TIÊU KHÁT

Đại Cương:

Bệnh thuộc phạm trù chứng ‘Tiêu Khát’, theo y học cổ truyền.là một bệnh nội tiết mà triệu chứng chủ yếu là đái nhiều do sự rối loạn chức năng của hệ vùng dưới đồi (Hypothalamus - Tuyến yên) dẫn đến cơ thể thiếu chất tiết tố kháng lợi niệu, chức năng tái hấp thu nước của tiểu quản thận suy giảm gây nên tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu giảm, khát nước và uống nhiều nước đưa đên đái tháo nhạt. hoặc do tuyến tuỵ suy giảm tiết Insulin không hạ được đường huyết làm lượng đường tăng cao trong máu bài tiết  qua nước tiểu  gây hiện tượng đái nhiều , đói nhiều, khát nhiêù , sút cân nhanh.
 Nguyên nhân
Theo y học cổ truyền, chứng đái tháo nhạt có liên quan đến Phế, Tỳ (vị) và Thận, có thể hiểu cơ chế sinh bệnh như sau: Phế chủ khí, thông điều thủy đạo, trường hợp phế âm không đủ, phế cơ mất chức năng thăng giáng, thủy dịch trong cơ thể không được phân bổ đều khắp cơ thể mà xuống trực tiếp vào bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và lượng nhiều. Tỳ chủ vận hóa, tỳ khí kiêm chức năng vận hóa thủy dịch, nếu chức năng này suy giảm, nước không giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang ra ngoài. Mặt khác tỳ khí kém cũng dẫn đến phế khí suy mà không thông điều được thủy đạo. Thận chủ thủy, thận khí suy thì chức năng khí hóa rối loạn, bàng quang không được chế ước nên tiểu nhiều. 
Triệu chứng lâm sàng: 
  A. ĐÁI THÁO NHẠT : bắt đầu có thể từ từ hoặc đột ngột, lượng nước tiểu rất nhiều có thể từ 5000ml - 10.000ml trong 24 giờ, tỷ trọng thường thấp từ 1.001 – 1.005, tiểu trong, do nước tiểu nhược trương mà thẩm thấu áp huyết tương thường tăng nhẹ nên bệnh nhân uống nhiều nước mà thích uống nước lạnh. Nếu cho uống đủ nước, nhiều bệnh nhân cơ thể không bị ảnh hưởng gì, ngoài việc thèm uống và khát. Trường hợp thiếu nước không kịp bổ sung, sẽ xuất hiện trạng thái mất nước nghiêm trọng, áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao cùng với nồng độ Natri huyết thanh tăng cao nhiều dễ gây tử vong. Trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày, dung tích bàng quang tăng mà số lần tiểu có thể giảm.
Chẩn đoán bệnh: Chủ yếu dựa vào:
1. Triệu chứng lâm sàng: Tiều nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, nước tiểu trong như nước lạnh, tỷ trọng thấp, khát nước, uống nhiều.
2. Thử nghiệm nhịn uống: vì nguyên nhân bệnh là do thiếu chất hormon kháng lợi niệu (ADH) nên lượng nước tiểu vẫn nhiều và tỷ trọng nước tiểu vẫn thấp.
3. Thử nghiệm nước muối ưu trương: Sau khi chích nhỏ giọt nước muối ưu trương, lượng nước tiểu vẫn không giảm, tỷ trọng nước tiểu vẫn thấp. Thông thường cần phân biệt chẩn đoán với bệnh tiểu đường (xét nghiệm Gluco máu cao, Gluco nước tiểu dương tính...).
Điều Trị
1. Biện chứng luận trị: Nguyên tắc chung điều trị bệnh đái tháo nhạt chủ yếu là bổ hư. Bệnh biểu hiện chủ yếu là âm hư nhưng trường hợp mắc bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dương hư. Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh và biện chứng luận trị như sau:
1) Phế Vị Âm Hư: khát nhiều thích uống nước lạnh, miệng lưỡi khô, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh dưỡng phế vị.
 Dùng bài ‘Nhân Sâm Bạch Hổ Thang’ gia giảm: Nhân sâm 8 - 10g, Sinh địa 12g, Thiên hoa phấn 12g, Ngọc trúc 12g, Thiên môn, Mạch môn đều 12g, Địa cốt bì, Đơn sâm, Đơn bì đều 12g, Thạch cao (sống) 40 - 60g, sắc trước, Tri mẫu 10g, Cam thảo tươi 4g. Sắc uống.
2) Thận Âm Hư: khát uống nhiều, tiểu nhiều và nhiều lần, lòng bàn chân tay nóng, váng đầu, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư thận, dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân.
Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Sơn dược đều 20g, Đơn bì, Bạch linh, Mạch đông, Thiên hoa phấn, Huyền sâm đều 12g, Tang phiêu tiêu 10g, Sơn thù nhục 12g, Ngũ vị tử 4g, Cam thảo4g.  
3) Thận Dương Hư: Thường bệnh lâu ngày, âm hư dẫn đến dương hư, thường người mệt mỏi, sợ lạnh, uống nhiều, tiểu nhiều, sắc mặt xạm khô, kém tươi nhuận, đau lưng, váng đầu chóng mặt, lưỡi nhợt rêu dày trắng, mạch Trầm Tế.
Điều trị: ôn bổ thận dương. 
Dùng bài Kim Quĩ Thận Khí Hoàn hoặc Lộc Nhung Hoàn gia giảm: Sinh địa 34g, Thục địa 24g, Hoài sơn, Nữ trinh tử, Đơn bì đều 12g, Bạch linh, Trạch tả đều 10g, Phụ tử, Nhục quế đều 6g, Đỗ trọng 15g, Xương bồ 3g, Tang phiêu tiêu 14g.
+ Thục địa 15g, Hoàng kỳ 24g, Sao Sơn dược 30g, Mạch môn, Huyền sâm đều 18g, Sơn thù, Bạch linh, sao Bổ cốt chi, Xnyên Ngưu tất, Nhục thung dung, Địa cốt bì đều 9g, Nhân sâm, Ngũ vị tử đều 6g, Kê nội kim (bột) 3g, bột Lộc nhung (hòa uống) lg.
B. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG : Xuất hiện với 3 triệu chứng  chính khát nhiều , đói nhiều , đái nhiều và người sút cân rất nhanh, Y hoc cổ truyền chia làm 3 thể bệnh.
    - Thể thượng tiêu : Khát nhiều có liên quan đến tạng phế.
    - Thể trung tiêu : đói nhiều  có liên quan đến  tạng Tỳ.
    - Thể hạ tiêu: đái nhiều có liên quan đến tạng thận, 
Trong lâm sàng có thể bệnh lý kết hợp  hai thể hoặc cùng lúc 3 thể là thể nặng nhất 
Chẩn đoán bệnh chủ  yếu nên dựa vào xét nghiêm, đường huyết và đường niệu  là chính , nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ.
Bàn luận: Bệnh đái tháo đường theo y học hiện đại là thứ bệnh suốt đời, dai dẳng khó khỏi. Nhưng qua điều trị đông y, những bệnh nhân được chữa khỏi lâm sàng cũng như khỏi bệnh lý không phải là hiếm. Kinh nghiệm lâm sàng chứng tỏ, muốn chữa khỏi bệnh đái tháo đường, ngoài việc phải chǎm dùng thuốc ra, còn phải chú trọng kiêng kị thì mới đảm bảo thu được hiệu quả, nếu không thì chỉ phí thuốc, mất công không. Vì vậy trong thời gian dùng thuốc  chữa bệnh cần phải luôn luôn nhắc nhở người bệnh chú ý những điều sau đây:
1. Tránh sinh hoạt vợ chồng: Nhất thiết phải nghiêm khắc khống chế giao hợp, phải kiêng kị trong 1-2 nǎm.
2. Cẩn thận việc ǎn uống: Ǎn ít thực phẩm có chất béo, ngọt, dầu mỡ và các thức có tính chất kích thích, nhất là bớt ǎn chất tinh bột.
3. Tránh giận dữ: Giữ người bệnh ở tâm trạng thanh thản, cấm để lâm vào trạng thái tức giận.
4. Thích ứng với độ lạnh ấm của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
5. Hoạt động thích hợp, tránh làm việc quá mệt.
Điều trị :
1 . Âm hư dương kháng  ( Thượng tiêu )
Cách trị: Dưỡng âm sinh tân chỉ khát.
Dùng bài Tư khảm ẩm gia giảm.
Công thức: Đại sinh địa 50g, Sơn du nhục 15g, Hoài sơn dược 15g, Phi ngọc trúc 15g, Nữ trinh tử 15g, Cam câu kỉ 15g, Thốn mạch đông 15g, Địa cốt bì 30g, Ô mai nhục 10g, Súc sa nhân 5g (tán bột chiêu uống nhiều lần với thuốc) Sinh cam thảo 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống thuốc xong, nếu đường huyết, đường niệu chỉ giảm chậm thì có thể thêm Nguyên sâm, Hoàng tinh, Thạch hộc; Nếu bệnh tình kéo dài mà không chữa, đã bước sang trạng thái Âm tổn đến dương, chứng Tam tiêu không rõ rệt lắm, sợ rét, thần kinh suy nhược thì thêm 15g Phụ phiến (chín)(sắc trước), Nhục quế 8g.
2.  Tì âm bất túc.  ( Trung tiêu )
Bàn luận: Chứng tiêu khát là do tì âm không đủ gây nên. Lại bảo Sinh địa, Hoài sơn dược đại bổ tì âm, nên bài thuốc trên trọng dụng chúng. Thiên hoa phấn tiêu nhiệt tốt cho thượng tiêu, trung tiêu mà lại chống khát. Thạch hộc giáng hòa cho trung tiêu mà ích vị. Tri mẫu làm cứng âm cho hạ tiêu mà trừ nhiệt. Sa sâm, Mạch đông để trị phế vị. Trạch tả lợi thủy, dẫn nhiệt trọc. Ngũ vị tử liễm âm mà sinh tân. Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho rằng các vị thuốc Địa hoàng, Hoài sơn dược, Trạch tả, Nhân sâm ở các mức độ khác nhau đều có tác dụng giảm đường huyết. Bởi vậy phối hợp như trên đã thu được hiệu quả tốt.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, sinh nhuận, chống khát.
Dùng bài Trị tiêu chỉ khát thang.
Công thức: Sinh địa 30g, Hoài sơn 30g, Thiên hoa phấn 20g, Thạch hộc 20g, Tri mẫu 20g, Sa sâm 15g, Mạch đông 15g, Trạch tả 12g, Ngũ vị tử 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Nếu thấy rất đói và khát thêm: Thạch cao (sống), Hoàng liên; nếu khí hư nặng thêm Nhân sâm, Hoàng kì; âm tổn cập dương thì thêm Phụ phiến, Nhục quế.
3. âm hư. ( hạ tiêu )
Bàn luận: Tiêu khát phần lớn bởi dương minh táo nhiệt mà ra. Chứng này do bệnh lâu ngày thương tổn đến âm, vị nhiệt bốc lên, dịch âm bị hỏa đốt, âm huyết hư nên không thểứ làm nhuận da thịt thông huyết hải. Tức là chất dinh dưỡng không được hấp thụ, sử dụng đường thóat ra theo nước tiểu nên máu không có gì nuôi sống da thịt gày gò, 
Cách trị: Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt.
Dùng bài Giáng đường ẩm (hoàn).
Công thức: Ngũ vị tử 12g, Mạch đông 12g, Sơn dược 30g, Sinh địa 30g, Nguyên sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Thương truật 6g, Thạch cao 60g, Nhân sâm 9g, (hay Đảng sâm 30g), Ký quả 9g, Hà thủ ô 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. uống thuốc cho đến khi đường niệu chuyển sang âm, sau đó các vị thuốc trên có thể chế thành hoàn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 9g. 
Dùng bài Sinh tân nhận táo ẩm.
Công thức: Thạch cao (sống) 60g, Đại sinh địa 30g, Mỗi ngày 1 thang, sắc uống thay trà. Có thể cho thêm Thiên hoa phấn. Thạch hộc để dưỡng vị âm.


Tổng lượt xem: 304849
Lượt xem trong tháng: 3963
Lượt xem trong ngày: 66
Đang xem: 2

 

 
Dan Phuong传统东方医学产品 
网站内容仅供参考
未经医生同意,患者不得擅自使用该信息进行治疗
版权所有 © 2014 属于 Dan Phuong传统东方医学
地址: