, thanh nhiệt, bỏ Khương hoạt và Cao bản vì 2 vị này vị cay, tính ôn, thêm Bạc hà, Chi tử, Hoàng cầm để sơ phong, thanh nhiệt.

Nếu táo bón thêm Đại hoàng để tả nhiệt, thông trường.

3. Thể phong thấp

- Chứng: Đau nặng đầu, cơ thể nặng nề, ngực tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Nhu hoặc Hoạt.

- Phép trị: Khu phong trừ tbấp.

- Điều trị: Khương Hoạt Thắng Thấp Thang gia giảm.

Khương Hoạt Thắng Thấp Thang (Tỳ Vị Luận): Cảo bản 8g, Chích thảo 4g, Độc hoạt 8g, Khương hoạt 8g, Mạn kinh tử 8g, Phòng phong 8g, Xuyên khung 4g.

- GT: Trong bài dùng Khương hoạt, Xuyên khung, Phòng pbong, Mạn kinh tử, Cảo bản để khu phong, táo thấp.

Nếu thấp tbắng: biẻu hiện bằng ngực tức, chân tay nặng nề, ăn kém: thêm Ý dĩ, Hậu phác, Cbỉ xác, Trần bì, Thương truật để hành khí, táo thấp.

B- ĐAU ĐẦU DO NỘI THƯƠNG

1- Thể can dương thịnh:

- Chứng: Đau đầu căng kèm chóng mặt, có lúc hoa mắt, bứt rứt hay cáu gắt, khó ngủ, ngủ hay giật mình, mặt đỏ, miệng khô, rêu lưỡivàng, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.

- Phép trị: Bình can, tiềm dương, dưỡng âm.

- Điều trị: Tbiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm.

Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Câu đằng 12g, Dạ giao đằng 10g, Đỗ trọng 10g, Hoàng cầm 10g, Ích mẫu 12g, Ngưu tất 12g, Phục thần 12g, Sơn chi 12g, Tang ký sinh 12g, Thạch quyết minh 20g, Thiên ma 8g.

- GT: Trong bài dùng Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình can, tiềm dương, tức pbong; Chi tử, Hoàng cầm thanh nhiệt ở can và tâm; Phục thần, Dạ giao đằng an thần; Thêm Sinh địa, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử dưỡng âm;

Nếu đau đầu nhiều, mắt đỏ, miệng đắng, sườn đau, táo bón, mạch Huyền Sác, thêm Long đởm thảo, Đại hoàng để thanh can, tả hoả.

2. Thể đờm thịnh:

- Chứng: Đau đầu, đầu căng tức, buồn nôn, nôn ra đờm, bụng trướng, ngực đầy tức, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Hoạt.

- Phép trị: Hoá đờm, giáng nghịch.

- Điều trị: dùng bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang gia giảm.

Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang (Tỳ Vị Luận): Bạch truật 12g, Bán hạ 8g, Cam thảo 4g, Phục linh 12g, Thiên ma 8g, Trần bì 8g.

- GT: Trong bài, Bán hạ, Bạch truật. Trần bì, Phục linh Sinh khương ht~á đàm thấp, giáng nghịch chỉ ấu, Thiên ma trỉ đau đầu chóng mặt.

3. Thể huyết ứ:

- Triệu chứng: Đau đầu cố định một chỗ, kéo dài không khỏi, đau như dùi đâm, có thể có tiền sử chấn thương ở đầu.Lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp.

- Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ:

- Điều trị: dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm.

Đào Hồng Tứ Vật Thang (Y Tông Kim Giám):

Đương quy 8g Hồng hoa 2g Sinh địa 8g

Táo nhân 12g Xích thược 8g Xuyên khung 8g

Sắc uống

- GT: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa bổ huyết, hoà huyết; Xích thược, Hồng hoa, Đào nhân tiêu ứ, phá kết. Bệnh thường kéo dài, dùng Đương qui, Sinh địa tư bổ âm huyết.

Khí hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ bổ khí;

Đau nhiều thêm Ngô công, Toàn Yết Địa long để tăng cương hoạt huyết chỉ thống.

Biện chứng luận trị chứng đau đầu ngoài việc phân chia theo các thể bệnh trên còn cần chú ý vị trí đau. Thí dụ:

+ Đau vùng chẩm gáy liên hệ với kinh thái dương pbần lớn chọn dùng các vị Khương hoạt, Cảo bản.

+ Đau vùng trán liên hệ với kinh dương minh: thường dùng Cát căn, Bạch chỉ.

+ Đau 2 bên đầu, vùng tai, liên hệ với kinh thiếu dương: thường chọn dùng Xuyên khung, Sài hồ.

+ Đau ở đỉnh đầu hay ở mắt liên hệ với kinh quyết âm: thường nên dùng Ngô thù, Địa long để dẫn kinh làm tăng hiệu quả trị bệnh.

Ngoài ra có loại đau nửa đầu gọi là thiên đầu th~ng, đau đột ngột và đau dữ dội hoặc bên trái boặc bên phải, hết đau người trở lại bình thường, phần lớn thuộc phong nhiệt ở kinh can, trị dùng các loại thuốc bình can tức phong như Xuyên khung, Bạch chỉ, Cao bản, Địa long, Toàn yết, Thiên ma, Cúc hoa.

Nhiệt thịnh thêm Chi tử, Hoàng cầm, Long đởm tbảo, Đơn bì.

Đờm nhiều thêm Trần bì, Đởm nam tinh.

Bệnh lâu ngày, có triệu chứng huyết ứ nên thêm Đơn sâm, Xích thược để hoạt huyết hoá ứ.

CHÂM CỨU TRỊ ĐẦU ĐAU

(Theo sách ‘Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn’)

1- Đầu đau do Phong Nhiệt

- Phép trị: Sơ phong, thanh nhiệt. Châm tả.

- Huyệt dùng: Phong phủ + Phong trì + Ngoại quan + Thái dương.

Nếu đau vùng trước đầu, thêm Thượng tinh, Án đường.

- GT: Phong phủ là huyệt hội của mạch Đốc với mạch Dương duy và kinh Thái dương, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt; Phong trì là huyệt hội của kinh túc Thiếu dươnớiiii mạch Dương duy và mach Dương kiều để khử phong; Ngoại quan tán phong, giải biểu; Thượng tinh sơ thông kinh khí của mạch Đốc; Thái dương, Ấn đường để tuyên tiết khí huyết ủng trệ ở đầu, giảm đau.

2- Đầu đau do Phong Hàn

- Phép trị: Sơ tán phong hàn. Châm bình bổ, bình tả hoặc thêm cứu ấm.

- Huyệt dùng: Đại chùy + Phong phủ + Liệt khuyết. Thêm Côn lôn.

- GT: Đại chùy là huyệt hội của các kinh dương để sơ thông dương khí, tán hàn ở biểu; Phong phủ khứ phong; Liệt khuyết tuyên phế khí, khí được tuyên thông thì phong tà sẽ hết; Côn lôn sơ tiết khí của kinh túc thái dương, tán phong, hoạt lạc, chỉ thống.

3- Đầu đau do Phong Thấp

- Phép trị: Sơ tán phong thấp.

- Huyệt châm: Phong phủ, Đại chùy, Phong long, Đầu duy. Thêm Âm lăng tuyền, Tam âm giao. Châm tả.

- GT: Phong phủ để tán phong; Đại chùy sơ thông khí của các kinh dương, giải phong thấp ở phần biểu; Phong long hóa đờm thấp. Hợp với Âm lăng tuyền, Tam âm giao để làm cho phong thấp được thanh, dương khí được thanh, chỉ thống.

4- Đầu dau do Phong Hỏa

- Phép trị: Sơ tán phong hỏa. Châm tả.

- Huyệt châm: Phong trì, Hợp cốc, Đại đôn, Hành gian.

. Đau nửa đầu: thêm Hiệp khê, Suất cốc.

. Đỉnh đầu đau: thêm Thông thiên, Bá hội.

- GT: Phong trì, Hợp cốc để tán phong, thanh nhiệt; Đại đon, Hành gian để tiết can hỏa; Hiệp khê để sơ tiết đởm hỏa; Suất cốc để sơ thông kinh khí của kinh Thiếu dương; Thông thiên, Bá hội trị đỉnh đầu đau.

5- Đầu dau do Khí Hư

- Phép trị: Bổ trung, ích khí. Châm bổ + cứu.

- Huyệt châm: Khí hải, Quan nguyên, Túc tam lý, Bá hội. Phối hợp với Thái bạch.

- GT: Khí hải, Quan nguyên để bổ nguyên khí; Túc tam lý, Thái bạch để kiện tỳ vị, bổ trung khí; Bá hội thăng khí lên, thanh dương.

6- Đầu đau do Huyết Hư

- Phép trị: Bổ ích tâm tỳ. Châm bổ + cứu.

- Huyệt châm: Tâm du, Cách du, Tỳ du, Túc tam lý. Phối hợp với Khí hải.

- GT: Tâm du bổ ích tâm khí; Cách du bổ huyết; Tỳ du hợp với Túc tam lý để điều lý tỳ vị; Khí hải để bổ nguyên khí theo ý ‘Khí có thể sinh huyết’.

7- Đầu đau do Can Thận Hư

- Phép trị: Tư can, bổ thận. Châm bổ.

- Huyệt châm: Can du, Thận du, Thái khê, Tam âm giao. Thêm Toàn trúc, Ngư yêu.

- GT: Can du, Thận du để bổ can thận, ích não tủy; Thái khê bổ thận thủy; Tam âm giao điều bổ 3 kinh âm ở chân (Can, Thận, Tỳ); Toàn trúc, Ngư yêu là huyệt cục bộ để điều kinh khí của bản kinh, giảm đau.

8- Đầu đau do Đờm Quyết

- Phép trị: Địch đờm, giáng nghịch. Châm tả.

- Huyệt châm: Trung quản, Phong long, Đầu duy, Thái dương.

- GT: Trung quản để điều vị, lý khí, giáng nghịch; Phong long giáng vị, hóa đờm trọc; Đầu duy, Thái dương để điều lý huyết tại chỗ, chỉ thống; Bá hội thăng thanh dương, khai khiếu, tỉnh đầu, mắt; Âm lăng tuyền khứ thấp ở tỳ trừ đờm trọc.

THAM KHẢO

+ Đầu Thống Tán (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):Toàn yết, Ngo công đều 10g, Cương tằm 20g. tán bột. Mỗi lần uôgs 2 – 3g, ngày 3 lần, với nước ấm.

Tác dụng: Tức phong, định kinh, tuyên tán, chỉ thống. Trị đầu đau lâu ngày.

ĐẦU GỐI ĐAU

(Tất Bộ Nhuyễn Tố Lạc Tổn Thương - Arthritis Of The Knee)

Đại cương

Đầu gối đau là tên gọi chung các chứng đau ơ? các tổ chức mềm ơ? đầu gối, gân cơ, dây chằng, đệm mỡ, sụn ơ? quanh đầu gối.

Trên lâm sàng thường thấy tổn thương ơ? 2 bên dây chằng phụ, dây chằng hình chữ thập và đệm mỡ (bao hoạt dịch) dưới xương đầu gối.

Nguyên nhân

Thường do khớp gối vận động quá mức hoặc bị ngoại thương, lao nhọc gây ra.

Triệu chứng

Vùng gối sưng to, đau nhức, khó vận động, ấn vào thấy đau.

- Nếu tổn thương dây chằng 2 bên thì ấn đau ơ? mấu trong và ngoài xương đùi.

- Nếu tổn thương dây chằng hình chữ thập thì tuy có sưng to nhưng vì điểm tổn thương ơ? hơi sâu nên ấn không thấy đau.

- Nếu đệm mỡ (màng bao hoạt dịch) dưới xương đầu gối bị tổn thương thì thường lâu kho?i, ấn vào 2 bên gân dưới đầu gối thường chỉ đau ê ẩm, chứ không sưng to.

Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thư cân, hoạt lạc.

Thường dùng Nội Tất Nhãn + Ngoại Tất Nhãn (Độc T) + U?y Trung (Bq.40) và A Thị Huyệt.

* Tổn thương dây chằng phụ: lấy A Thị Huyệt làm chính.

* Tổn thương đệm mỡ dưới đầu gối và dây chằng chữ thập thì dùng Nội Tất Nhãn + Ngoại Tất Nhãn và U?y Trung (Bq.40).

Kích thích vừa. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 10 lần là 1 liệu trình.

2- Hiệp Khê (Đ.43) + Dương Quan (Đ.33).

Hoặc Gia?i Khê (Vi.41) + Khâu Khư (Đ.40) + Thái Bạch (Ty.3) (Thiên Kim Phương).

3- Độc T (Vi.35) + Tất Quan (C.7) + (Túc) Tam Lý (Vi.36) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .

Hoặc Độc T (Vi.35) + Tỳ Quan + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (mặt tê, mất ca?m giác).

Hoặc Khúc Tuyền (C.8) + Tất Quan (C.7) (mặt trong đau) (Tư Sinh Kinh).

4- Tam Lý (Vi.36) + Huyền Chung (Đ.39) + Nhị Lăng (Dương + Âm Lăng Tuyền) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Đại Toàn).

5- Tất Quan (C.7) + U?y Trung (Bq.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Thị (Vi.33) (Châm Cứu Đại Thành).

6- Dưỡng Lão (Ttr.6) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Côn Lôn (Bq.60) (Châm Cứu Đại Thành).

7- Lương Khâu (Vi.34) + Độc T (Vi.35) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Dương Quan (Đ.33) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

8- Lương Khâu (Vi.34) + Quan Cốt + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

9- Nhóm 1: Âm Giao (Nh.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Lương Khâu (Vi.34).

Nhóm 2: Huyết Ha?i (Ty.10) + Lương Khâu (Vi.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9).

Nhóm 3: Tất Dương Quan (Đ.33) + Lương Khâu (Vi.34) + Độc T (Vi.35) + Huyết Ha?i (Ty.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

10- Âm Cốc (Th.10) + Khúc Tuyền (C.8) + Quan Thố. Hoặc Lương Khâu (Vi.34) + Tất Dương Quan (Đ.33) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (C.7) + Lý Ngoại + Hạc Đỉnh + Hậu Dương Quan (Châm Cứu Học HongKong).

ĐIẾC

Đại cương

Điếc là trạng thái mất khả năng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài đưa vào.

YHCT gọi là Nhĩ Tủng, Tủng Nhĩ, Nhĩ Lung.

Phân loại

Theo chuyên khoa, Điếc gồm 3 loại:

+ Điếc Dẫn Truyền: Hệ thống dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào (vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương, không làm được chức năng dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào trong tai.

+ Điếc Tiếp Nhận: Tuy bộ phận dẫn truyền âm thanh vẫn dẫn được vào bộ phận tiếp nhận (TK mê đạo ở tai trong, hệ thống tiếp nhận ở TK Trung ương), nhưng bộ phận này vị trở ngại, không tiếp nhận được.

+ Điếc hỗn hợp: Cả hai hệ thống dẫn truyền và tiếp nhận đều bị tổn thương nhưng:

. Nếu hệ thống dẫn truyền bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp Dẫn Truyền.

. Nếu hệ thống tiếp nhận bị tổn thương nhiều thì gọi là Điếc Hỗn Hợp Tiếp Nhận.

Nguyên nhân

+ Điếc Dẫn Truyền: Thường do bệnh ở tai ngoài và tai giữa: Nút dái tai (dái tai nhiều, cứng, bít hết ống tai), màng nhĩ bị viêm, thủng, Tai giữa viêm, Vòi Eustachi tắc, khớp xương nhỏ bị trật.

+ Điếc Tiếp Nhận: Thường do bệnh ở tai trong hoặc thần kinh.

. Nhiễm độc thuốc (Salixylat, Quinin, Stretomycine quá liều).

. Ngộ độc rượu, thuốc lá, nước chè đặc…

. Nhiễm virus, vi khuẩn…

. Rối loạn thần kinh ở não, não viêm, thấp khớp, điếc nghề nghiệp (làm việc nơi quá ồn…).

. Các yếu tố nội sinh: Urê máu cao, Cholesterol tăng…

. Do rối loạn tuần hoàn nội tiết.

c- Điếc hỗn hợp: gặp trong điếc nơi người già, tai bị xơ, xốp, màng nhĩ xơ…

Chẩn đoán

Chẩn đoán điếc không khó nhưng muốn xác định điếc loại gì và điếc ở mức độ nào thì cần phải thử.

Có hai cách thử:

+ Thử bằng lời nói: Tai bình thường nghe rõ tiếng nói thì thầm ở xa 5 mét.

+ Thử bằng âm thanh: Dùng bộ âm thoa với các tần số khác nhau, gõ cho rung lên, phát thành âm, rồi đo thời gian nghe được của người bệnh theo cả đường không khí và đường dẫn truyền.

+ Thử bằng máy đo thính lực: Đây là phương pháp đo hiện đại và tương đối chính xác nhất để biết người bệnh điếc loại gì, nghe kém ở tần số nào, nặng đến đâu, chữa được cách nào…

Triệu chứng lâm sàng

Theo YHCT, trên lâm sàng thường hay gặp hai loại điếc sau:

I- Điếc do Đờm Hoả Thượng Xung

Chứng: Bỗng nhiên điếc nặng, tâm phiền, hay tức giận, lưỡi đỏ, khô, mặt đỏ, miệng đắng, mạch Huyền. Thường gặp trong các hội chứng điếc do các bệnh ở tai giữa (ráy tai bít ống tai, tắc vòi Eutaschi, viêm tai giữa…).

Nguyên nhân: chủ yếu do Hoả của Đởm bốc lên các không khiếu.

Điều trị: Thanh Đởm hoả, thông khiếu. Dùng bài:

Long Đởm Thang (24), Nhĩ Tủng Tán (34), Thông Thánh Tán (57), Thông Khí Tán I (53), Thông Khí Tán II (54).

CHÂM CỨU

+ Ế phong, Phong trì, Trung chử, Phong long, Hành gian. Kích thích vừa phải. Cách một ngày châm một làn. 10- 15 ngày là một liệu trình (Châm Cứu Học Thượng Hải).

(Vì hai kinh Thiếu dương (Đởm, Tam tiêu) vận hành vòng quanh tai, do đó, dùng các huyệt của kinh Đởm và Tam tiêu để sơ thông khí Thiếu dương. Lại tả huyệt Thái xung và Khâu khư là Nguyên huyệt của Can và Đởm để tả bớ hoả thịnh của Can và Đởm).

+ Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thái xung, Khâu khư (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

+ Nhĩ môn, Ế phong, Phong trì, Thính hội, Thính cung, Hiệp khê (Thần Ứng Kinh).

+ Thanh Can, tả hoả, cổn đờm, thông khiếu. Châm Ế phong, Thính hội, Trung chử, Hiệp khê.

. Nếu do hoả ở Can Đởm, thêm Thái xung, Khâu khư.

. Nếu do đờm nhiệt uất kết, thêm Phong long, Lao cung.

(Vì 2 đường kinh thủ và túc Thiếu dương vận hành phía trước và sau tai, vì vậy dùng Trung chử, Ế phong (thủ Thiếu dương), Thính hội, Hiệp khê (túc Thiếu dương) để sơ đạo khí thiếu dương. Đây là phép phối hợp huyệt gần và xa, thông trên đạt dưới. Can Đởm hoả thịnh, phối thêm Nguyên huyệt của Can kinh là Thái xung và Nguyên huyệt của Đởm kinh là Khâu khư để thanh tiết hoả của Can và Đởm). (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học)

NHĨ CHÂM

. Tai, Tai trong, Thần môn, Thận, Nội tiết, Chẩm. Mỗi ngày châm một lần, kích thích vừa phải, 10 – 15 ngày là một liệu trình (Châm Cứu Học Thượng Hải).

. Thận, Tai trong, Tai ngoài, Sau đầu (Châm Cứu Học HongKong).

II- Điếc Thể Âm Hư

Chứng: Điếc nặng dần, mệt mỏi, lưng đau, lưng mỏi, sắc mặt xám đen.

Nguyên nhân: Do Thận âm hư không đủ thấm nhuần các khiếu. Tương đương với thể Điếc nơi người già do hư yếu.

Điều trị: Tư âm, bổ Thận, thông khiếu, dục âm, tiềm dương.

DƯỢC

- Thận heo 1 cặp, bỏ màng, thái nhỏ, Gạo nếp 20g, Hành sống 2 nhánh, Giới bạch 7 cái, Nhân sâm 2g, Phòng phong 0,4g. Nấu thành cháo ăn, 2 – 3 ngày ăn một lần (Thần Phương Hoa Đà).

- Gà trống đen 1 con (khoảng ½ Kg), rửa sạch, đổ chừng 3 lít rượu, nấu chín. Mỗi tuần ăn hai lần. Ăn nhiều lần sẽ có hiệu quả (Thần Phương Hoa Đà).

- Toàn yết 49 con (bỏ đuôi, chân, luộc giấm, sao với muối cho bớt độc).

Gừng sống lượng bằng với Toàn yết.

Sao khô, tán bột hòa với rượu uống hết một lần cho say. Sáng hôm sau nghe trong tai có tiếng như đàn sáo là khỏi (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

- Xạ hương, lấy một ít thổi vào tai rồi dùng củ Hành giã nát, cho vào miếng vải mỏng nhét vào lỗ tai để bịt lại (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

- Não tủy cá Chép sống, hấp nóng cho chảy dầu ra, lấy đầu đó nhỏ vào tai (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

- Mai Mực (Hải phiêu tiêu) 8g, tán bột, Thận heo 2 cái, bổ đôi, bỏ hết gân màng, cho thuốc vào, buộc lại, lấy đất bọc lại, nướng cho chín, ăn, không thêm gia vị gì cả (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

- Lấy 6 giọt nước đái con Rùa nhỏ vào lỗ tai kèm lấy Ngó sen nấu cháo ăn.

[Cách lấy nước đái rùa: Bắt con rùa, để trên gương soi, rùa thấy bóng mình sẽ đái ngay] (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

- Củ Ráng bay (Tổ phượng) tán bột, cho vào trong Thận heo, nướng chín, ăn lúc bụng đói (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

CHÂM CỨU

+ Ế phong, Phong trì, Trung chử, Thận du, Thái khê. Kích thích vừa phải. Cách một ngày châm một lần, 10 – 15 ngày là một liệu trình (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Ế phong, Thính hội, Hiệp khê, Trung chử, Thận du, Quan nguyên (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

+ Bổ ích Thận tinh. Châm bổ Ế phong, Thính hội, Thận du, Quan nguyên, Thái khê.

(Thận khai khiếu ở tai, hư chứng thì trị ở Thận, Thận hư thì tinh khí không đưa lên tai được, vì vậy dùng huyệt Thận du, Quan nguyên, Thái khê để bồi Thận, cố bản, điều bổ Thận khí; Phối hợp với Ế phong (thủ Thiếu dương) Thính hội (túc Thiếu dương) để sơ đạo kinh khí của kinh Thiếu dương, làm cho tinh khí đưa lên tai (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

NHĨ CHÂM

. Tai, Tai trong, Thần môn, Thận, Nội tiết, Chẩm. Kích thích vừa, ngày 1 lần. 10 – 15 ngày là một liệu trình (Châm Cứu Học Thượng Hải).

. Thận, Sau đầu, Tai trong, Tai ngoài (Châm Cứu Học HongKong).

3- Điếc Do Tiên Thiên Suy Yếu

Chứng: Cả hai lỗ tai hoàn toàn không nghe rõ, thường kèm không nói được.

Điều trị: Thông lạc, khai khiếu, trị điếc làm chính.

Châm Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội, Ế phong, Trung chử, Ngoại quan (Ế phong, Nhĩ môn, Trung chử, Ngoại quan thuộc kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, Thính cung thuộc thủ Thái dương Tiểu trường, Thính hội thuộc túc Thiếu dương Đởm để sơ đạo kinh khí của kinh Thiếu dương, thông khiếu, làm cho tai nghe rõ) (Trung Y Cương Mục).


Theo dòng sự kiện :
PHẦN IV
PHẦN III
PHẦN I
Tổng lượt xem: 305278
Lượt xem trong tháng: 4392
Lượt xem trong ngày: 4
Đang xem: 2

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: